YouMed

Các thoại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh ghẻ

bác sĩ nguyễn thị thảo
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo
Chuyên khoa: Da liễu

Cái ghẻ là một loài ký sinh trùng trên cơ thể người, có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Hiện nay đang còn khá nhiều người mắc phải bệnh ghẻ và băn khoăn về những loại thuốc sẽ dùng khi điều trị bệnh. Vậy những loại thuốc nào cần dùng khi điều trị bệnh ghẻ? Những thuốc nào sẽ hiệu quả? Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Thị Thảo tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh ghẻ là bệnh như thế nào?

Bệnh ghẻ là một bệnh da rất phổ biến ở Việt Nam. Do tác nhân là ký sinh trùng cái ghẻ (Sarcoptes scabiei hominis) gây ra. Một điều đặc biệt, đó là chỉ có ghẻ cái mới có khả năng gây bệnh. 

Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp. Hoặc gián tiếp qua đồ vật mà người mắc bệnh tiếp xúc. Sau đó cái ghẻ sẽ xâm nhập vào da và gây bệnh. 

Triệu chứng đặc trưng nhất của ghẻ là bệnh nhân cực kỳ ngứa đặc biệt là về đêm (vì cái ghẻ đào hang và đẻ trứng vào ban đêm). Ngoài ra khi mắc bệnh các vùng da bị ghẻ xâm nhập sẽ có các tổn thương da là mụn nước rải rác, riêng rẽ (nhiều nhất ở các vùng da mỏng). Chính vì quan sát thấy những mụn nước này nên người dân đã đặt cho tên gọi bệnh ghẻ là ghẻ nước. 

Các biểu hiện khi mắc bệnh ghẻ hay “ghẻ nước” 
Các biểu hiện khi mắc bệnh ghẻ hay “ghẻ nước”

Mục tiêu khi điều trị bệnh ghẻ

Để có thể biết đâu là những thuốc cần để điều trị bệnh ghẻ một cách chính xác. Chúng ta sẽ dựa vào:

  • Thể lâm sàng
  • Độ tuổi của bệnh nhân
  • Nguồn lây nhiễm,…

Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn thuốc phù hợp nhất cho bệnh nhân. 

Các mục tiêu trong việc dùng thuốc điều trị bệnh ghẻ:

  • Dùng thuốc giúp loại bỏ cái ghẻ khỏi bệnh nhân. 
  • Thuốc giúp điều trị triệu chứng và biến chứng.
  • Đánh giá những người xung quanh, điều trị nếu cần thiết.
  • Chẩn đoán sớm và điều trị ngay để tránh biến chứng và lây lan cho cộng đồng.
  • Điều trị cả những người trong gia đình và người xung quanh nếu phát hiện bị bệnh ghẻ để loại bỏ nguồn lây.
  • Bôi thuốc phải đúng cách.

Một số thuốc giúp loại bỏ cái ghẻ thông dụng

1. Permethrin

Thuốc bôi Permethrin 5% các bạn có thể thấy trên thị trường với tên gọi Elimite. Trong việc điều trị Permethrin nên được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Permethrin có tác dụng tiêu diệt cái ghẻ và trứng. 

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công nhận Permethrin là một thuốc an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh ghẻ ở những bệnh nhân lớn hơn 2 tháng tuổi.

Ngoài ra Permethrin còn là loại thuốc đầu tay được lựa chọn để điều trị bệnh ghẻ thể cổ điển. Đối với ghẻ vảy hay ghẻ Nauy nên dùng permethrin tại chỗ 2-3 ngày một lần trong 1-2 tuần để điều trị ghẻ vảy.

2. Crotamiton

Thuốc bôi Crotamiton 10% các bạn có thể thấy trên thị trường với một số tên gọi như Eurax, Crotan,…

Crotamiton cũng được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận để điều trị bệnh ghẻ ở người lớn. Crotamiton được công nhận là an toàn khi sử dụng.

Tuy nhiên các bạn cần lưu ý ràng Crotamiton không được FDA chấp thuận để sử dụng cho trẻ em. Và việc dùng thuốc Crotamiton trong điều trị bệnh ghẻ đôi khi có thể thất bại. 

3. Lưu huỳnh

Thuốc mỡ Lưu huỳnh (5% -10%) rất an toàn để sử dụng tại chỗ cho trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi trong việc dùng thuốc điều trị bệnh ghẻ.

Tuy nhiên nhược điểm của việc dùng lưu huỳnh là thuốc có mùi khá khó chịu.

