YouMed

Hen suyễn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị

thạc sĩ bác sĩ trần thanh long
Tác giả: ThS.BS Trần Thanh Long
Chuyên khoa: Tai - Mũi - Họng

Hen suyễn không phải là căn bệnh quá xa lạ trong đời sống. Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có cách điều trị triệt để căn bệnh này. Việc hiểu được nguyên nhân, nhận biết được triệu chứng, chẩn đoán sớm sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Vậy, nguyên nhân gây ra hen suyễn là gì? Bệnh có triệu chứng gì? Chẩn đoán như thế nào? Phương án điều trị ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thanh Long nhé!

Hen suyễn là gì?

Hen suyễn là tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí trong phổi. Đường dẫn khí trong phổi là những ống dẫn khí vào và ra khỏi phổi của chúng ta. Khi bị hen, đừng thở có thể bị viêm và hẹp lại. Điều này làm cho không khí rất khó thoát khỏi đường thở khi chúng ta thở ra.1

Người bệnh hen suyễn có đường thở hẹp dẫn đến khó thở
Người bệnh hen suyễn có đường thở hẹp dẫn đến khó thở

Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc bệnh suyễn chiếm 1/13. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và thường bắt đầu biểu hiện từ thời thơ ấu.1

Tại Việt Nam, khoảng 3,9% – tương đương hơn 4 triệu người mắc bệnh hen. Đây là con số được thống kê năm 2022 trong chuỗi hội thảo khoa học do Hội hô hấp Việt Nam và Hội Phổi Việt Nam tổ chức.2

Triệu chứng hen suyễn

1. Dấu hiệu điển hình3

Những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh hen suyễn bao gồm:

  • Thở khò khè.
  • Khó thở.
  • Ngực căng – có cảm giác như có gì đó quấn chặt quanh ngực.
  • Ho.

Những dấu hiệu trên cộng thêm một vài đặc điểm sau đây chứng tỏ bạn có khả năng cao đã bị suyễn:

  • Chúng xảy ra thường xuyên và liên tục tái phát.
  • Chúng trở nặng hơn vào ban đêm và sáng sớm.
  • Khi bạn tiếp xúc với tác nhân gây hen thì những triệu chứng trên xuất hiện.

2. Dấu hiệu không điển hình4

Triệu chứng không điển hình của bệnh hen bao gồm:

  • Chỉ tức ngực.
  • Chỉ thở khò khè.
  • Chỉ ho.
  • Không thở khò khè.
  • Chỉ thấy khó chịu ở ngực (tức ngực hoặc đau ngực).
  • Ho có đờm.
  • Hội chứng tăng thông khí (thở nhanh).

3. Dấu hiệu tình trạng hen suyễn bắt đầu xấu đi3

Khi bệnh nặng hơn trong một thời gian ngắn sẽ được gọi là cơn hen suyễn. Nó có thể xảy ra đột ngột hoặc dần dần trong vài ngày.

Dấu hiệu khi tình trạng hen bắt đầu xấu đi bao gồm

  • Thở khò khè, ho và tức ngực. Các triệu chứng này ngày càng nặng và xảy ra liên tục.
  • Khó khăn trong việc ăn, nói hay ngủ.
  • Thở nhanh hơn.
  • Nhịp tim đập nhanh hơn.
  • Buồn ngủ, không tỉnh táo, kiệt sức hoặc chóng mặt.
  • Môi hoặc ngón tay có màu xanh.
  • Ngất xỉu.
Khi hen suyễn trở nặng, người bệnh có thể bị ho và tức ngực, thở khò khè cùng lúc
Khi hen suyễn trở nặng, người bệnh có thể bị ho và tức ngực, thở khò khè cùng lúc

4. Dấu hiệu cơn hen suyễn bùng phát3

Các dấu hiệu cho thấy một người đang bị cơn hen bùng phát là:

  • Triệu chứng trở nên tồi tệ: ho, khó thở, thở khò khè, tức ngực.
  • Dùng ống hít cắt cơn nhưng không đỡ.
  • Khó thở khi nói, ăn hay ngủ.
  • Hơi thở ngày càng nhanh hơn và không thể thở được.
  • Điểm lưu lượng đỉnh thấp hơn bình thường.
  • Một số trẻ sẽ than đau bụng hoặc đau ngực.

Đối tượng nào dễ mắc hen suyễn?

