YouMed

Kháng sinh Amk là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi dùng

dược sĩ phan tiểu long
Tác giả: Thạc sĩ, Dược sĩ Phan Tiểu Long
Chuyên khoa: Dược

Kháng sinh Amk là thuốc gì? Thuốc có công dụng gì? Thuốc mang lại hiệu quả điều trị như thế nào? Cần nên lưu ý những điều gì trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng Dược sĩ Phan Tiểu Long tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Thành phần hoạt chất: Amoxicillin, Clavulanic acid.

Thuốc có thành phần tương tự: Augmentin, Claminat, Augtipha,…

Kháng sinh Amk là gì?

AMK 625mg được sản xuất bởi công ty R.X. Manufacturing Co., Ltd. Thuốc có thành phần bao gồm Amoxicillin và Potassium clavulanate. Thuốc dùng để điều trị các loại nhiễm trùng như: nhiễm trùng đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới, đường tiểu, phụ khoa, nhiễm trùng da và mô mềm, xương khớp, nhiễm trùng răng miệng. Thuốc được bào chế dạng viên bao phim, đóng gói theo quy cách một hộp gồm 1 vỉ và mỗi vỉ 10 viên.

Kháng sinh AMK hộp gồm 1 vỉ 10 viên
Kháng sinh AMK hộp gồm 1 vỉ 10 viên

Thành phần và công dụng của từng thành phần

Mỗi viên nén bao phim chứa:

  • Amoxicillin: 500 mg
  • Clavulanic acid: 125 mg

Amoxicillin là một kháng sinh nhóm Penicillin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách không cho vi khuẩn tạo ra thành tế bào của nó. Amoxicillin dùng để trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai, mũi họng, nhiễm trùng đường tiết niệu,…1

Acid clavulanic là một chất gần giống Penicillin nhưng tác dụng tiêu diệt vi khuẩn của nó là rất yếu. Tuy nhiên, Acid Clavulanic lại có khả năng ức chế được beta-lactamase, là enzyme mà một số vi khuẩn tiết ra để chống lại tác dụng diệt khuẩn của Amoxicillin.2

Sự phối hợp của Amoxicilin và kali clavulanat trong sản phẩm nhằm mục đích tăng cường hiệu quả diệt khuẩn, mở rộng phổ kháng khuẩn, từ đó giúp điều trị hiệu quả nhiều loại bệnh nhiễm trùng hơn.2

Công dụng của kháng sinh AMK

Kháng sinh AMK được chỉ định trong các trường hợp:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm amidan.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm phổi.
  • Nhiễm trùng đường tiểu.
  • Nhiễm trùng phụ khoa.
  • Nhiễm trùng da và mô mềm.
  • Nhiễm trùng xương khớp.
  • Nhiễm trùng răng miệng.

Cách dùng và liều dùng của kháng sinh AMK

Cách dùng

Kháng sinh AMK dạng viên bao phim được sử dụng bằng đường uống.

Liều dùng của kháng sinh AMK

Liều dùng của kháng sinh sẽ tùy thuộc vào từng độ tuổi, thể trạng sức khỏe, tình trạng bệnh của mỗi cá nhân. Vì thế, phải sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo liều dùng mà bệnh nhân sử dụng là phù hợp nhất. Liều dùng tham khảo của kháng sinh AMK như sau:

Trẻ em cân nặng dưới 40 kg

Không được dùng viên bao phim 250/125 mg do chứa hàm lượng acid clavulanic cao.

Người lớn và trẻ em trên 40 kg

  • Với các nhiễm khuẩn thông thường mức độ nhẹ: ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên kháng sinh AMK 625.
  • Đối với nhiễm khuẩn nặng và nhiễm khuẩn đường hô hấp: ngày 3 lần, mổi lần 1 viên kháng sinh AMK 625, hoặc ngày 2 lần, mổi lần 1 viên kháng sinh AMK 1 g.

Người cao tuổi

Không cần điều chỉnh liều kháng sinh AMK trên người cao tuổi, trừ trưởng hợp độ thanh thải creatinin ≤ 30 ml/phút.

Giá của kháng sinh AMK

Sản phẩm hiện có trên thị trưởng giao động khoảng 190.000 VNĐ/chai 70ml. Tuy nhiên mức giá có thể thay đổi tùy theo chính sách bán hàng của từng cửa hàng.

Tác dụng phụ của kháng sinh AMK

Các tác dụng phụ của kháng sinh AMK thường nhẹ và thường gặp nhất thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó chịu trong bụng, chán ăn, đầy hơi và khó tiêu.

