Nhiễm trùng tai: Phòng ngừa ở trẻ nhỏ khi bơi lội
Nội dung bài viết
Nhiễm trùng tai là một trong những bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là ở những trẻ yêu thích bơi lội hoặc thường xuyên để tai tiếp xúc trong môi trường nước. Đa số trường hợp có thể không gây vấn đề nghiêm trọng cho con bạn. Tuy nhiên trẻ cũng cần tránh tiếp xúc với nước cho đến khi tình trạng nhiễm trùng ổn định.
Triệu chứng nhiễm trùng tai
Các triệu chứng của nhiễm trùng tai ở trẻ bơi lội thường bắt đầu với ngứa tai. Sau đó nhanh chóng tiến triển thành đau tai. Đặc biệt là khi bạn kéo lên hay xuống phần vành tai của trẻ. Đôi khi, bạn có thể thấy dịch tiết chảy ra hoặc mùi hôi từ tai. Một số trẻ cũng than phiền về vấn đề ù tai.
Nhiễm trùng tai ở trẻ bơi lội chủ yếu xuất hiện trong những tháng mùa hè. Đa số gặp ở trẻ em trên 2 tuổi và thường chỉ ảnh hưởng đến một bên tai.
Nguyên nhân
Nhiễm trùng tai xảy ra khi tai của con bạn đã tiếp xúc trong nước trong thời gian dài. Khi nước ứ đọng trong ống tai tạo môi trường ẩm ướt sẽ làm lớp da ở tai sưng lên và dễ bị nhiễm trùng.
Trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh khi bơi trong sông hồ hơn là so với bể bơi hoặc biển. Trong những ngày có thời tiết nóng, một số hồ có số lượng vi khuẩn tăng cao. Ống tai hẹp cũng là yếu tố dễ gây nhiễm trùng ở trẻ bơi lội.
Tuy nhiên, bạn nên nghi ngờ trẻ bị nhiễm trùng tai giữa, nếu con bạn có dấu hiệu sốt và không tăng đau khi ấn vào vành tai.
Chăm sóc con của bạn như thế nào?
1. Thuốc
Bác sĩ có thể cho trẻ thuốc kháng viêm hay kháng sinh nhỏ tai nếu như con bạn bị nhiễm trùng nặng. Thông thường trẻ cần được nhỏ 5 giọt vào mỗi bên tai, có thể lặp lại 3 lần một ngày. Di chuyển vành tai qua lại để giúp thuốc nhỏ tai đi vào trong tai. Tiếp tục sử dụng thuốc nhỏ tai thêm 2 ngày khi trẻ hết triệu chứng. Ngoài ra, thuốc giảm đau acetaminophen hoặc ibuprofen cũng cần được sử dụng khi cần thiết.
2. Bơi lội
Nói chung, con bạn không nên bơi hay tiếp xúc nhiều với nước cho đến khi hết triệu chứng. Nếu trẻ ở trong đội bơi, bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ để xem xét liệu trẻ có thể tiếp tục bơi hay không.
Một số tình huống trẻ vẫn có thể bơi nhưng nên sử dụng thuốc nhỏ tai để vệ sinh sau mỗi buổi bơi. Tiếp tục bơi có thể khiến quá trình hồi phục của bệnh chậm hơn nhưng sẽ không gây ra vấn đề nghiêm trọng nào cho trẻ.
3. Cách phòng ngừa
Cho mọi trẻ bị nhiễm trùng tai:
- Tránh để trẻ tiếp xúc khói thuốc lá. Hút thuốc thụ động làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
- Tránh để trẻ cảm lạnh thường xuyên. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người bị cảm lạnh trong năm đầu tiên của con bạn. Hầu hết những đợt nhiễm trùng tai thường bắt đầu từ cảm lạnh. Bạn nên dành thời gian chăm sóc trẻ tại nhà trong những năm đầu đời của trẻ. Môi trường đông đúc như nhà trẻ hay trường mẫu giáo rất dễ là yếu tố nguy cơ mắc bệnh.
