YouMed

Bệnh u tuyến yên có phải là ung thư?

Dược sĩ PHẠM THỊ THÚY DIỄM
Tác giả: Dược sĩ Phạm Thị Thúy Diễm
Chuyên khoa: Dược

U tuyến yên là khối u lành tính, chậm phát triển. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Một số rủi ro có thể kể đến như: giảm thị lực, mất hormon vĩnh viễn, xuất huyết tuyến yên,… Cùng YouMed tìm hiểu về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. U tuyến yên là bệnh gì?

U tuyến yên là sự tăng trưởng bất thường của khối u trong tuyến yên. Trong một số trường hợp khối u tuyến yên làm cho tuyến yên sản xuất quá nhiều hormone. Một số khối u khác lại ức chế chức năng của tuyến yên. Dẫn đến tình trạng hạn chế sản xuất kích thích tố.

Đa số các khối u tuyến yên lành tính, phát triển chậm, không phải ung thư mà chỉ là u tuyến. U tuyến thường giới hạn trong tuyến yên hoặc các mô xung quanh mà không lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

2. Nguyên nhân gây bệnh u tuyến yên

Cũng như nhiều khối u khác trong não, nguyên nhân xuất hiện u tuyến yên vẫn chưa được xác định rõ. Đa số các trường hợp u tuyến yên đều không có yếu tố liên quan đến di truyền. Nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển u tuyến yên. Hiện nay đã biết được một số khối u tuyến yên có nguồn gốc từ rối loạn di truyền tân sinh đa tuyến nội tiết loại 1 (MEN I).

3. Những ai có thể mắc phải bệnh u tuyến yên

U tuyến yên có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả ở người cao tuổi. Đặc biệt những người có nguy cơ thường thuộc nhóm có tiền sử mắc các vấn đề di truyền, chẳng hạn như nội tiết nhiều, MEN I. Trong bệnh MEN I, nhiều khối u xuất hiện ở các tuyến khác nhau của hệ thống nội tiết. Hiện nay đã có những xét nghiệm di truyền để chẩn đoán các rối loạn này.

4. Triệu chứng u tuyến yên

Không phải khối u tuyến yên nào cũng gây ra triệu chứng. Những khối u hoạt động (kích thích tiết hormon) gây nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, phụ thuộc vào tác động của loại hormon tuyến yên sản xuất. Những khối u không hoạt động (không tiết hormon) thì gây ảnh hưởng do sự phát triển của nó gây áp lực lên phần não điều khiển các cấu trúc khác của cơ thể, chẳng hạn như mắt.

Dấu hiệu của bệnh u tuyến yên phụ thuộc nhiều vào loại nội tiết tố khối u tiết ra và kích thước, vị trí, mức độ phát triển của khối u. Khối u tuyến yên phát triển thường gây ra 3 nhóm dấu hiệu:

1. Rối loạn nội tiết

  • Tăng tiết prolactin làm chậm kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, tiết sữa ở vú. Ở nam giới thì suy giảm chức năng tình dục, cương dương, bất lực.
  • Tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng (GH) làm xuất hiện các biểu hiện: to đầu chi, mắt to, cằm rộng, môi dày, da thô,…
  • U tuyến yên tăng tiết hormon ACTH gây bệnh Cushing thường biểu hiện tăng cân, rạn da ở bụng, đùi, tay… cơ nhão, bụng to, tay chân nhỏ

2. Rối loạn chức năng quan sát

  • Khi u tuyến yên lớn, chèn ép dây thần kinh thị giác gây ra các triệu chứng: nhìn mờ, bán manh (chỉ nhìn được một phía trong hay phía ngoài), giảm thị lực,…

3. Tăng áp lực nội sọ

  • Đau đầu
  • Nôn, buồn nôn
  • Rối loạn ý thức… thậm chí hôn mê.

Khi phát hiện bản thân có những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh, bạn cần ngay lập tức đi khám và điều trị kịp thời để ngăn chặn những biến chứng xấu do khối u gây ra.

5. U tuyến yên có thường gặp không?

Bệnh u tuyến yên rất thường gặp. Theo các nghiên cứu, hiện nay cứ 10 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh u tuyến yên. Tuy nhiên phần lớn những khối u tuyến yên này rất nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt và không cần thiết điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân u tuyến yên phải điều trị chiếm tỷ lệ rất thấp.

6. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh u tuyến yên

Khối u tuyến yên thường lành tính và không lan rộng sang các phần khác của cơ thể. Tuy nhiên, do tuyến yên có vị trí nằm giữa nền não và có chức năng sản xuất hormon điều hòa rất nhiều hoạt động của cơ thể, nên khối u tuyến yên có thể gây ra:

Giảm thị lực: Khối u tuyến yên gây tăng áp lực lên các dây thần kinh thị giác, gây suy giảm thị lực hoặc mất thị lực ở 1 hoặc cả 2 bên mắt.

Thiếu hormone vĩnh viễn: Sự tồn tại của khối u tuyến yên hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến việc sản xuất hormon. Nhiều nguy cơ bạn phải sử dụng các loại thuốc thay thế hormon suốt đời.

Xuất huyết tuyến yên là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Đây là tình trạng khối u bỗng nhiên xuất huyết, chảy máu. Bạn sẽ cảm thấy đau đầu rất trầm trọng. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng, cần phải được điều trị bằng corticosteroid và có thể phải phẫu thuật.

7. Điều trị u tuyến yên

Điều trị các khối u tuyến yên bao gồm loại bỏ khối u hoặc kiểm soát sự tăng trưởng của nó. Trong một số trường hợp để điều chỉnh việc sản xuất hormon, bác sĩ có thể kê thêm thuốc.

Điều trị khối u tuyến yên phụ thuộc vào loại khối u, kích thước và tình trạng phát triển. Tuổi và sức khỏe của người bệnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp điều trị. Về cơ bản, có ba phương pháp:

  • Phẫu thuật
  • Xạ trị
  • Điều trị nội khoa

8. Phòng chống bệnh u tuyến yên

Lối sống sinh hoạt lành mạnh là ưu tiên hàng đầu trong phòng chống bệnh u tuyến yên. Ngoài ra, bạn cần cẩn trọng hơn nếu như trong gia đình có người mắc bệnh. Trong trường hợp này, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để khám và chẩn đoán kịp thời, đề phòng những biến chứng xảy ra.

Bệnh u tuyến yên không phải là ung thư. Đây là khối u lành tính và chậm phát triển. Tuy nhiên bệnh cũng gây khá nhiều triệu chứng ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Khi phát hiện có những dấu hiệu của bệnh, bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, phòng tránh các biến chứng của bệnh.

> > Khi đến gặp bác sĩ Ung bướu hoặc Nội tiết để khám bệnh U tuyến yên, bạn đã biết mình cần chuẩn bị những gì chưa? YouMed sẽ chia sẻ một số thông tin hấp dẫn giúp bạn nhé.

Dược sĩ Phạm Thị Thuý Diễm

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

https://hellodoctors.vn/benh/u-tuyen-yen.html

https://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-khong-the-bo-qua-ve-u-tuyen-yen-n125772.html

http://benhvienvietduc.org/u-tuyen-yen.html

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người