YouMed

Listeria là gì? Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

bác sĩ hứa minh luân
Tác giả: Bác sĩ Hứa Minh Luân
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Listeria là một loại vi khuẩn tồn tại trong tự nhiên và một số loại thực phẩm. Chúng gây nên ngộ độc thực phẩm hoặc gây bệnh ở nhiều mức độ từ triệu chứng tiêu hoá tới triệu chứng thần kinh.  Khả năng gây tử vong của vi khuẩn này là khoảng 20%. Tuy nhiên, sự hiểu biết của chúng ta về Listeria vẫn còn hạn chế. Bài viết sau của Bác sĩ Hứa Minh Luân sẽ cung cấp cho quý độc giả một phần kiến thức cần biết về vi khuẩn Listeria.

Listeria là gì?

Listeria monocytogenes là một vi khuẩn gram dương, có khả năng di động. Chúng phát triển ở nhiệt độ 1 – 45°C, tốt nhất là khoảng 45° C và ở pH 6 – 8. Do đó, chúng có thể tồn tại một thời gian dài trong môi trường.

Vi khuẩn Listeria có trong nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và là một nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm.

Nguồn lây bệnh của Listeria

Đất, nước, môi trường ẩm ướt, động vật hoang dã, vật nuôi (đặc biệt là gà).

Qua đường ăn uống: Khi ăn phải thức ăn nhiễm vi khuẩn đặc biệt là sữa, bơ, pho mát, thực phẩm chưa tiệt trùng, thực phẩm chế biến sẵn, bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Truyền từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc trong quá trình sinh đẻ.

Pho mát là thực phẩm dễ nhiễm Listeria
Pho mát là thực phẩm dễ nhiễm Listeria

Những đối tượng nhiễm bệnh từ Listeria

Nhờ hệ thống miễn dịch, bình thường chúng ta rất khó nhiễm Listeria hoặc có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, một số đối tượng sau có khả năng mẫn cảm và biểu hiện triệu chứng nặng:

Triệu chứng khi nhiễm 

  • Thời gian ủ bệnh: 3 – 70 ngày.
  • Nhẹ: Giống như cúm, sốt, đau mỏi cơ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Nặng: Có biểu hiện thần kinh như đau đầu, cổ gượng, choáng váng, mất thăng bằng, co giật.
  • Ngoài ra, ở phụ nữ mang thai, dù nhiễm với triệu chứng nhẹ cũng có khả năng gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu hoặc sanh non.

Chẩn đoán như thế nào?

  • Những trường hợp với triệu chứng nhẹ khó biết được là có nhiễm hay không. Tuy nhiên, ở phụ nữ đang mang thai, chúng ta cần phải xem xét cẩn thận vì gây bệnh cho thai nhi. Chúng ta có thể dựa vào nguồn lây từ thực phẩm để chẩn đoán.
  • Ở những trường hợp nặng: Cần cấy máu, cấy dịch não tuỷ để chẩn đoán xác định.

Listeria được điều trị như thế nào?

  • Điều trị triệu chứng: Bù nước điện giải, giảm đau, hạ sốt như paracetamol, ibuprofen.
  • Điều trị nguyên nhân: Kháng sinh được khuyến cáo dùng càng sớm càng tốt nhằm hạn chế gây ra các biến chứng nặng. Kháng sinh đặc hiệu dùng cho Listeria là nhóm penicillin. Tuy nhiên, những người dị ứng penicillin nên sử dụng Bactrim.
  • Người khoẻ mạnh có sức đề kháng cao và không mang thai thì đôi khi không cần điều trị. Các triệu chứng thường sẽ lui dần trong vòng 1 tuần.
  • Trẻ sơ sinh có dấu hiệu nhiễm trùng thần kinh và ở bánh nhau có vết thương phải nghi ngờ là nhiễm Listeria và điều trị ngay bằng kháng sinh đặc hiệu.

Phòng ngừa nhiễm Listeria

1. Thói quen sinh hoạt hằng ngày

  • Mua sắm an toàn. Để thịt tươi sống riêng biệt với rau và các thực phẩm chế biến khác. Nên mang đồ tươi sống về nhà ngay sau khi mua để có thể bảo quản đúng cách sớm nhất.
  • Sơ chế thực phẩm an toàn. Rửa sạch tay trước và sau khi sơ chế thực phẩm. Bạn cũng cần rửa tay sau khi đi vệ sinh hay thay tã cho trẻ. Rau và trái cây nên được rửa sạch dưới vòi nước chảy. Nếu có thể, nên sử dụng 2 loại thớt riêng: một cái cho đồ ăn tươi; một để thái thịt, gia cầm và hải sản sống. Bạn cũng có thể rửa sạch dao và thớt trong máy rửa bát để khử khuẩn.
  • Trữ thực phẩm an toàn. Nấu, bảo quản tủ lạnh, cấp đông thịt, gia cầm, trứng, cá và các thực phẩm ăn tươi trong vòng 2 giờ. Hãy đảm bảo tủ lạnh được cài đặt ở 4°C hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, khuẩn Listeria có thể sinh trưởng trong tủ lạnh. Vì vậy, bạn cần lau sạch ngay bất cứ vết bẩn nào trong tủ, đặc biệt là nước từ thịt sống hay gia cầm dây ra.
  • Không ăn thịt viên chưa chín kỹ và chú ý nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ cá sống (gồm món sushi), hàu…
  • Đọc kỹ nhãn mác các thực phẩm đóng gói. Nhãn thực phẩm đóng gói cung cấp thông tin về thời gian sử dụng thực phẩm an toàn và cách bảo quản đúng. Đọc nhãn thực phẩm và tuân thủ hướng dẫn an toàn cũng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh vì ngộ độc.

2. Với phụ nữ có thai

  • Không ăn xúc xích thịt hộp hay thịt nguội, trừ khi đã được đun lại cho tới khi bốc hơi nóng.
  • Tránh ăn pho mát mềm, trừ khi trên nhãn ghi rõ sản phẩm được làm từ sữa đã tiệt trùng. Các loại pho mát được làm bằng sữa chưa tiệt trùng có thể nhiễm Listeria monocytogenes.
  • Không ăn gan xay để lạnh nhưng có thể sử dụng thực phẩm này nếu chúng ở dạng đóng hộp.
  • Không ăn hải sản xông khói, trừ khi đó là một thành phần trong món đã được nấu chín như món hầm.
  • Tránh uống sữa chưa tiệt trùng hay ăn thực phẩm chứa sữa chưa tiệt trùng.
  • Tránh ăn các món salad làm sẵn trong cửa hàng như salad giăm bông, gà, trứng, cá ngừ hay hải sản.     
  • Khi có bất cứ lo ngại nào thì bạn không nên sử dụng loại thực phẩm đó. Không ăn nếu không chắc thức ăn đó an toàn.
  • Đun lại đồ ăn đã ôi không khiến chúng an toàn hơn. Đừng chỉ ngửi đồ ăn để phán đoán. Đôi khi, thức ăn ngửi và trông có vẻ vẫn ổn nhưng thực chất lại có thể gây bệnh.

Mẹ bầu nên có chế độ ăn hợp lý trong thai kỳ nhằm tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé: Dinh dưỡng khi mang thai như thế nào cho hợp lý?

Listeria là một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và có thể gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến thai nhi. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh nên việc phòng bệnh chủ yếu là phải đảm bảo nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là với đối tượng nguy cơ cao. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ, bạn hãy đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Listeriahttps://www.cdc.gov/listeria/index.html

    Ngày tham khảo: 29/03/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người