YouMed

Hiện tượng ngứa da sau khi đi bơi

bác sĩ nguyễn thị thảo
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo
Chuyên khoa: Da liễu

Ngứa da sau khi đi bơi là tình trạng có thể gặp sau khi bơi ở những nơi nước cạn. Nguyên nhân do một loại kí sinh trùng tấn công da người đi bơi. Vậy ngứa da sau khi đi bơi có thể tự hết không? Bạn hãy cùng YouMed tìm hiểu vấn đề trên trong bài viết của Bác sĩ Da liễu Nguyễn Thị Thảo nhé!

Tổng quan

Ngứa da đi bơi thường xuất hiện những mẩn đỏ ngứa ngáy xảy ra sau khi bơi hoặc lội nước ngoài trời. Ngứa da trong mùa hè, hay còn được gọi là viêm da nổi mẩn đỏ ấu trùng cercaria. Triệu chứng này thường phổ biến nhất ở những hồ nước ngọt, ao/đầm, nhưng đôi khi xảy ra ở nước mặn.

Ngứa da khi đi bơi là dạng mẫn đỏ nguyên do bởi dị ứng với những kí sinh trùng. Chúng chui vào da khi bơi hoặc lội trong nước ấm.

Những kí sinh trùng này thường sống kí sinh các loài chim săn mồi gần khu vực sông/hồ và một số loài động vật có vú. Những loài kí sinh này có thể được thả vào nước. Cơ thể người không phải là vật chứa phù hợp. Vì thế những kí sinh sẽ chết ngay khi còn ở trong da. Ngứa da khi đi bơi khá khó chịu, nhưng cũng thường tự biến mất trong vài ngày. Trong khi đợi triệu chứng ngứa da tự hết, bạn còn có thể kiểm soát sự ngứa ngáy bằng những loại thuốc cần hoặc không cần kê toa.

Xem thêm: Ngứa da: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.

ngứa khi đi bơi
Trẻ sau đi bơi vùng nước bẩn về nổi mẫn đỏ và rất ngứa

Triệu chứng gồm những gì?

Những mẫn ngứa liên quan đến mẫn ngứa khi đi bơi thường trông giống như những nốt mụn đỏ hoặc những vết rộp. Nó có thể xuất hiện vài phút hoặc vài ngày sau khi bơi hoặc lội trong nước có chứa kí sinh vật.

Ngứa da khi đi bơi thường chỉ ảnh hưởng vùng da bị lộ ra ngoài. Đó là những vùng không được che kín bởi đồ bơi, ủng lội nước,… Những dấu hiệu, triệu chứng của ngứa da khi đi bơi thường trở tệ hơn sau mỗi lần tiếp xúc với kí sinh trùng.

Xem thêm: Viêm da dị ứng: Điều trị, phòng ngừa tái phát

ngứa da sau khi đi bơi
Hiện tượng da bị mẫn đỏ và ngứa

Khi nào bạn nên đi khám?

Trao đổi với bác sĩ của bạn nếu những mẫn ngứa sau khi bơi nếu nó kéo dài hơn 3 ngày. Nếu chỗ mụn nước có mủ, bạn nên khi khám bác sĩ ngay. Có thể bạn sẽ phải đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Nguyên nhân ngứa khi đi bơi

Những kí sinh trùng gây ngứa da khi đi bơi sống trong máu những loài chim săn gần hồ/sông, những động vật có vú sống gần hồ/sông. Ví dụ:

  • Ngỗng.
  • Vịt.
  • Mòng biển.
  • Hải ly.
  • Cầy hương.

Trứng của các loài kí sinh vật vào nước qua phân của loài bị kí sinh. Trước khi gây bệnh cho chim, những động vật khác và con người, trứng phải được ấp trong một khoảng thời gian trong một loại vỏ. Những vỏ ấp này thường nằm vùng rìa nước. Điều này giúp giải thích cho hiện tượng dễ bị nhiễm bệnh vùng nước nông này hơn. Ngứa da khi đi bơi không lây truyền từ người sang người. Nên bạn cũng chẳng cần lo về việc bị lây chứng ngứa da này từ những người có những mẫn ngứa.

ngứa da khi đi bơi
Các loại kí sinh trùng nằm trong máu chim cầm sống vùng rìa nước

Yếu tố nguy cơ mắc triệu chứng ngứa da sau bơi là gì?

