YouMed

Nấm tai và những điều cần biết

bác sĩ nguyễn lê vũ hoàng
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Lê Vũ Hoàng
Chuyên khoa: Tai - Mũi - Họng

Nấm tai là tình trạng nhiễm nấm ở ống tai ngoài. Nấm tai là một trong những bệnh lý tai mũi họng dễ mắc phải ở mọi lứa tuổi, nhất là ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như nước ta. Người bệnh không nên chủ quan với những biểu hiện của bệnh, cần đi khám bác sĩ sớm để được phát hiện và điều trị. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, biến chứng và cách phòng ngừa nấm tai.

1. Nguyên nhân gây ra nấm tai?

Nấm tai là tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi nấm. Có nhiều loại nấm khác nhau gây ra nhiễm trùng, nhưng gây ra nấm tai thường là Aspergillus và Candida.

Chúng ta tiếp xúc với nấm mỗi ngày trong môi trường nhưng chúng thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên với những ai có hệ thống miễn dịch bị suy yếu như những bệnh nhân tiểu đường, dùng các thuốc kháng viêm lâu ngày… cũng như những người tham gia các môn thể thao dưới nước thường xuyên thì dễ mắc bệnh hơn.

1.1 Một số yếu tố thuận lợi khác:

  • Môi trường ấm và ẩm
  • Các bệnh da mãn tính như chàm
  • Chấn thương ống tai: lấy ráy tai bằng dụng cụ không thích hợp hay thô bạo, mang máy trợ thính…
  • Bơi lội trong vùng nước dơ
Nguyên nhân gây ra nấm tai là gì ?
Nguyên nhân gây ra nấm tai là gì ?

1.2 Triệu chứng của bệnh này như thế nào?

  • Ngứa tai: là triệu chứng thông thường nhất của bệnh, ngứa tăng dần làm phải ngoáy tai liên tục. 
  • Ù tai
  • Nghe kém (nếu làm bít ống tai)
  • Đau: đau âm ỉ ở tai, khi nhiễm trùng nặng có thể đau tăng lên khi nhai hoặc ngáp
  • Cảm giác đầy tức trong tai
  • Đỏ da ống tai ngoài
  • Có thể chảy dịch tai ra ngoài màu trắng, vàng hoặc nâu bẩn

Những triệu chứng trên thường xảy ra ở một bên tai, nhưng cũng có thể xảy ra ở hai tai cùng một lúc.

>> Bạn thường xuyên ù tai không rõ nguyên nhân? Tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách xử trí kịp thời khi bị ù tai thông qua bài viết của bác sĩ tại đây nhé!

2. Nấm tai được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Nấm tai là bệnh lí thường gặp khi có các triệu chứng trên cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử để xác định có bất cứ các yếu tố thuận lợi nào hiện diện không. Sau đó bác sĩ khám lâm sàng bằng đèn soi tai là một thiết bị dùng để nhìn vào bên trong ống tai và màng nhĩ; hoặc dùng thiết bị nội soi tai chuyên dụng để chẩn đoán.

Bác sĩ nhìn ống tai ngoài qua đèn soi tai
Bác sĩ nhìn ống tai ngoài qua đèn soi tai
  • Nấm tai do Candida: Có nhiều mảnh vụn màu trắng, thường thấy rõ dưới kính hiển vi.
  • Nấm tai do Aspergillus: Có nhiều nút ẩm màu trắng, lấm tấm nhiều hạt màu đen trên bề mặt.

Trong những trường hợp nhiễm trùng dai dẳng và tái phát, bác sĩ có thể lấy bệnh phẩm dịch tiết hoặc tế bào từ tai để cấy tìm vi trùng, nấm khi cần thiết.

Điều trị:
  • Lấy sạch nấm ống tai ngoài, sau đó rửa tai với cồn boric 3% (trường hợp màng nhĩ không thủng). Tiếp tục lau tai với cồn boric 3% hoặc nhỏ tai có chất kháng nấm (Clotrimazone…) trong 1 đến 2 tuần.
  • Trong một số trường hợp như nhiễm nấm nặng hoặc tình trạng khó có thể điều trị với thuốc kháng nấm tại chỗ có thể dùng kháng nấm đường uống (Itraconazone).
  • Thuốc giảm đau như ibuprofen hay acetaminophen nếu có đau tai.

Bác sĩ có thể kê đơn kem kháng nấm nếu nấm hiện diện ở tai ngoài.

>> Tìm hiểu ngay công dụng và cách sử dụng thuốc paracetamol tại đây nhé!

3. Biến chứng của bệnh là gì?

Nếu không được điều trị tích cực nấm tai có thể đưa đến biến chứng viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, thủng màng nhĩ… Biến chứng này thường xảy trên bệnh nhân đái tháo đường hoặc có hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Đây đều là những biến chứng nguy hiểm nên nấm tai cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

4. Phòng ngừa như thế nào?

Để ngăn ngừa bệnh, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp như:

Không nên lấy ráy tai tại thợ cắt tóc, gội đầu.

Không nên ngoáy tai bằng dụng cụ không thích hợp.

Sử dụng mũ bơi hay nút bịt tai khi bơi lội. Nếu nước lọt vào tai thì lắc nhẹ, nghiêng đầu cho nước chảy ra rồi lau tai bằng khăn sạch.

Dùng khăn lâu khô vùng đầu và tai sau mỗi lần bơi lội hay tắm.

Tránh cào gãi tai vì sẽ làm tổn thương da, tạo thuận lợi cho nấm xâm nhập.

Nếu có mắc nấm ở một bộ phận nào trên cơ thể cần được điều trị dứt điểm, để tránh lây nhiễm sang vị trí khác trên người và tai.

Cách phòng ngừa bệnh nấm tai
Cách phòng ngừa bệnh nấm tai

Nấm tai là bệnh lý thường gặp, tuy thường lành tính nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có các triệu chứng trên trong bài viết, bạn cần đi đến bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phương pháp điều trị bệnh hiện nay được sử dụng là làm sạch ống tai ngoài, sử dụng các thuốc kháng nấm tại chỗ dạng dung dịch, dạng kem, hoặc thuốc kháng nấm đường uống trong những trường hợp nặng. Phòng ngừa bằng những biện pháp đơn giản mà hiệu quả đã được nêu trong bài, sẽ giúp bảo vệ bạn và gia đình khỏi phải mắc bệnh này.

 Bác sĩ : Nguyễn Lê Vũ Hoàng

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

https://www.healthline.com/health/otomycosis#prevention

https://www.uptodate.com/contents/external-otitis-including-swimmers-ear-beyond-the-basics?search=otomycosis&topicRef=16516&source=see_link

Phác đồ điều trị ngoại trú bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh- Nhà xuất bản Y học

Bài giảng lâm sàng Tai Mũi Họng- Nhà xuất bản Y học

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người