Nhiều yếu tố dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn. Trong khi đó, rất khó để tìm ra nguyên nhân trực tiếp duy nhất. Những người dễ mắc suyễn bao gồm:5

  • Có người thân mắc suyễn, đặc biệt là cha mẹ hay chị em ruột.
  • Người mắc bệnh dị ứng khác, ví dụ như: bệnh chàm, viêm mũi (sốt cỏ khô).
  • Người sống ở khu đô thị (yếu tố lối sống).
  • Trẻ em có những vấn đề về sức khỏe từ nhỏ: sinh non, cân nặng khi ra đời thấp, tiếp xúc với khói thuốc lá và các nguồn ô nhiễm không khí khác, nhiễm trùng đường hô hấp do virus.
  • Người thường tiếp xúc với chất gây dị ứng và chất kích thích: ô nhiễm không khí, mạt bụi nhà, nấm mốc, phơi nhiễm nghề nghiệp với hóa chất, khói hoặc bụi.
  • Trẻ em và người lớn thừa cân hoặc béo phì.

Nguyên nhân bị hen suyễn

Nguyên nhân trực tiếp gây hen bao gồm:3

  • Nhiễm trùng: cảm lạnh, cảm cúm.
  • Dị ứng: phấn hoa, mạt bụi, lông động vật hoặc lông vũ.
  • Khói và ô nhiễm.
  • Thuốc: thuốc giảm đau chống viêm như ibuprofen, aspirin.
  • Cảm xúc, tâm trạng bất thường: căng thẳng hoặc tiếng cười.
  • Thay đổi thời tiết đột ngột: nhiệt độ, không khí lạnh, gió, giông bão, nhiệt độ và độ ẩm.
  • Nấm mốc hoặc ẩm ướt.
  • Do tập thể dục.

Phân loại bệnh

1. Hen suyễn dị ứng6

Bệnh hen suyễn dị ứng được kích hoạt bởi các chất trong không khí như: phấn hoa, bào tử nấm mốc, chất thải của côn trùng hoặc mảng da và nước bọt khô do vật nuôi tiết ra.

2. Hen suyễn không dị ứng7

Hen không dị ứng xuất hiện do các yếu tố khác tác nhân dị ứng. Chúng bao gồm: nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút, chất kích thích trong không khí, thuốc hoặc các gia vị, điều kiện thời tiết.

3. Bệnh hen suyễn nghề nghiệp3

Trong một số trường hợp, bệnh hen suyễn có liên quan đến các chất mà bạn có thể tiếp xúc tại nơi làm việc. Đây được gọi là bệnh hen suyễn nghề nghiệp. Những người làm các công việc như: thợ phun sơn, thợ làm bánh, y tá, công nhân hóa chất, người chăm sóc động vật, công nhân nhà máy gỗ, thợ hàn, công nhân chế biến thực phẩm.

Người làm việc trong xưởng gỗ có nguy cơ cao mắc hen
Người làm việc trong xưởng gỗ có nguy cơ cao mắc hen

4. Co thắt phế quản do tập thể dục (EIB)6

Người bị hen suyễn cho tập thể dục thì tình trạng tồi tệ hơn khi không khí lạnh và khô.

5. Hen suyễn do Aspirin8

Có tới 20% dân số mắc bệnh hen suyễn nhạy cảm với aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID). Lúc này, bệnh nhân mắc phải “bộ ba”: viêm mũi, viêm xoang và hen suyễn. Hội chứng này được gọi là hen suyễn do aspirin (AIA).

6. Hen suyễn về đêm9

Hen suyễn về đêm bao gồm các triệu chứng như tức ngực, khó thở, ho và thở khò khè vào ban đêm. Điều này có thể khiến bạn không thể ngủ được, cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh vào ban ngày. Hen suyễn về đêm rất nghiêm trọng. Nó cần được chẩn đoán đúng cách và điều trị hiệu quả.

Biến chứng

Bệnh hen suyễn có thể để lại cho bạn những biến chứng sau:3

  • Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi.
  • Làm việc kém hiệu quả hoặc phải nghỉ phép.
  • Căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm.
  • Làm gián đoạn công việc và giải trí vì các chuyến thăm bác sĩ gia đình hoặc đi khám bệnh.
  • Nhiễm trùng phổi (viêm phổi).
  • Chậm phát triển hoặc dậy thì ở trẻ em.

Ngoài ra, khi hen suyễn trở nặng, nó cũng có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.3

Chẩn đoán hen suyễn bằng cách nào?

Để chân đoán bệnh hen suyễn, đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và tiến hành khám các triệu chứng lâm sàng. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị làm các xét nghiệm để đưa ra kết quả chính xác về bệnh.

