YouMed

Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú THÁI VIỆT NGUYÊN
Tác giả: ThS.BS Thái Việt Nguyên
Chuyên khoa: Nội tiêu hóa

Trong xã hội hiện đại, tỷ lệ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản ngày càng gia tăng. Vậy bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm đến sức khỏe? Bệnh này để lại những hậu quả như thế nào cho cơ thể? Bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Thái Việt Nguyên sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết để bạn hiểu rõ hơn về những biến chứng của bệnh, cũng như một số phương pháp phòng tránh.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược thực quản là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi…) trào ngược lên thực quản. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Hiện tượng này có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đặc biệt, hiện tượng này xảy ra nhiều sau khi ăn no. Hiện tượng trào ngược dịch dạ dày xảy ra lâu ngày sẽ gây viêm loét thực quản và nhiều hệ lụy liên quan.

Một số biểu hiện điển hình của trào ngược dạ dày: ợ nóng, nuốt khó, nuốt đau, đau họng, ho, tức ngực.

Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Một số người khi có những biểu hiện này thường chủ quan và không đi khám bác sĩ, tình trạng này xảy ra lâu ngày để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Một số hệ lụy nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như:

1. Viêm đường hô hấp

Niêm mạc phổi, họng và mũi xoang rất nhạy cảm. Khi bị trào ngược, chỉ cần một lượng nhỏ axit cũng có thể làm tổn thương niêm mạc những vùng này.

Triệu chứng là ho kéo dài nhưng khi điều trị theo hướng bệnh phổi thông thường thì không thuyên giảm. Một số người bị khàn tiếng do dây thanh quản trong cổ họng bị tổn thương lâu ngày và dày lên.

Giữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản và hen suyễn cũng có mối liên hệ mật thiết. Ngoài ra, cũng có trường hợp người bệnh trào ngược bị mòn răng, viêm tai…

2. Hẹp thực quản

Một biến chứng khác của trào ngược là viêm thực quản rồi dẫn đến loét, hẹp thực quản. Dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm. Biến chứng viêm có thể làm người bệnh gặp các hệ quả như: khó nuốt, nuốt đau (odynophagia), đau ngực.

Đặc biệt, người bệnh bị đau phía sau xương ức khi ăn uống, buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, xơ hóa do viêm có thể làm thực quản dày lên và hẹp dần dần.

3. Barret thực quản

Thực quản sẽ bị viêm với nhiều mức độ khác nhau gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Biến chứng nặng nề nhất lên thực quản là “Barrett thực quản”. Đây là tình trạng các tế bào niêm mạc ở vùng thấp thực quản bị biến đổi màu sắc.

Chỉ rất ít người mắc phải Barret thực quản khi bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, nếu đã mắc phải tình trạng này thì đây là dấu hiệu của ung thư thực quản. Đây là một trong những biến chứng rất nguy hiểm của trào ngược dạ dày thực quản.

4. Ung thư thực quản

Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, nếu chủ quan trong quá trình điều trị thì rất dễ dẫn đến ung thư.

Ung thư thực quản thường gặp ở người trên 50 tuổi. Các triệu chứng như nuốt nghẹn, trớ, đau sau xương ức, cảm giác đau dai dẳng, khàn tiếng, ho khạc liên miên, đau ngực. Đôi khi người bệnh sờ thấy hạch to ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả 2 bên. Bệnh nhân sụt cân nhanh, trong vòng 1 tháng có thể sút > 5 kg. Da sạm, khô, các nếp nhăn nổi rõ. Mặt và hai bàn tay có nhiều nếp nhăn nổi rõ và dễ nhận thấy nhất. Bệnh nhân nuốt nghẹn càng nhiều càng biểu hiện rõ tình trạng mất nước mãn tính, suy dinh dưỡng và suy kiệt.

Ung thư thực quản
Ung thư thực quản

Cách phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản?

  • Cần thay đổi chế độ ăn, kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá. Người bệnh nên tránh ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, chua, cay, nước uống có ga. Trái cây tốt cho sức khỏe nhưng cũng có một loại làm cho trào ngược dạ dày thực quản nặng thêm. Một số loại trái cây nên tránh như cam, chanh, bưởi, cà chua, cóc, me. Bạn nên ăn mỗi ngày 1 hũ sữa chua để hỗ trợ tiêu hóa. Các thực phẩm giàu chất xơ như đu đủ, các loại đậu, táo, bơ, bông cải, atiso… tốt cho sức khỏe.
  • Người bệnh không ăn quá no, nên chia làm nhiều bữa, ăn ít hơn, không ăn muộn vào buổi tối. Bạn không nằm sau khi ăn ít nhất, không uống quá nhiều nước trong khi ăn. Nên tránh bữa ăn trễ và ăn nhiều. Sau khi ăn, bạn không nên mặc đồ quá chật để dễ tiêu hóa thức ăn.
  • Khi đi ngủ, đầu nên nằm cao hơn 15cm so với chân. Giảm cân nếu thừa cân, béo phì, ngưng các thuốc kích thích dạ dày.

Các loại thực phẩm tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản

  • Bánh mì, bột yến mạch: loại thực phẩm này rất tốt trong việc giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày. Từ đó giúp người bệnh hạn chế những tổn thương đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Đỗ, đậu: đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ,…chứa hàm lượng chất xơ cao cùng các amino acid… Nên chúng rất tốt cho những người bị trào ngược dạ dày.
  • Đạm dễ tiêu: các loại đạm dễ tiêu như thịt thăn lợn, thịt ngan, thịt lưỡi lợn. Những loại đạm này góp phần giúp trung hòa axit, rất tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày.
  • Sữa chua: sữa chua giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Không những thế trong sữa chua có chứa men lợi khuẩn cải thiện tiêu hóa. Người bị trào ngược dạ dày nên sử dụng sữa chua hàng ngày, tuy nhiên không nên ăn khi đói.
  • Nghệ & mật ong: nghệ, mật ong hỗ trợ điều trị cho người bị trào ngược dạ dày thực quản rất hiệu quả.

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh mạn tính. Nó để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, do vậy khi có triệu chứng nghi ngờ bạn nên đi khám bác sĩ. Đồng thời, bạn cần có chế độ ăn và lối sống lành mạnh để bệnh không tiến triển quá nặng.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người