YouMed

Giác hơi bị thâm tiết lộ cho bạn điều gì?

bác sĩ NGUYỄN VŨ THU THẢO
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Vũ Thu Thảo
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Sau điều trị, vùng da xung quanh chỗ giác hơi có thể bị kích ứng theo hình tròn. Có một số bệnh nhân lo lắng về vấn đề giác hơi bị thâm này. Nên hôm nay, Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Vũ Thu Thảo sẽ giải đáp cùng bạn đọc trong bài viết này.

Tổng quan về giác hơi, chỉ định, chống chỉ định

Giác hơi là một trong những phương pháp điều trị cổ truyền. Bác sĩ trị liệu đặt những chiếc cốc chuyên dụng lên da để tạo lực hút trong vài phút. Nhằm giúp giảm đau, giảm viêm, thư giãn, tăng cường lưu thông máu, và xem nó như một loại massage sâu.

Chỉ định

Hiệp hội giác hơi Anh có khuyến cáo giác hơi trong các trường hợp sau:

  • Các bệnh thấp khớp như viêm khớp và đau cơ xơ hóa: viêm khớp mạn tính, không giác hơi tại vùng đó nếu khớp viêm quá nhiều
  • Các vấn đề về da như chàm và mụn trứng cá: bệnh lý da liễu thường gặp ở tuổi dậy thỉ và trẻ nhỏ.
  • Huyết áp cao: tình trạng huyết áp tâm thu cao trên 140 mmHg, và huyết áp tâm trương trên 80 mmHg
  • Chứng đau nửa đầu: bệnh lý thần kinh lành tính phổ biến, hay gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 10 đến 45 tuổi, ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
  • Lo lắng và trầm cảm: bệnh lý tâm thần thường gặp. Khi người bệnh cảm thấy thờ ơ, không còn hứng thú với cuộc sống xung quanh.

Chống chỉ định

Cần hết sức thận trọng khi thực hiện giác hơi đối với các nhóm đối tượng sau:

  • Không điều trị giác hơi cho trẻ em dưới 4 tuổi, vì làn da của bé còn nhạy cảm, và mỏng, nên dễ bỏng. Hơn nữa, trẻ sẽ không nhận biết được điểm nào nóng hay chưa. Trẻ lớn hơn chỉ nên điều trị giác hơi trong thời gian rất ngắn.
  • Đối với người lớn tuổi, da trở nên mỏng và dễ xuất huyết, nên có thể sẽ để lại vết bầm nhiều hơn.
  • Không giác hơi vùng bụng và thắt lưng đối với người đang mang thai.
  • Phụ nữ đang hành kinh bị mất nhiều máu, khi giác hơi lại vô tình đưa máu thoát ra khỏi lòng mạch, làm tình trạng thiếu máu nặng hơn.
  • Không sử dụng giác hơi nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu, có thể gây xuất huyết.

giác hơi bị thâm
Vị trí sau khi giác hơi sẽ để lại nhiều vết thâm

Tổng quan về tình trạng giác hơi bị thâm

Nếu bạn đã từng thực hiện liệu pháp giác hơi, giác hơi thường xuyên gây ra các vết trên da. Điều này là do lực hút chân không trong cốc, đưa máu lên bề mặt da, tương tự như một vết bầm tím. Kích thước của dấu giác bằng kích thước của cốc.

Quan điểm Đông Y về vết giác hơi bị thâm

Những vết giác hơi này là sự đổi màu da do các mạch máu ngay dưới da bị vỡ, giống như một vết bầm tím. Điều này cho thấy mức độ trì trệ của máu và khí, độc tố hoặc đàm thấp trong cơ thể bạn. Màu sắc và hoa văn của các vết phản ánh mức độ đình trệ ở khu vực đó. Màu càng tối, hiện tượng ứ đọng càng nhiều.

  • Ví dụ như, giác hơi nhợt nhạt thể hiện tình trạng khí huyết suy kém. Giác hơi hơi đỏ thì thể hiện tình trạng ứ tắc mức độ trung bình.
  • Hay như có những chấm điểm sậm màu hơn trên vùng giác hơi thể hiện tình trạng nhiễm độc tố,…
  • Có rất nhiều hình thái, màu sắc của giác hơi, mà nếu tìm hiểu nó là cả một câu chuyện đằng sau.

Có những dấu giác hơi của người này, lại rất sậm và đen hơn của người khác. Điều đó là tại sao? Vì mỗi cơ thể của mỗi người là cá biệt, tình trạng bệnh mỗi người cũng không giống nhau, nên có sự khác nhau là do vậy.

