YouMed

Thiếu máu tán huyết: Đặc điểm, nhận diện và điều trị bệnh

bác sĩ đinh gia khánh
Tác giả: Bác sĩ Đinh Gia Khánh
Chuyên khoa: Huyết học - Truyền máu

Thiếu máu tán huyết là một trong những dạng bệnh lý thiếu máu thường gặp. Bệnh có nhiều điểm khó khăn khi nhận diện và tìm phương cách để điều trị. Hãy theo dõi bài viết này để hiểu thêm về đặc điểm bệnh, cũng như là cách chăm sóc điều trị cho bệnh nhân mắc thiếu máu tán huyết. 

1. Thiếu máu tán huyết là gì? 

Thiếu máu tán huyết là tình trạng thiếu máu mà nguyên nhân là do sự vỡ của hồng cầu. Sự vỡ này có thể là do nhiều căn nguyên khác nhau. Khi bị phá huỷ một mặt gây các biểu hiện của thiếu máu, một mặt các sản phẩm bên trong sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan khác của cơ thể. Do vậy trong một số trường hợp tán huyết nặng có thể là một vấn đề rất lớn cho bệnh nhân.

Hình ảnh những mảnh vỡ hồng cầu do tán huyết
Hình ảnh những mảnh vỡ hồng cầu do tán huyết

2. Nguyên nhân của bệnh là gì?

Bệnh có rất nhiều nguyên nhân, được chia thành các nhóm: 

2.1 Do miễn dịch

Các kháng thể trong hoặc ngoài cơ thể sẽ gắn kết lên bề mặt hồng cầu. Sẽ kích hoạt các phản ứng làm vỡ màng hồng cầu. 

  • Thiếu máu tán huyết do kháng thể tự miễn.
  • Do nhiễm trùng. 
  • Phản ứng truyền máu.
  • Thuốc: gây phản ứng tương tự miễn dịch.
  • Bệnh lý tự miễn khác: Lupus, bệnh viêm đại tràng, viêm đa khớp dạng thấp. 
  • Các bệnh lý ác tính đặc biệt là dòng lympho: bạch cầu cấp lympho, lymphoma,… 

2.2 Không do miễn dịch

Sự vỡ hồng cầu không liên quan đến phản ứng và vai trò của kháng thể.

  • Lắng đọng các vật chất dư thừa: thalassemia
  • Thuốc: làm giảm sức bền của màng. 
  • Độc chất: ong đốt, nọc rắn.
  • Sốt rét.
  • Bất thường cấu trúc màng: bệnh Hemoglobin.
  • Do thiếu hụt enzym để giữ gìn tính ổn định của màng hồng cầu: thiếu G6DP
  • Sau phẫu thuật tim.

3. Thiếu máu tán huyết nguy hiểm như thế nào? 

Nếu tình trạng tán huyết cấp tính, ví dụ như trong truyền nhầm nhóm máu hay thiếu men G6DP mà sử dụng một lượng lớn thực phẩm hay thuốc có tính oxy hoá cao,…. Phản ứng tán huyết mãnh liệt có thể xảy ra và đe doạ tính mạng của người bệnh. 

Da phần trong các bệnh lý thì tình trạng tán huyết diễn ra âm ỉ, từ từ (mạn tính) gây ra triệu chứng kém nổi bật hơn. Ít nguy hiểm hơn trong tình huống cấp tính, nhưng việc thiếu máu nặng luôn luôn có nguy cơ trong tất cả các tình huống. 

4. Bệnh thiếu máu tán huyết biểu hiện như thế nào? 

4.1 Cấp tính 

Các triệu chứng rầm rộ và bệnh nhân có thể nguy kịch nếu không được can thiệp kịp thời: 

 Thiếu máu tiến triển nhanh

  • Da xanh, niêm nhợt nhạt rõ. 
  • Bệnh nhân mệt, bứt rứt. Đau ngực, khó thở, đánh trống ngực,…
  • Đau đầu, chóng mặt, kích động hoặc lơ mơ, thập chí hôn mê. 
  • Có thể diễn tiến đến truỵ mạch, sốc.

