YouMed

Chọn tã cho trẻ (Phần 2): Hăm tã ở trẻ nhỏ, phải làm sao?

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Việc sử dụng tã giấy hay tã vải đều có thể khiến trẻ bị hăm tã. Đây là một trong những nguyên nhân làm trẻ quấy khóc liên tục vì khó chịu và đau rát. Vậy nên việc tìm hiểu về cách chăm sóc và phòng ngừa, chọn tã cho trẻ bị hăm là rất cần thiết đối với người chăm sóc trẻ.

Triệu chứng của hăm tã ở trẻ

Hăm tã là bệnh lí ngoài da với hình ảnh phát ban ở vùng da được tiếp xúc bởi tã, ngoài ra vùng da có thể sưng đỏ, sưng phồng hoặc nổi bóng nước. Đa số trẻ nhỏ đều từng bị hăm tã. Hầu hết là do da trẻ tiếp xúc kéo dài với amoniac và các chất khác gây kích thích da, có thể vì bạn chưa vệ sinh kĩ cho trẻ hoặc xuất hiện trong những đợt tiêu chảy. Những chất này được tạo ra bởi phản ứng của vi khuẩn ở trong phân với một số hóa chất trong nước tiểu.

Các dấu hiệu khi trẻ bị hăm tã

Hăm tã sẽ kéo dài trong bao lâu?

Nếu bạn phát hiện kịp thời để trẻ được điều trị thích hợp, tình trạng hăm tã này thường cải thiện tốt hơn sau ba ngày. Trong trường hợp hăm tã vẫn còn kéo dài dù đã điều trị, có thể trẻ đã bị nhiễm nấm (Candida). Lúc này, phát ban trở nên đỏ hơn, dễ bị trầy xước, dễ lan thành tổn thương rộng hơn và được bao quanh bởi các chấm đỏ. Trẻ sẽ cần một loại kem thoa lên vùng da hăm tã để điều trị đặc hiệu cho nhiễm nấm.

Chăm sóc trẻ như thế nào?

1. Thay tã thường xuyên

Điều quan trọng nhất để điều trị hiệu quả là giữ cho da trẻ khô ráo và sạch sẽ để vùng da có thể tự lành. Bạn nên kiểm tra tã của trẻ mỗi giờ và nếu tã bị ướt hoặc bẩn, hãy thay tã ngay lập tức. Sự tiếp xúc với phân ở trong tã thường gây ra nhiều tổn thương da của trẻ. Hãy đảm bảo rằng cùng da tiếp xúc với tã của trẻ đã khô và sạch hoàn toàn trước khi mặc tã mới.

chọn tã cho trẻ
Trẻ bị hăm tã là do da trẻ không thoát ẩm và phải tiếp xúc với các loại chất thải

2. Tăng tiếp xúc với không khí

Để vùng da tiếp xúc với tã của trẻ khô thoáng nhiều nhất có thể mỗi ngày, bạn có thể không cần mặc tã cho trẻ trong khi trẻ ngủ trưa hoặc lúc trẻ vừa đi tiêu xong. Khi mặc tã cho trẻ, buộc tã lỏng vừa phải để vừa đảm bảo sẽ không bị tuột ra nếu trẻ cử động nhiều, vừa giúp không khí có thể lưu thông vào trong tã.

3. Vệ sinh vùng da bằng nước ấm

Không nên vệ sinh vùng da bằng xà phòng sau mỗi lần thay tã vì nó cản trở quá trình lành vết thương. Tuy nhiên, có thể sử dụng xà phòng dịu nhẹ cho da sau khi trẻ đi tiêu, vì nó giúp loại bỏ những vi khuẩn còn sót lại trên da mà nếu chỉ dùng khăn lau thì không đủ để làm sạch vùng da trẻ.

Nếu vùng da bị hăm tã khá khô cứng, hãy sử dụng nước ấm để ngâm mông trẻ trong vòng mười lăm phút, lặp lại ba lần mỗi ngày. Vì vùng da của trẻ đang bị tổn thương khiến trẻ rất đau mỗi khi có sự ma sát nhẹ. Vậy nên bạn hãy lau nhẹ nhàng với khăn vải mềm cho trẻ nhé.

4. Chăm sóc ban đêm

Vào ban đêm, bạn nên sử dụng tã giấy dùng một lần có tác dụng thấm hút tốt chất thải của trẻ vào trong tã. Khi phát ban cải thiện hơn, bạn chỉ cần đánh thức trẻ một lần trong đêm để thay tã.

5. Kem thoa da và thuốc mỡ

Hầu hết các trẻ không cần dùng đến bất kỳ loại kem nào dành riêng cho trẻ bị hăm tã. Tuy nhiên, nếu da trẻ khô và nứt nẻ, hãy bôi thuốc mỡ để bảo vệ da sau khi bạn vệ sinh sạch sẽ vùng da của trẻ. Hãy tham khảo thêm ý kiến Bác sĩ để được tư vấn kĩ hơn.

Bôi kem chống hăm cho trẻ là sự lựa chọn tốt nhất để trị trẻ bị hăm tã

Bởi khả năng làm giảm sự tiếp xúc giữa da và tã, bột bắp có thể được sử dụng để phòng tránh hăm tã cho trẻ sau khi vùng da bị hăm tã được chữa lành. Các nghiên cứu cho thấy bột bắp không được khuyến cáo sử dụng nếu trẻ bị nhiễm nấm.

6. Nhiễm trùng nấm men

Nếu trẻ có các dấu hiệu đã bị nhiễm nấm, bạn cần đưa trẻ đi khám Bác sĩ để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

7. Giặt tã đúng cách

Nếu bạn sử dụng tã vải và tự giặt, hãy sử dụng thuốc tẩy để khử trùng chúng. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc tẩy thường xuyên vì nó phá hủy các sợi vải, dễ gây kích thích đến da trẻ.

Giữ vệ sinh sạch sẽ những đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với da bé

Đưa trẻ khám ngay khi nào?

Bạn nên đưa trẻ khám Bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu sau:

  • Hình ảnh phát ban có vẻ bị nhiễm trùng như mụn nước, mụn nhọt, lở loét, chảy dịch… hoặc không cải thiện sau 3 ngày.
  • Trẻ lừ đừ, bỏ bú, sốt hoặc có vẻ không khỏe.

Việc xử trí không đúng cách không chỉ làm nặng thêm tình trạng hăm tã của trẻ mà còn dễ gây tái phát tình trạng này thường xuyên. Bên cạnh việc phát hiện kịp thời những triệu chứng khi trẻ bị hăm tã thì bạn cần chú ý đến cách chăm sóc an toàn cho vùng da của trẻ nhé.

Xem lại phần 1: Chọn tã cho trẻ: Nên dùng tã giấy hay tã vải?

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người