YouMed

Điều gì xảy ra khi gặp sang chấn tâm lý (Phần 1)

Chuyên viên tâm lý NHIÊU QUANG THIỆN NHÂN
Tác giả: Chuyên viên tâm lý Nhiêu Quang Thiện Nhân
Chuyên khoa: Tâm thần

Trong cuộc sống, đến một lúc nào đó chúng ta sẽ trải qua một sự kiện kinh hoàng. Đó có thể là một tai nạn, một thảm họa tự nhiên, trường hợp khẩn cấp về y tế, hỏa hoạn hoặc có thể là một sang chấn do người khác gây ra dưới hình thức tấn công bạo lực, lạm dụng… sang chấn cũng có thể đến từ việc nhìn thấy một người khác bị tổn thương nghiêm trọng hoặc bị giết hoặc tìm hiểu về điều gì đó khủng khiếp đã xảy ra với một người chúng ta yêu thương.

Dù nó đến từ đâu thì dấu vết của nó để lại trên cơ thể lẫn tinh thần là điều không thể phủ nhận. Những phản ứng của chúng ta khi đối diện với sang chấn tâm lý dựa trên những điểm độc đáo trên nền nhân cách mỗi cá nhân nhưng vẫn có những đặc điểm phổ quát. Từ đó, khi hiểu được những phản ứng phổ biến, chúng có thể hữu ích cho tiến trình hồi phục của mỗi chúng ta. Mọi thứ có thể cải thiện và hy vọng.

Sang chấn tâm lý 1
(Nguồn ảnh: Washington Post)

1. Trải nghiệm lại sang chấn tâm lý

A. Tái diễn lại ký ức

Nhiều người trải qua việc tái diễn, lặp đi lặp lại những ký ức trải nghiệm sang chấn. Nó có thể là được hiểu như là một cơ chế của bộ não để cố mô phỏng lại để hiểu ý nghĩa của trải nghiệm và tìm hiểu xem liệu chúng ta có thể nào làm khác hơn không.

Dù nguyên nhân là gì, nó cũng đều gây đau khổ khi liên tục sống lại ký ức tồi tệ đó. Cảm giác bất lực ngay khi chúng ta cố gắng để ngưng sự hồi tưởng các ký ức này làm mọi thứ trở nên tồi tệ.

B. Cơn ác mộng

Mặc dù quá trình hồi tưởng lại trải nghiệm sang chấn trong giống như một cơn ác mộng, nhưng những cơn ác mộng thực sự vẫn có thể ám ảnh trong giấc ngủ của chúng ta sau khi gặp sang chấn. Hệ thống thần kinh đã gây ra một căng thẳng nghiêm trọng và ngay cả trong những lúc chúng ta ngủ, não bộ vẫn tiếp tục xử lý sự kiện này. Hầu hết những cơn ác mộng không hoàn toàn là trải nghiệm sang chấn chính xác, nhưng nó có những chủ đề tương đồng với sự kiện sang chấn.

Ví dụ như một sang chấn sau sự kiện ngồi trên 1 chiếc xe mất thắng lao đi, những chủ đề ác mộng có thể liên quan đến đuối nước do cảm giác ngạt thở khi căng thẳng trong sự kiện gây sang chấn có thể đang được não bộ liên kết đến trạng thái ngạt thở khi đuối nước. Không có gì đáng ngạc nhiên, những cơn ác mộng này có thể góp phần vào triệu chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp sau một sang chấn.

C. Hồi tưởng

Hồi tưởng xảy ra khi những thành phần ký ức sang chấn bị kích hoạt như: Nghe thấy một đoạn tin tức, nhìn thấy tai nạn, ngửi thấy mùi gợi lại sự kiện sang chấn và khiến não bộ cảm thấy như thể sang chấn lại xảy ra một lần nữa. Một ví dụ: một sang chấn do sự kiện bị một người đàn ông lạ mặt tấn công, khi họ thấy một người đàn ông khác đi bộ đột nhiên dừng lại và đổi hướng để về phía mình.

Mặc dù không có mối đe dọa nào thực tế nào từ ánh nhìn cho đến vị trí di chuyển, nhưng một báo động được truyền đến não não bộ diễn dịch và hồi tưởng lại. Hồi tưởng gây khó chịu vì chúng mang lại nhiều cảm xúc với cường độ mạnh và những ký ức sống động như họ đang xem lại những thước phim về trải nghiệm sang chấn của mình.

sang chấn tâm lý 2
Người bị sang chấn tâm lý có thể gặp các vấn đề liên tục với giấc ngủ hoặc nỗi đau thể xác

2. Phản ứng cảm xúc của sang chấn tâm lý

A. Sợ hãi và lo lắng

Có lẽ phản ứng cảm xúc phổ biến nhất đối với sang chấn tâm lý là cảm thấy sợ hãi và lo lắng. Nó có ý nghĩa rằng chúng ta sẽ sợ sau khi một điều đáng sợ xảy ra. Trên thực tế, giống như rất nhiều phản ứng khác, đó là dấu hiệu cảnh báo rằng chúng ta cần chuẩn bị cho điều đáng sợ đó. Nó cho thấy hệ thống thần kinh của chúng ta vẫn đang hoạt động như bình thường.

