Khám tay chân miệng ở đâu? Những lưu ý khi đi khám tay chân miệng
YOUMED - Ứng dụng đặt khám bác sĩ, phòng khám, bệnh viện. Giúp người dùng đi khám thuận tiện và giảm thời gian chờ đợi.
Nội dung bài viết
Tay chân miệng là một căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Vì vậy, các bậc phụ huynh luôn lo lắng không biết nên cho bé khám tay chân miệng ở đâu? Thấu hiểu được điều này, YouMed gửi đến quý phụ huynh một số địa chỉ thăm khám tay chân miệng uy tín. Cha mẹ có thể lưu lại khi cần.
Khám tay chân miệng ở đâu?
Tay chân miệng là bệnh thường xảy ra ở đối tượng trẻ em. Khi bé mắc bệnh này, phụ huynh có thể đưa trẻ đến các bệnh viện, phòng khám uy tín để được thăm khám và điều trị.
Sự uy tín của các cơ sở thăm khám có thể được đánh giá qua:
- Đội ngũ y bác sĩ, nhân viên có nhiều kinh nghiệm, giỏi nghề, tận tâm với nghề.
- Cơ sở có đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Điều này giúp các thủ thuật chẩn đoán, xét nghiệm diễn ra nhanh chóng và chính xác.
- Đơn vị thăm khám có cơ sở hạ tầng khang trang, đạt tiêu chuẩn diệt khuẩn.
- Cơ sở thăm khám nhận được sự tin tưởng, đánh giá tốt từ khách hàng.
Bạn đọc có thể tham khảo một số đơn vị thăm khám tay chân miệng dưới đây.
Một số bệnh viện khám tay chân miệng miền Bắc
Tên đơn vị | Địa chỉ |
Bệnh viện Nhi Trung ương | 18/879 La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội |
Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai | 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội |
Chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội | 1 phố Tôn Thất Tùng, phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội |
Một số bệnh viện khám tay chân miệng miền Trung
Tên đơn vị | Địa chỉ |
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế | 16 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế |
Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng | 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng |
Một số bệnh viện khám tay chân miệng miền Nam
Tên đơn vị | Địa chỉ |
Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM | 341 Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10, TP. HCM |
Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM | 14 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM |
Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM | 15 Võ Trần Chí, xã Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM |
Bệnh viện FV | 6 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM |
Bạn đọc lưu ý, vẫn còn nhiều cơ sở thăm khám tay chân miệng trên phạm vi cả nước. Khi muốn thăm khám tay chân miệng, bạn đọc có thể dựa vào các tiêu chí để đánh giá sự uy tín và lựa chọn cơ sở thăm khám phù hợp với bản thân nhé!”
Một số câu hỏi cơ bản bạn có thể hỏi bác sĩ
Trước khi đi khám
Nếu bạn đưa con đi khám bác sĩ khi nghi ngờ trẻ bị bệnh tay chân miệng thì trước khi đi, hãy viết ra những thông tin mà bác sĩ sẽ cần để có thể tận dụng tối đa thời gian của bạn và bác sĩ, bao gồm:
- Bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng mà bé biểu hiện.
- Thời gian xuất hiện triệu chứng.
- Bé đang được chăm sóc tại nhà, nhà trẻ hay bất kỳ môi trường nào bệnh có thể lây lan.
- Những thắc mắc của bạn.
Trong buổi khám
- Nguyên nhân nào gây nên các triệu chứng của bé?
- Còn có nguyên nhân nào khác không?
- Bé có cần làm xét nghiệm nào không?
- Cách điều trị tốt nhất cho bé là gì?
- Có cần dùng thuốc không?
- Tôi có thể làm gì ở nhà để bé thoải mái hơn?
Những điều bác sĩ có thể hỏi bạn trong buổi khám bệnh
- Các triệu chứng xuất hiện từ khi nào? Mức độ nặng nhẹ ra sao?
- Bé có tiếp xúc với ai bị bệnh không?
- Bạn có nghe nói gì về tình hình bệnh tật tại trường học hay nơi chăm sóc bé?
- Có bất kỳ điều gì làm cho triệu chứng giảm nhẹ hoặc nặng hơn?
Bạn có thể làm gì trong lúc này?
Để giúp giảm bớt lo lắng, bác sĩ khuyên bạn nên:
- Nghỉ ngơi.
- Uống nước hoặc sữa có thể sẽ dễ hấp thu hơn các loại nước có tính acid, ví dụ như nước ép trái cây hay soda.
- Nếu cần, dùng thuốc giảm đau không kê đơn (trừ Aspirin), ví dụ như: Acetaminophen (Tylenol,…) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin,…) ở dạng và liều lượng phù hợp với lứa tuổi và cân nặng. Tuy nhiên chúng không cần thiết trong trường hợp sốt nhẹ và cũng không giúp mau hết bệnh.
- Sử dụng nước súc miệng hoặc thuốc xịt để giảm đau.
YouMed hy vọng bài viết trên sẽ giúp cha mẹ giải quyết vấn đề đưa trẻ đi khám tay chân miệng ở đâu? Bên cạnh đó là những điều cần chuẩn bị thật tốt cho buổi khám bệnh tay chân miệng. Sự chuẩn bị kỹ càng của phụ huynh sẽ giúp bác sĩ nắm rõ vấn đề và đưa ra hỗ trợ tốt nhất.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Hand-foot-and-mouth disease (Diagnosis & treatment)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/diagnosis-treatment/drc-20353041
Ngày tham khảo: 04/06/2023