>>> Liệu bạn đã hiểu đúng về các phương pháp cạo gió, giác hơi?

Tình trạng giác hơi bị thâm có nguy hiểm không?

Giác hơi bị thâm là cơ chế tự nhiên khi mạch máu dưới da vỡ ra dưới tác động của lực hút và nhiệt độ. Nó sẽ không gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu chỉ là vết bầm nhẹ. Tuy nhiên, nếu để vết thương này bị nhiễm trùng, có khi hoại tử. Hoặc không cẩn thận mà làm bỏng luôn vùng da đó, thì hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Hoại tử vết thương
Hình ảnh vết thương bị hoại tử sau khi giác hơi

Vết thâm sau khi giác hơi bao lâu sẽ mất?

Vết bầm khi giác hơi có thể tồn tại trong vài ngày đến hai tuần. Theo bác sĩ Casco của TCM, dự kiến ​​sau vài tuần điều trị giác hơi lặp đi lặp lại, vết bầm tím sẽ giảm khi tình trạng đình trệ giải quyết. Điều này cho thấy kết quả thành công của một quy trình điều trị giác hơi.

Theo bác sĩ Thompson, những vết vô hại này sẽ từ từ mờ đi trước khi biến mất hoàn toàn sau khoảng 1 tuần tùy thuộc vào khả năng tái tạo của da. Nếu điều trị bằng giác hơi thường xuyên, bạn sẽ thấy rằng các vết sẽ trở nên nhạt và nhẹ hơn rõ rệt.

  • Màu hồng nhạt: Mờ dần trong vòng vài phút đến một giờ.
  • Đỏ sẫm: Mờ dần từ 3 ngày đến một tuần (tối đa 2 tuần nếu đó là vết thương cũ).

Những triệu chứng khác có thể gặp sau khi giác hơi

Khi thực hiện giác hơi, sẽ có một số tác dụng phụ như sau, mà bạn cần biết:

  • Cảm thấy chóng mặt, lâng lâng trong quá trình điều trị.
  • Đổ mồ hôi hoặc buồn nôn.
  • Sau khi điều trị, vùng da xung quanh vành cốc có thể bị kích ứng và có hình tròn. Bạn cũng có thể bị đau tại các vị trí da bị rạch chích lễ
  • Nhiễm trùng luôn là một nguy cơ sau khi điều trị liệu pháp giác hơi. Thường ít xảy ra nếu bác sĩ thực hiện đúng làm sạch da và kiểm soát nhiễm trùng trước và sau buổi trị liệu.
  • Để lại vết sẹo trên da.
  • Bầm tím da.
  • Bị nhiễm các bệnh lí khác qua đường máu như viêm gan B, HIV,… nếu dùng chung dao rạch.

Khi nào cần gặp bác sĩ nếu giác hơi bị thâm?

Khi vết giác hơi có tình trạng mưng mủ, nhiễm trùng, tiết dịch mất thường, hoặc có dấu hiệu hoại tử thì phải gặp ngay BS điều trị. Có rất nhiều trường hợp thương tâm là đi giác hơi về, người bệnh không biết mình bị hoại tử, dẫn đến phải cắt bỏ phần hoại tử.

Vì vậy, trước khi thực hiện giác hơi, quý bạn đọc cần lưu ý:

  • Thực hiện biện pháp tại các cơ sở uy tín, có giấy phép hoạt động
  • Chú ý quy trình vô khuẩn khi thực hiện giác hơi
  • Hỏi ý kiến bác sĩ thông tin của phương pháp điều trị này
  • Đến gặp bác sĩ ngay khi xảy ra các tình trạng mưng mủ, nhiễm trùng
Bạn cần lựa chọn cơ sở y học cổ truyền uy tín để thực hiện liệu pháp giác hơi
Bạn cần lựa chọn cơ sở y học cổ truyền uy tín để thực hiện liệu pháp giác hơi

Vì giác hơi là biện pháp cổ truyền nên sẽ có rất người chưa đủ bằng cấp, chứng chỉ thực hiện. Có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu chúng ta thờ ơ và không nắm vững kiến thức. Mong bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc thêm kiến thức về các vết thâm sau khi giác hơi.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What Is Cupping Therapy?https://www.healthline.com/health/cupping-therapy#side-effects

    Ngày tham khảo: 06/08/2021

  2. What Do Your Cupping Colours Tell You?

    https://www.thomsontcm.sg/articles/what-do-your-cupping-colours-tell-you/

    Ngày tham khảo: 06/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người