YouMed

Dây rốn quấn cổ ảnh hưởng gì đến con, liệu có đáng lo ngại?

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Phan Lê Nam
Tác giả: ThS.BS Phan Lê Nam
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Khi nghe dây rốn quấn cổ em bé, mẹ thường rất lo lắng về những nguy hiểm có thể xảy đến với con. Đặt ra nhiều câu hỏi liệu con tôi có ảnh hưởng gì không? Mẹ nên làm gì cho bé? Và rất nhiều câu hỏi khác. Vậy thực ra tình trạng này có thực sự làm cho mẹ đáng lo lắng? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lê Nam nhé!

Dây rốn quấn cổ là gì?

Đây là thuật ngữ được các chuyên gia y tế sử dụng khi có tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi. Tình trạng này có thể xảy ra trong khi mang thai, chuyển dạ hoặc khi sinh nở.

Dây rốn là nguồn sống của bé. Dây rốn cung cấp cho em bé máu, oxy và chất dinh dưỡng mà bé cần. Vì thế bất kỳ vấn đề nào bất thường dây rốn của bé đều có thể ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên may mắn thay, hầu hết các trường hợp này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Tham khảo thêm: Dây rốn: tổng quan và các vấn đề thường gặp

Tình trạng dây rốn quấn cổ thực tế lại rất phổ biến trong thai kì. Thống kê cứ 3 trẻ sẽ có 1 trẻ được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh với dây rốn quấn quanh cổ.

Những nguyên nhân nào gây ra dây rốn quấn cổ?

Khi đang mang thai, mẹ sẽ biết rõ hơn bất kì ai về mức độ di chuyển của trẻ sơ sinh bên trong tử cung. Bé nhào lộn là một yếu tố lớn dẫn đế tình trạng dây rốn quấn cổ. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố khác làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng này.

Hình ảnh dây rốn quấn cổ
Hình ảnh dây rốn quấn cổ

Trên thực tế, các mạch máu trong dây rốn có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé. Chúng được bảo vệ xung quanh bởi một chất đệm, được gọi là Wharton’s jelly. Với lớp đệm này sẽ giữ cho mạch máu trong dây rốn được bảo toàn. Cho dù dây rốn có quấn quanh cổ, hoặc thắt nút mức độ vừa phải, mạch máu trong dây rốn vẫn đảm bảo được nhiệm vụ cung cấp đầy đủ máu cho em bé.

Những yếu tố khác bao gồm

  • Mẹ sinh đôi hoặc sinh ba.
  • Quá nhiều nước ối trong buồng ối (đa ối).
  • Dây rốn quá dài.
  • Cấu trúc dây rốn mềm, kém đàn hồi.

Mẹ cần lưu ý rằng, không có cách nào để phòng ngừa dây rốn quấn cổ. Và tình trạng này hoàn toàn không phải lỗi hoặc bất kì điều gì mà mẹ làm.

Điều may mắn rằng dây rốn quấn cổ hiếm khi gây nguy hiểm. Nếu em bé có, mẹ thậm chí sẽ chẳng cảm nhận được gì trừ khi có xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, biến chứng là rất hiếm. Đa số trẻ vẫn sinh ra khỏe mạnh và an toàn dù dây rốn quấn nhiều vòng.

Dây rốn quấn cổ được chẩn đoán bằng cách nào?

Tình trạng này chỉ có thể được chẩn đoán bằng siêu âm. Tuy nhiên, một số trường hợp, siêu âm có thể rất khó phát hiện. Ngoài ra, siêu âm chỉ có thể xác định được có dây rốn quấn cổ mà không thể nói được rằng tình trạng này có gây nguy cơ nguy hiểm cho em bé hay không.

Dây rốn quấn cổ có thể chẩn đoán được trong giai đoạn thai kỳ
Dây rốn quấn cổ có thể chẩn đoán được trong giai đoạn thai kỳ

Nếu được chẩn đoán có dây rốn quấn cổ trong thai kỳ, điều quan trọng là mẹ đừng hoảng sợ. Thực tế, dây rốn có thể trở lại bình thường trước khi bé sinh ra. Nếu dây rốn không trở lại bình thường, bé vẫn có thể được sinh ra an toàn và khỏe mạnh. Trong lúc chuyển dạ, luôn có máy monitor theo dõi tim thai của bé. Nếu có xảy ra biến chứng bác sỹ sẽ nhận định và sẽ có xử trí phù hợp để đảm bảo an toàn cho em bé.

Việc quản lý thai nghén tiếp theo sẽ như thế nào?

Không có cách nào để cần can thiệp gì thêm khi có tình trạng dây rốn quấn cổ. Thông thường, mẹ vẫn sẽ sinh em bé bình thường dưới sự theo dõi của bác sĩ. Sau khi sinh, em bé sẽ được tháo và cắt dây rốn. Đây không phải là trường hợp cần thiết để cần sinh em khẩn cấp.

Biến chứng nào có thể xảy ra?

Mẹ hãy lưu ý rằng biến chứng từ dây rốn quấn cổ là cực kì hiếm. Điều quan trọng rằng mẹ đừng quá hoảng hốt và lo lắng. Hãy chia sẻ với bác sĩ về bất kì mối lo ngại nào của mẹ.

Biến chứng thường xảy ra nhất trong quá trình chuyển dạ. Dây rốn có thể bị nén lại (áp lực) khi tử cung co thắt. Việc này làm giảm lượng máu bơm đến em bé. Monitor theo dõi tim thai sẽ biểu hiện rớt tim thai (nhịp tim thai giảm đi).

Số nhịp tim thai sẽ được nhìn thấy trên màn hình monitor theo dõi
Số nhịp tim thai sẽ được nhìn thấy trên màn hình monitor theo dõi

Với sự theo dõi chặt chẽ, đội ngũ đỡ sanh sẽ phát hiện ra. Khi theo dõi thấy tim thai rớt với thời lượng đáng kể, bác sỹ có thể đề nghị sinh mổ khẩn.

Trong một số trường hợp hiếm, tình trạng dây rốn quấn cổ cũng có thể dẫn đến giảm chuyển động của thai nhi. Điều này dẫn đến giảm phát triển nếu tình trạng này xảy ra sớm trong thai kì hoặc làm cho ca sinh nở phức tạp hơn.

Trong phần lớn các trường hợp, dây rốn quấn cổ không gây nguy hiểm cho mẹ và con. Trong một số trường hợp hiếm hoi khi các biến chứng xảy ra, đội ngũ đỡ sanh sẽ phát hiển và xử trí phù hợp. Vì thế trẻ thường được sinh ra an toàn dù có biến chứng xảy ra. Điều quan trọng mẹ cần biết rằng tình trạng này không thể phòng ngừa được. Nếu em bé có dây rốn quấn cổ, cách tốt nhất là đừng quá lo lắng về tình trạng này. Thêm căng thẳng sẽ không tốt cho mẹ và cả con. Nếu vẫn còn căng thẳng, hãy chia sẻ với bác sĩ về bất kì điều gì mẹ còn lo ngại.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  • Julie Lay (2017), Healthline, “How Does Nuchal Cord Affect My Baby?”, đăng nhập 01/09/2020 tại website https://www.healthline.com/health/pregnancy/nuchal-cord
  • Debra Rose Wilson (2017), Medical News Today, “Everything you need to know about nuchal chord”, đăng nhập 01/09/2020 tại website https://www.medicalnewstoday.com/articles/319762
  •  

    Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người