Tuy nhiên, nỗi lo sợ này sau một sang chấn có thể tồi tệ hơn những cảm xúc mà chúng ta cảm thấy tại thời điểm sang chấn và thường kéo dài lâu hơn. Bạn có thể cảm thấy lo sợ khi có cái gì đó kích hoạt như một lời nhắc nhở về sang chấn. Hầu hết mọi người thấy rằng chúng sẽ được thích nghi dần theo thời gian.

Họ có nguy cơ cao phát triển các rối loạn như lo lắng tột độ

B. Tức giận

Ngoài sợ hãi và lo lắng, tức giận là một phản ứng rất phổ biến đối với sang chấn tâm lý. Chúng ta có thể cảm thấy tức giận với một người hoặc một tình huống chịu trách nhiệm cho sang chấn của chúng ta. Chúng ta có thể tức giận với chính mình nếu chúng ta tự trách mình vì những gì đã xảy ra.

Chúng ta có thể trở nên cáu gắt hơn bình thường và không hiểu tại sao chúng ta lại phản kháng lại với người xung quanh hoặc ít kiên nhẫn hơn với con cái của chúng ta. Giống như tất cả các phản ứng này, việc cảm thấy tức giận sau một sang chấn là điều hoàn toàn bình thường.

C. Nỗi buồn

Chúng ta thường sẽ cảm thấy buồn sau một sự kiện đau thương. Khóc có thể là một cách để hệ thống thần kinh hạ nhiệt từ phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy, vì khóc có liên quan đến hệ thống thần kinh giao cảm làm dịu tâm trí và cơ thể. Nỗi buồn cũng có thể đến từ cảm giác tuyệt vọng bởi một thế giới quá nhiều điều khủng khiếp.

Và tất nhiên nỗi buồn và đau thương là phổ biến khi đó là một sang chấn liên quan đến việc mất mát một người gần gũi với chúng ta. Vào lúc này, khi những cảm giác buồn bã này trở nên tồi tệ, đó là một phản ứng phù hợp.

Những trải nghiệm sang chấn tâm lý thường khơi dậy những cảm xúc mạnh mẽ

D. Cảm giác tội lỗi

Nếu sang chấn tâm lý liên quan đến người gần gũi với chúng ta bị thương hoặc bị hại, chúng ta có thể tự trách mình và cảm thấy tội lỗi rằng bằng cách nào đó chúng ta đã không ngăn chặn được nó. Các cựu chiến binh có thể cảm thấy tội lỗi về các hành động mà họ đã thực hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dẫn đến cái chết của các binh sĩ khác.

Hoặc chúng ta có thể cảm thấy bản thân có trách nhiệm khi bị tấn công hoặc bị tổn thương, như thể bằng cách nào đó chính chúng ta đã gây ra nó.

E. Cảm giác tê liệt (“Đóng băng” cảm xúc)

Đôi khi thay vì cảm thấy những cảm xúc mạnh mẽ, chúng ta không cảm thấy có cảm xúc nào cả, như thể mọi thứ trống rỗng. Chúng ta không thể cảm nhận được những cảm xúc tích cực mà ta biết mình “nên có” khi những điều tốt đẹp xảy ra trong cuộc sống, và ngược lại. Điều này có thể gọi là cảm xúc tê liệt.

Một phần nguyên nhân của phản ứng tê liệt cảm xúc này có thể đến từ những nỗ lực tự bảo vệ của chính cơ thể và tâm trí chúng ta khi phải đối mặt với những cảm xúc mạnh một cách “tràn trề”.

Bác sĩ Nhiêu Quang Thiện Nhân

>> Chấn thương tâm lý có thể tác động đến mỗi người theo những cách và mức độ khác nhau. Hãy là nguồn cảm hứng cho người bệnh. Dành cho họ thời gian và tình yêu thương. Cùng tìm hiểu thêm về sang chấn tâm lý: Tâm thần phân liệt đáng thương hay đáng sợ? (Phần 2)

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Sadock, B. J., Sadock, V. A., & Ruiz, P. (2015). Kaplan & Sadock’s synopsis of psychiatry: Behavioral sciences/clinical psychiatry (Eleventh edition.) New York: Wolters Kluwer.

https://www.psychologytoday.com/us/blog/think-act-be/201609/21-common-reactions-trauma Date: 31/8/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người