Những kí sinh trùng gây nên chứng ngứa da khi đi bơi sống trong máu của những loài chim săn gần hồ/ sông và trong các động vật có vú sống gần hồ/sông. Càng ở trong nước lâu, khả năng nhiễm càng cao. Trẻ em thường sẽ có nguy cơ cao nhất. Vì chúng thường thích nghịch vùng nước cạn và ít khi làm khô người bằng khăn.

Một vài người có thể dễ ngứa da khi đi bơi hơn người khác. Và, càng tiếp xúc nhiều lần với kí sinh vật thì mức độ ngứa càng tăng cao.

Một số biến chứng

Ngứa da khi đi bơi ít khi có biến chứng. Nhưng da của bạn sẽ có thể nhiễm trùng nếu bị gãi quá mạnh. Vì vậy, tránh việc gãi vào chỗ mẫn ngứa thì tốt hơn. Tham khảo thêm bài viết: Chăm sóc da sau nặn mụn sao cho đúng cách?

Biện pháp phòng ngừa

Những kí sinh trùng gây nên chứng ngứa da khi đi bơi sống trong máu của những loài chim săn gần hồ/sông và trong các động vật có vú sống gần hồ/sông. Để giảm nguy cơ mắc chứng ngứa da khi đi bơi này, có những phương pháp sau:

  • Chọn địa điểm bơi cẩn thận: tránh bơi ở những nơi thường gây ngứa da sau khi đi bơi. Nên tránh bơi hay lội ở vùng đầm lầy nơi ốc sên thường hay sinh sống.
  • Tránh đi ở vùng rìa nước nhất có thể. Nếu bạn là một kình ngư, bạn nên bơi ở những chỗ nước sâu hơn. Thông thường bạn sẽ dễ bị ngứa da sau đi bơi khi tắm ở vùng nước nông, ấm.
  • Tắm lại nước sạch sau khi đi bơi. Sau khi tắm sạch cơ thể, bạn nên lau khô người với một khăn sạch. Thường xuyên giặt phơi đồ bơi.
  • Tránh cho chim ăn ở vùng gần bến tàu và vùng nước nông.
  • Nên dùng kem chống nắng không tan trong nước. Một số nghiên cứu ghi nhận da bạn được bảo vệ tốt hơn khỏi kí sinh trùng gây ngứa da khi đi bơi.
ngứa da sau khi bơi
Bơi ở vùng nước sạch giảm nguy cơ bị mẫn ngứa sau đó

Một số biện pháp sau giúp giảm ngứa:

  • Dùng kem giúp giảm ngứa.
  • Đừng cào gãi.
  • Đắp một khăn ẩm, sạch lên chỗ mẫn ngứa.
  • Tắm với muối Epsom, baking soda hay yến mạch.
  • Có thể trộn baking soda với nước rồi thoa lên chỗ bị mẫn ngứa.

Chẩn đoán và điều trị

Để chẩn đoán được triệu chứng này thực sự là một thử thách. Các vết mẫn đỏ khá tương đồng với các bệnh da khác. Hiện nay vẫn chưa có một xét nghiệm đặc hiệu nào giúp chẩn đoán ngứa da sau bơi.

Ngứa da sau đi bơi thường tự khỏi trong vòng một tuần. Trong thời gian chờ triệu chứng này khỏi, bạn có thể dùng một số loại thuốc không cần kê toa. Ví dụ như antihistamines hay kem giảm ngứa, như chứa calamine. Nếu mức độ mẫn ngứa quá nặng, bác sĩ có thể cho một số loại thuốc thêm.

Tóm lại, triệu chứng ngứa da sau bơi thường xảy ra sau khi bơi, nhất là ở vùng nước rìa sông. Nếu bạn có triệu chứng như trên, bạn nên đi khám để bác sĩ cân nhắc nguyên nhân gì gây nên triệu chứng đó. Sau bác sĩ có thể cho bạn một số thuốc bôi giúp giảm mẫn ngứa.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Swimmer's itchhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/swimmers-itch/symptoms-causes/syc-20355043

    Ngày tham khảo: 13/12/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người