YouMed

Bật mí những điều cần biết trước khi khám bệnh Tay Chân Miệng

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Khi đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu để thăm khám về bệnh Tay chân miệng, bạn có biết bản thân nên chuẩn bị gì chưa? Trong bài viết dưới đây, Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô sẽ chia sẻ các thông tin hữu ích giúp cho buổi khám của bạn với bác sĩ diễn ra thật suôn sẻ và hiệu quả. Bạn đọc hãy cùng YouMed theo dõi nhé!

Một số câu hỏi cơ bản bạn có thể hỏi bác sĩ

Trước khi đi khám

Nếu bạn đưa con đi khám bác sĩ khi nghi ngờ trẻ bị bệnh tay chân miệng thì trước khi đi, hãy viết ra những thông tin mà bác sĩ sẽ cần để có thể tận dụng tối đa thời gian của bạn và bác sĩ, bao gồm:

  • Bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng mà bé biểu hiện.
  • Thời gian xuất hiện triệu chứng.
  • Bé đang được chăm sóc tại nhà, nhà trẻ hay bất kỳ môi trường nào bệnh có thể lây lan.
  • Những thắc mắc của bạn.

Trong buổi khám

  • Nguyên nhân nào gây nên các triệu chứng của bé?
  • Còn có nguyên nhân nào khác không?
  • Bé có cần làm xét nghiệm nào không?
  • Cách điều trị tốt nhất cho bé là gì?
  • Có cần dùng thuốc không?
  • Tôi có thể làm gì ở nhà để bé thoải mái hơn?

Những điều bác sĩ có thể hỏi bạn trong buổi khám bệnh

  • Các triệu chứng xuất hiện từ khi nào? Mức độ nặng nhẹ ra sao?
  • Bé có tiếp xúc với ai bị bệnh không?
  • Bạn có nghe nói gì về tình hình bệnh tật tại trường học hay nơi chăm sóc bé?
  • Có bất kỳ điều gì làm cho triệu chứng giảm nhẹ hoặc nặng hơn?

Bạn có thể làm gì trong lúc này?

Để giúp giảm bớt lo lắng, bác sĩ khuyên bạn nên:

  • Nghỉ ngơi.
  • Uống nước hoặc sữa có thể sẽ dễ hấp thu hơn các loại nước có tính acid, ví dụ như nước ép trái cây hay soda.
  • Nếu cần, dùng thuốc giảm đau không kê đơn (trừ Aspirin), ví dụ như: Acetaminophen (Tylenol,…) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin,…) ở dạng và liều lượng phù hợp với lứa tuổi và cân nặng. Tuy nhiên chúng không cần thiết trong trường hợp sốt nhẹ và cũng không giúp mau hết bệnh.
  • Sử dụng nước súc miệng hoặc thuốc xịt để giảm đau.

YouMed hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho buổi khám bệnh Tay chân miệng. Sự chuẩn bị kĩ càng của bạn sẽ giúp bác sĩ nắm rõ vấn đề và đưa ra hỗ trợ tốt nhất.

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Hand-foot-and-mouth disease (Diagnosis & treatment)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/diagnosis-treatment/drc-20353041

    Ngày tham khảo: 21/04/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người