Các xét nghiệm chính để chẩn đoán bệnh hen suyễn như:3

  • Xét nghiệm FeNO: bạn sẽ hít thở vào máy đo mức độ oxit nitric trong hơi thở. Đây là xét nghiệm để phát hiện tình trạng viêm nhiễm trong phổi.
  • Phép đo phế dung: bạn thổi vào máy để đo tốc độ thở ra và lượng không khí bạn có thể tích trữ trong phổi.
  • Kiểm tra lưu lượng đỉnh: bạn sẽ thổi vào một thiết bị cầm tay để đo tốc độ thở ra. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện vài lần trong tuần để theo dõi xem lượng khí thở ra có thay đổi theo thời gian hay không.
  • Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn, bạn cũng có thể được chụp X-quang ngực hoặc xét nghiệm dị ứng để phân biệt với bệnh dị ứng thông thường.
Kiểm tra lưu lượng đỉnh là cách để chẩn đoán bệnh hen suyễn
Kiểm tra lưu lượng đỉnh là cách để chẩn đoán bệnh hen suyễn

Điều trị

Bệnh hen suyễn có chữa được không?3

Hiện nay vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh hen mà bác sĩ sẽ tiến hành cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Điều này giúp cho cuộc sống người bệnh không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Các cách điều trị hen suyễn3

Dùng ống hít chuyên dụng là phương pháp điều trị chính. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng thuốc uống và các phương pháp điều trị khác nếu cần thiết.

  • Ống hít: giúp giảm các triệu chứng khi chúng xảy ra (thuốc hít cắt cơn) hoặc ngăn chặn các triệu chứng phát triển (ống hít phòng ngừa). Một số bệnh nhân cần ống hít ở dạng kết hợp cả hai công dụng trên (thuốc hít kết hợp).
  • Thuốc uống: thuốc đối kháng thụ thể leukotriene (LTRA) với tác dụng phụ bao gồm đau bụng và nhức đầu.

Phòng ngừa như thế nào?

Những cách phòng ngừa suyễn hiệu quả mà bạn có thể tham khảo, bao gồm:10

  • Xác định rõ các tác nhân gây hen suyễn để chủ động tránh.
  • Hạn chế tiếp xúc những chất gây dị ứng.
  • Tránh hít khói thuốc lá, khói từ nhang, nến, lửa, pháo hoa,…
  • Phòng ngừa bệnh cảm lạnh.
  • Tiêm phòng cúm.
  • Hạn chế các tác nhân dị ứng trong nhà bằng cách: giặt drap giường, vỏ chăn, vỏ gối hằng tuần với nước ấm; thường xuyên hút bụi;…
  • Sử dụng thuốc phòng ngừa hen theo chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về hen suyễn. Hãy chủ động phòng ngừa bệnh để có cuộc sống chất lượng nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What Is Asthma?https://www.nhlbi.nih.gov/health/asthma

    Ngày tham khảo: 28/05/2023

  2. Khoảng 4 triệu người Việt mắc hen phế quản, cần nâng cao năng lực điều trị và chủ động kiểm soát bệnhhttps://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/khoang-4-trieu-nguoi-viet-mac-hen-phe-quan-can-nang-cao-nang-luc-ieu-tri-va-chu-ong-kiem-soat-benh

    Ngày tham khảo: 28/05/2023

  3. Asthmahttps://www.nhs.uk/conditions/asthma/

    Ngày tham khảo: 28/05/2023

  4. Asthma Sometimes Presents With Atypical Symptomshttps://asthma.net/living/atypical-symptoms

    Ngày tham khảo: 28/05/2023

  5. Asthmahttps://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/asthma

    Ngày tham khảo: 28/05/2023

  6. Asthmahttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/asthma/symptoms-causes/syc-20369653

    Ngày tham khảo: 28/05/2023

  7. Non-Allergic Asthmahttps://acaai.org/asthma/types-of-asthma/non-allergic-asthma/

    Ngày tham khảo: 28/05/2023

  8. Aspirin and Asthmahttps://www.medscape.com/viewarticle/405963

    Ngày tham khảo: 28/05/2023

  9. Nocturnal Asthma (Nighttime Asthma)https://www.webmd.com/asthma/guide/nocturnal-asthma-nighttime-asthma

    Ngày tham khảo: 28/05/2023

  10. Tips for Asthma Preventionhttps://www.webmd.com/asthma/guide/asthma-prevention

    Ngày tham khảo: 28/05/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người