Tổn thương thận cấp tính 

  • Đau tức hông lưng.
  • Nước tiểu màu nâu sậm (màu như xá xị). 
  • Biến chứng của tổn thương thận cấp: phù phổi, rối loạn nhịp tim,…

4.2 Mạn tính

Tình trạng thiếu máu âm ỉ kéo dài: 

  • Xanh xao mệt mỏi. 
  • Gầy sút, giảm khả năng lao động. 
  • Hay quên, kém tập trung.
  • Trẻ em còi cọc, chậm lớn. Học tập kém hiệu quả. 
  • Gan lách to. 
  • Da niêm vàng. 
Đau hông lưng có thể triệu chứng chỉ điểm sớm của tán huyết cấp
Đau hông lưng có thể triệu chứng chỉ điểm sớm của tán huyết cấp

5. Thiếu máu tán huyết được điều trị như thế nào? 

Các trường hợp cấp tính, các bác sĩ sẽ cần can thiệp khẩn cấp. Điều trị dựa trên bệnh nền. Nhưng bên cạnh đó cần đảm bảo kiểm soát tình trạng thiếu máu bằng cách truyền hồng cầu lắng. Ngăn ngừa tác hại của tán huyết bằng nhiều cách khác nhau.

Và tuỳ thuộc vào nguyên nhân, mà cách điều trị sẽ có thể khác nhau hoàn toàn, Ví dụ như:

  • Thiếu máu tán huyết miễn dịch: thuốc đặc trị là corticoid
  • Do hội chứng tan máu ure huyết: truyền huyết tương, lọc huyết tương, lọc máu,… 
  • Do sốt rét, nhiễm trùng: điều trị dựa tên tác nhân nhiễm. 
  • Tán huyết sơ sinh: chiếu đèn, thay máu,…

6. Phòng ngừa thiếu máu tán huyết bằng cách nào? 

  • Phụ nữ mang thai cần khám thai đầy đủ và thực hiện đúng chế độ thai kỳ. 
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và bổ sung acid folic + sắt trong thời kì mang thai.
  • Lắng nghe tư vấn tiền sinh khi là đối tượng có nguy cơ để giảm tối đa nguy cơ cho trẻ.
  • Đi khám bệnh và thực hiện thủ thuật y khoa khi cần ở cơ sở y tế phù hợp đủ phương tiện. 
  • Lưu ý báo cho bác sĩ điều trị khi đi đến những nơi có vùng bệnh dịch đang lưu hành. Những nơi có nguy cơ cao của sốt rét (Bù Đăng, Bù Đốp – Bình Phước).
  • Những trẻ đã được chẩn đoán là thiếu men G6DP, hãy thông báo điều này cho bác sĩ điều trị để lưu ý trong việc sử dụng thuốc. Hạn chế các thực phẩm có tính oxy hoá cao như đậu fava. 
  • Không tự ý uống thuốc, hay sử dụng thuốc bắc, thuốc nam. Vì nguy cơ không kiểm soát được các đặc tính oxy hoá trong thuốc.
Phòng ngừa thiếu máu tán huyết
Phòng ngừa thiếu máu tán huyết bằng cách nào?

Thiếu máu tan huyết là nhóm bệnh lý phức tạp gồm nhiều loại nguyên nhân khác nhau. Do đó, việc điều trị cũng không phải là dễ dàng, phải tuỳ thuộc vào yếu tố trực tiếp gây nên bệnh. Nhìn chung, những bệnh nhân thiếu máu tán huyết cấp tính thì là tình trạng cấp cứu cần can thiệp khẩn. Hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện nếu có dấu hiểu kể trên. Cần lưu ý trong việc sử dụng thuốc và thực phẩm, đặc biệt là ở những bệnh nhân có thiếu men G6DP bẩm sinh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người