YouMed

Cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và và diễn tiến

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Cảm lạnh do nhiễm trùng đường hô hấp là bệnh mà bất cứ ai trong chúng ta cũng từng mắc phải ít nhất một lần trong một năm. Cảm lạnh thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nhưng nếu không giải quyết dứt điểm, triệu chứng cứ  tái đi tái lại nhiều lần trong năm sẽ gây khó khăn trong việc điều trị về sau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về triệu chứng, nguyên nhân, thời gian của bệnh cảm lạnh.

1. Triệu chứng thường gặp khi cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh hay nhiễm trùng đường hô hấp trên là tên gọi chung cho những bệnh truyền nhiễm. Là bệnh có liên quan đến hầu họng, xoang mũi, thanh quản, phế quản. Nguyên nhân đa số do virus gây ra.

Các triệu chứng cảm lạnh có thể bao gồm:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, có thể có màu vàng hay xanh.
  • Sốt.
  • Đau họng, có thể có những vết loét ở họng khiến trẻ đau và ăn ít đi.
  • Ho khan hoặc có đàm.
  • Khàn giọng.
  • Đôi khi trẻ sẽ sưng hạch ở cổ, nhưng không kèm đau.

Nói chung, những tác nhân virus gây cảm lạnh có biểu hiện tương tự nhau. Thường bắt đầu bằng đau họng, sau đó tiến triển thành nghẹt mũi, chảy nước mũi và ho. Khoảng 50% bệnh nhân có thể bị sốt và hết sau ngày thứ ba. Tuy nhiên, sốt có thể kéo dài thêm vài ngày tùy thể trạng mỗi người.

Triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi trong cảm lạnh.
Triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi trong cảm lạnh.

2. Nguyên nhân của bệnh cảm lạnh là gì?

Virus gây cảm lạnh lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc bằng tay, ho và hắt hơi. Cảm lạnh không phải do không khí lạnh hoặc gió lùa. Bởi vì có tới 200 loại virus gây cảm lạnh, hầu hết trẻ em khỏe mạnh đều bị ít nhất 6 đợt cảm lạnh mỗi năm. Tác nhân thường gây cảm lạnh là rhinoviruses, adenovirus, virus parainfluenza, virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm… Trong số này, rhinoviruses là virus phổ biến nhất.

Nhiều trẻ em và người lớn bị sổ mũi vào mùa đông khi hít thở không khí lạnh. Trường hợp này được gọi là viêm mũi vận mạch. Đó là do dây thần kinh và cơ ở mũi làm co thắt hay dãn các mạch máu trong mũi. Nước mũi thường ngừng chảy trong vòng 15 phút sau khi trẻ vào trong nhà.

Nếu con bạn thưởng chảy mũi khi thời tiết thay đổi hay không khí lạnh, thực sự trẻ không cần phải điều trị kháng sinh hay thuốc đặc hiệu. Quan trọng hơn hết, trẻ cần vệ sinh mũi sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh như đeo khẩu trang. Đặc biệt, một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

Nếu lạm dụng thuốc nhỏ mũi để làm thông thoáng mũi hoặc xịt quá thường xuyên và quá lâu (kéo dài hơn 1 tuần), sẽ dẫn đến tình trạng nghẹt mũi trong Viêm mũi hóa chất. Lúc này, mũi trẻ sẽ trở lại bình thường khi bạn ngừng cho trẻ sử dụng thuốc nhỏ mũi từ 1 đến 2 ngày.

3. Cảm lạnh kéo dài bao lâu?

3.1. Diễn tiến thông thường

Đối với các triệu chứng khi bị cảm lạnh:

  • Sốt thông thường sẽ giảm sau 2 hoặc 3 ngày
  • Đau họng có thể cải thiện sau 5 ngày
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi đa số hết trong vòng 2 tuần
  • Ho có thể kéo dài 3 tuần.

Thời gian trung bình của một đợt cảm lạnh thường là 7 đến 9 ngày. Tuy nhiên, có đến 13% có thể kéo dài tới 15 ngày. Các triệu chứng có xu hướng đạt đến đỉnh điểm vào khoảng ngày thứ ba, từ từ hết sau 1 đến 3 tuần. Thông thường, ho trong bệnh cảnh cảm lạnh kéo dài lâu hơn các triệu chứng khác.

Cảm lạnh thường kéo dài trong bao lâu
Cảm lạnh thường kéo dài trong bao lâu

3.2. Nguy cơ nhiễm vi khuẩn

Cảm lạnh thường không nghiêm trọng. Nguy cơ nhiễm vi khuẩn sau đó khoảng 5% đến 10%. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn như sốt cao liên tục, trẻ có vẻ đừ, mệt mỏi nhiều, đau tai, chảy dịch màu vàng từ ống tai, đau đầu (các dấu hiệu của nhiễm trùng xoang) hoặc thở nhanh (thường là dấu hiệu của viêm phổi).

Chẩn đoán nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn cấp tính đòi hỏi các triệu chứng xuất hiện hơn 10 ngày mà không cải thiện. Diễn tiến trở nên tồi tệ hơn khi khởi phát sốt cao hơn 39° C hoặc ho đàm vàng liên tục. Đôi khi vết loét ở họng hay amidan có nhiều mủ cũng gợi ý đến tình trạng nhiễm trùng.

Bởi vì có sự trùng lặp về thời gian của các triệu chứng giữa cảm lạnh kéo dài và tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mũi xoang do vi khuẩn, có thể cần chờ ít nhất 2 tuần trước khi quyết định dùng kháng sinh. Tuy nhiên, đánh giá của Bác sĩ về mức độ nặng của trẻ khi khám vẫn là quan trọng nhất. Việc dùng kháng sinh vào thời điểm thích hợp không chỉ giúp trẻ cải thiện mà còn hạn chế vấn đề đề kháng thuốc.

Cần phải cân nhắc liệu các triệu chứng đã thực sự kéo dài 2 đến 3 tuần, hay trẻ thực sự đã được cải thiện, thậm chí tốt hơn trong 1 hoặc 2 ngày khi các triệu chứng của đợt cảm lạnh mới bắt đầu.

Mặc dù cảm lạnh không quá nguy hiểm với trẻ nhưng gây cảm giác khó chịu cho trẻ. Đặc biệt bệnh dễ dàng mắc phải vào thời điểm giao mùa nên cha mẹ hãy chú ý hơn đến sức khỏe của trẻ để sớm phát hiện, cho trẻ thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Colds (Upper Respiratory Infections, or URIs)

    https://www.abcdpediatrics.com/advisor/pa/pa_colds_hhg.htm

    Ngày tham khảo: 22/10/2019

  2. Upper Respiratory Tract Infectionshttps://publications.aap.org/pediatricsinreview/article-abstract/36/12/554/34833/Upper-Respiratory-Tract-Infections

    Ngày tham khảo: 22/10/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người