Suyễn ở trẻ: Những điều ba mẹ cần biết? (P2)
Nội dung bài viết
Suyễn là một bệnh lí mạn tính (kéo dài), trong đó niêm mạc đường hô hấp bị viêm và co thắt gây tắc nghẽn làm cản trở sự trao đổi khí trong phổi.
Chăm sóc trẻ như thế nào?
-
Viêm mũi dị ứng
Khi có các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như: ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt, mũi, họng,… Bạn có thể dùng thuốc kháng histamine.
Kiểm soát chậm trễ các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có thể làm cho cơn suyễn diễn tiến nặng và kéo dài hơn.
-
Cảm lạnh (Nhiễm siêu vi)
Hầu hết trẻ bị suyễn sẽ có khò khè khi bị cảm lạnh. Nếu trẻ có những dấu hiệu bắt đầu một đợt nhiễm siêu vi như ho hay khò khè, hãy cho trẻ dùng thuốc cắt cơn suyễn ngay.
“Thuốc ho” tốt nhất cho trẻ bị suyễn là thuốc điều trị suyễn, không phải là si rô ho thảo dược. Theo dõi trẻ cẩn thận khi trẻ bị ho hoặc cảm lạnh. Gọi cho bác sĩ để được tư vấn nếu trẻ không cải thiện sau khi dùng thuốc hoặc các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
-
Tập thể dục
Hầu hết những trẻ có triệu chứng của suyễn sau khi trẻ tập thể dục quá sức trong thời gian dài như chạy marathon. Đặc biệt là trong điều kiện không khí lạnh.
Tuy nhiên, trẻ không cần phải tránh các hoạt động thể chất thông thường. Nếu trẻ đang trong giai đoạn hồi phục sau một đợt nhiễm siêu vi. Trẻ nên tránh tập thể dục hoặc chơi thể thao trong một thời gian ngắn.
Nếu trẻ bị suyễn, hãy hướng dẫn giáo viên hoặc những người khác giám sát các hoạt động của trẻ về cách xử trí nếu trẻ gặp khó thở. Trẻ có thể ngăn ngừa triệu chứng của suyễn bằng cách sử dụng thuốc cắt cơn từ 15 đến 30 phút trước khi tập thể dục.
Nếu trẻ vẫn có nhiều triệu chứng suyễn khi tập thể dục ngay cả sau khi đã sử dụng thuốc cắt cơn nhanh hãy đưa trẻ đến gặp Bác sĩ.
-
Đi học
Suyễn không phải là bệnh lí truyền nhiễm. Trẻ vẫn có thể đi học nếu trẻ có các triệu chứng suyễn ở mức độ nhẹ, nhưng nên tránh tập thể dục hoặc hoạt động gắng sức vào những ngày này.
Bạn nên chuẩn bị các loại thuốc cắt cơn suyễn, dụng cụ phun khí dung và bảng theo dõi tình trạng của trẻ ở trường. Ngoài ra, bạn cũng nên ghi chú cách xử trí suyễn cho giáo viên nếu trẻ có các triệu chứng suyễn khi ở trường.
Những sai lầm nào thường gặp?
Sai lầm phổ biến nhất là trì hoãn thời điểm bắt đầu dùng thuốc cắt cơn hay dự phòng suyễn theo lời dặn của bác sĩ. Nếu bạn tự mua thuốc ở nhà thuốc tây (những thuốc không cần kê toa) sẽ không hữu ích trong việc giúp trẻ giảm khò khè hay khó thở.
Vẫn có những trường hợp trẻ tiếp tục tiếp xúc với những tác nhân khiến trẻ bắt đầu cơn suyễn. Ví dụ: không nuôi chó mèo nếu trẻ bị dị ứng với nó. Ngoài ra, không được hút thuốc trong nhà. Khói thuốc lá có thể lơ lửng trong không khí hơn một tuần.
Khi trẻ lên cơn suyễn, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh và trấn an trẻ. Nếu các triệu chứng suyễn của trẻ đang xấu đi và ảnh hưởng đến lối sống của trẻ. Hãy hẹn gặp để thảo luận về mối quan tâm của bạn với Bác sĩ.
Có thể trẻ cần được tăng liều lượng hay thay đổi một loại thuốc khác để kiểm soát cơn suyễn tốt hơn.
Làm thế nào có thể ngăn chặn các cơn suyễn?
- Cố gắng phát hiện và tránh các tác nhân dễ khiến trẻ có cơn suyễn. Hút thuốc lá thụ động là một nguyên nhân phổ biến.
- Nếu ai đó trong gia đình bạn hút thuốc lá, trẻ có thể sẽ lên cơn suyễn nhiều hơn. Từ đó, trẻ phải dùng nhiều loại thuốc hơn và cần đến phòng cấp cứu nhiều hơn.
- Không nuôi bất kì con vật nào hoặc cố gắng để chúng ở ngoài trời hoặc ít nhất là ra khỏi phòng ngủ của trẻ.
- Tìm hiểu làm thế nào để hạn chế bụi trong phòng ngủ của trẻ như dọn dẹp thường xuyên, vệ sinh bộ lọc máy điều hòa định kì,…
- Nếu trẻ khò khè sau khi tiếp xúc với cây cỏ hay động vật. Phấn hoa hoặc phần da tróc của động vật vẫn còn vương lại trên tóc hoặc quần áo của trẻ. Bạn cần cho trẻ tắm và mặc quần áo sạch ngay sau khi chơi.
- Trẻ nên được chủng ngừa cúm mỗi năm.
- Tìm hiểu về cách xử trí khi trẻ xuất hiện những cơn suyễn và theo dõi diễn tiến bệnh của trẻ.
Khi nào nên đưa trẻ khám Bác sĩ?
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu trẻ có dấu hiệu:
- Tím
- Khò khè nặng
- Thở mệt
- Vẫn còn khò khè sau liều thứ hai của thuốc phun khí dung
Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng, thời gian đau, màu sắc phân,… sẽ do từng nguyên nhân khác nhau.
>> Tìm hiểu thêm: Tiêu chảy ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh: Chăm sóc con đúng cách
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
RelayHealth (2015), Asthma, https://www.abcdpediatrics.com/advisor/pa/pa_asthma_hhg.htm, Accessed September 14, 2019.