4. Lindane

Kem Lindane 1% mặc dù đã được FDA chấp thuận trong việc điều trị bệnh ghẻ. Tuy nhiên lindane không được khuyến khích là thuốc sử dụng đầu tay. 

Các bạn cần phải tuyệt đối lưu ý rằng việc vô tình nuốt phải lindane có thể gây độc cho não và các bộ phận khác của hệ thần kinh. Do đó khi sử dụng các bạn cần phải cực kỳ lưu ý để xa tầm tay trẻ nhỏ. 

5. Ivermectin

Ivermectin là một thuốc diệt ký sinh trùng đường uống được chấp thuận để điều trị trong nhiều bệnh lý. 

Thuốc Ivermectin với một số tên gọi trên thị trường như biệt dược Stromectol,… Hiện nay có nhiều bằng chứng cho thấy rằng ivermectin dùng đường uống là một phương pháp điều trị bệnh ghẻ an toàn và hiệu quả.

Tuy nhiên, Ivermectin lại không được FDA công nhận. Do đó Ivermectin đường uống nên được cân nhắc cho những bệnh nhân đã thất bại trong việc điều trị hoặc không thể dung nạp các loại thuốc bôi ngoài da khác được.

Ivermectin cũng là một loại thuốc an toàn giúp điều trị bệnh ghẻ vảy. Đối với bệnh ghẻ vảy thì bệnh nhân nên dùng ivermectin cùng với thuốc bôi ngoài da. 

6. Benzyl benzoate

Benzyl benzoate 25% có thể được sử dụng như một thuốc bôi ngoài da điều trị bệnh ghẻ thay thế cho Permethrin. 

Tuy nhiên, thuốc này có thể gây kích ứng cho da. Có thể dùng nồng độ thấp hơn cho trẻ em (10% hoặc 12,5%). 

7. Kem bôi bạt sừng

Ngoài ra khi dùng thuốc điều trị, bác sĩ cũng có thể sử dụng kèm theo một loại kem bôi bạt sừng tại chỗ. Điều này giúp giảm sự đóng vảy của da và hỗ trợ sự hấp thụ của permethrin hoặc benzyl benzoat.

Bôi thuốc như thế nào cho đúng cách?

  • Tắm thuốc tím pha loãng 1/10.000 hoặc xà bông ghẻ.
  • Bôi thuốc vào buổi tối, từ cổ đến chân, mặc quần áo sạch sáng hôm sau tắm lại.
  • Bôi thuốc vào buổi tối và lưu trên da 8-12 giờ.
  • Bôi thuốc toàn bộ bề mặt da, bao gồm da đầu, tất cả các nếp gấp, háng, rốn, vùng sinh dục và vùng da nằm dưới móng tay.
  • Không rửa tay sau khi bôi thuốc (nếu bệnh nhân tự bôi thuốc).
  • Nếu ghẻ chàm hóa hoặc bội nhiễm: Phải bôi thêm dung dịch màu như Eosin 2%, Milian, castellani.
  • Ghẻ Nauy: Ngâm, tắm toàn thân sau đó bôi mỡ salicylic để bong sừng rồi mới bôi thuốc ghẻ.

Các thuốc giúp điều trị triệu chứng

Các bạn ngoài được sử dụng thuốc giúp loại bỏ cái ghẻ thì các bác sĩ cũng có thể cho các bạn kèm theo một số thuốc giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình điều trị, như:

  • Giảm ngứa với các thuốc kháng Histamin, corticoid thoa, corticoid uống ngắn ngày,…
  • Sử dụng kháng sinh nếu có nhiễm trùng thứ phát. 

Sau khi dùng thuốc bao lâu thì hết ngứa?

Nếu dùng thuốc điều trị bệnh ghẻ đúng tỉ lệ khỏi bệnh > 95% các trường hợp. Bệnh nhân sẽ hết ngứa sau 2 đến 3 tuần và không để lại di chứng.

Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng bệnh sẽ để lại các biến chứng, như: 

Bệnh ghẻ là một bệnh có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta. Nếu không may mắc phải các bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc mà không có đơn của bác sĩ. 

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Scabies: Epidemiology, clinical features, and diagnosishttps://www.uptodate.com/contents/scabies-epidemiology-clinical-features-and-diagnosis

    Ngày tham khảo: 19/06/2021

  2. Parasites - Scabieshttps://www.cdc.gov/parasites/scabies/index.html

    Ngày tham khảo: 19/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người