Rối loạn tiêu hóa là tác dụng phụ thường gặp nhất của kháng sinh AMK
Rối loạn tiêu hóa là tác dụng phụ thường gặp nhất của kháng sinh AMK

Để giảm triệu chứng của các tác dụng phụ, nên uống kháng sinh AMK sau khi ăn. Các tác dụng phụ trên da, tăng men gan, vàng da ứ mật, viêm gan, viêm thận mô kẽ, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan có thể xảy ra nhưng hiếm gặp.

Trường hợp không nên dùng kháng sinh AMK

Những người có tiền sử mẫn cảm, dị ứng với Amoxicillin, Acid Clavulanic, kháng sinh nhóm Pencilin và các tá dược có trong thuốc đều không nên sử dụng kháng sinh AMK.

Đối thượng đặc biệt khi sử dụng

Phụ nữ có thai và cho con bú

Tuy chưa có bằng chứng về quái thai cũng như các ảnh hưởng của thuốc lên thai nhi. Nhưng việc sử dụng kháng sinh trên phụ nữ có thai vẫn cần phải được cân nhắc. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc trong quá trình mang thai.

Cả Amoxicillin và Acid Clavulanic đều tiết qua sữa mẹ một lượng nhỏ. Nên thận trọng khi sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú. Nếu trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ cần dùng kháng sinh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Có sự tiết kháng sinh AMK qua sữa mẹ, nên thận trọng khi dùng thuốc với phụ nữ cho con bú
Có sự tiết kháng sinh AMK qua sữa mẹ, nên thận trọng khi dùng thuốc với phụ nữ cho con bú

Sử dụng máy móc, lái tàu xe

Không có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái tàu xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, các tác dụng phụ có thể xảy ra như dị ứng, chóng mặt, co giật có thể ảnh hưởng đến khả năng lái tàu xe và vận hành máy móc.

Thận trọng khi sử dụng thuốc

Các đối tượng cần thận trọng khi sử dụng Amoxicillin/ Acid Clavulanic:

  • Người già, người có tiền sử vàng da, rối loạn chức năng gan.
  • Các trường hợp phản ứng dị ứng quá mẫn đối với  Penicillin, Cephalosporin và các dị nguyên khác.
  • Người suy thận trung bình hay nặng cần chú ý điều chỉnh liều dùng của thuốc.

Cách xử trí khi dùng quá liều

Chưa có dữ liệu báo cáo về tình trạng ngộ độc kháng sinh AMK. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều viên có thể xảy ra tình trạng lo âu, mất ngủ, chóng mặt. Nếu lỡ dùng quá liều kháng sinh, nên theo dõi các triệu chứng sau đó. Cần báo ngay có bác sĩ nếu xuất hiện bất cứ tình trạng bất thường nào để có hướng xử trí kip thời.

Làm gì khi quên một liều thuốc?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng ngay càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu liều quên gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tương tác thuốc

Probenecid có thể làm tăng nồng độ của Amoxicillin.

Amoxicillin làm tăng hiệu quả của tác nhân chống đông máu.

Hiệu quả của thuốc tránh thai đường uống có thể bị giảm khi dùng chung với AMK.

Penicillin có thể làm giảm sự bài tiết Methotrexate và làm tăng độc tính của thuốc này.

Lưu ý khi dùng kháng sinh AMK

Những lưu ý khi dùng kháng sinh AMK:

  • Thận trọng theo dõi nếu xuất hiện các triệu chứng mẩn đỏ kèm sốt, nổi hạch.
  • Dùng thuốc kéo dài có thể làm phát triển những vi khuẩn đề kháng thuốc.
  • Phải định kỳ kiểm tra các chỉ số huyết học, chức năng gan, thận trong suốt quá trình điều trị.
  • Xem xét, cẩn trọng đối với những bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy, trong hoặc sau khi dùng bất kỳ loại kháng sinh nào.
  • Nếu xảy ra tình trạng viêm ruột do dùng kháng sinh thì nên ngưng. Báo ngay cho bác sĩ về tình trạng hiện tại để có hướng giải quyết kịp thời.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc, kết quả xét nghiệm của các phương pháp phi enzyme có thể bị ảnh hưởng (dương tính giả).
  • Thuốc cũng có thể gây dương tính giả với xét nghiệm Coombs.

Cách bảo quản

  • Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
  • Khi tạo thành hỗn dịch, phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 7 ngày.

Trên đây là thông tin cũng như những lưu ý khi sử dụng của kháng sinh AMK. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc xuất hiện bất cứ các triệu chứng bất thường nào, hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được điều trị kịp thời nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Side Effects of Amoxicillinhttps://www.healthline.com/health/side-effects-amoxicillin-amoxil-trimox

    Ngày tham khảo: 22/09/2022

  2. Bộ Y Tế (2018). Dược thư quốc gia Việt Nam. NXB Y học Hà Nội. Trang 192.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/03/Duoc-thu-quoc-gia-2018.pdf#page=192

    Ngày tham khảo: 22/09/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người