- Cho con bú sữa mẹ nhiều nhất và lâu nhất có thể. Bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 đến 12 tháng đầu đời. Kháng thể trong sữa mẹ giúp làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng tai.
- Chủng ngừa đầy đủ theo lịch được khuyến cáo cho trẻ. Vắc-xin cúm và vắc-xin phế cầu sẽ bảo vệ con bạn khỏi một số bệnh nhiễm trùng tai.
Nếu con bạn bú bình, hãy bế trẻ ở tư thế đầu cao hơn dạ dày. Cho trẻ bú khi nằm hoặc để trẻ tự cầm bình sữa bú có thể khiến sữa chảy ngược vào ống tai. - Kiểm tra tình trạng ngáy khi ngủ của trẻ. Nếu con bạn ngáy mỗi đêm hoặc thở bằng miệng, đó có thể là dấu hiệu viêm amydan. Viêm amidan nhiều có thể dẫn đến nhiễm trùng tai. Trẻ cần được Bác sĩ khám để có những phương pháp điều trị phù hợp.
Đối với trẻ bơi lội có nhiễm trùng tai:
- Đầu tiên, bạn nên giới hạn thời gian mỗi ngày trẻ tiếp xúc với nước. Có thể khi ở hồ hơi hoặc phòng tắm. Cách tốt nhất để phòng ngừa là giữ cho ống tai luôn được khô ráo. Sau khi bơi, bạn nên hướng dẫn trẻ cách lấy hết nước ra khỏi ống tai. Đó là quay đầu sang một bên và kéo vành tai theo các hướng khác nhau để giúp nước chảy ra. Lau khô ống tai cẩn thận với khăn sạch.
- Nếu trẻ dễ tái phát nhiễm trùng tai, hãy rửa sạch ống tai của con bạn bằng chất sát khuẩn như cồn 70 độ mỗi khi bé bơi hoặc tắm xong. Điều này giúp tai được khô và tiêu diệt vi trùng. Sử dụng nút chặn tai hoặc mũ bơi cũng là những biện pháp có hiệu quả.
4. Một số sai lầm thường gặp
Không đặt bông gòn vào ống tai. Chúng sẽ làm tăng sự tích tụ ráy tai. Ráy tai sẽ chặn sự thoát nước từ trong ống tai ra ngoài. Từ đó, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ bơi lội.
Sát khuẩn với cồn rất hữu ích để ngăn ngừa nhiễm trùng tai. Nhưng đó không được xem như một phương pháp điều trị vì nó có thể làm trẻ đau nhức tai nếu bị nhiễm trùng nặng.
Thời điểm nhập viện
Cho trẻ khám NGAY LẬP TỨC nếu triệu chứng đau tai trở nên nghiêm trọng hay trẻ không thể nghe được gì, trẻ trông có vẻ lừ đừ, sốt cao, bỏ ăn uống. Có thể trẻ cần nhập viện để điều trị kháng sinh tĩnh mạch hay can thiệp phẫu thuật. Nên cho trẻ tái khám khi các triệu chứng vẫn còn sau 7 ngày hay bạn có những lo lắng khác về tình trạng của trẻ.
Nhiễm trùng tai ở trẻ bơi lội có thể được gây ra bằng cách để nước bị ô nhiễm vào trong tai sau khi bơi. Nhiễm trùng này được biết đến như là viêm tai ngoài, không giống như viêm tai giữa cũng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Đa số trường hợp, trẻ có thể tự khỏi sau 1 tuần nếu điều trị và vệ sinh thích hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Ear: Swimmer's (Otitis Externa)https://www.abcdpediatrics.com/advisor/pa/pa_swimmear_hhg.htm
Ngày tham khảo: 30/01/2020
-
Ear Infection: Preventionhttps://www.abcdpediatrics.com/advisor/pa/pa_earfprev_hhg.htm
Ngày tham khảo: 30/01/2020