YouMed

Lộ bàng quang và những điều cần biết

Sinh viên NGUYỄN HOÀNG YẾN
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến
Chuyên khoa: Đa khoa
Lộ bàng quang là một trong những dị tật bẩm sinh hiếm gặp. Dị tật này gây ảnh hưởng xấu không chỉ ở chức năng hệ tiết niệu mà còn ở nhiều bộ phận khác của cơ thể. Điều trị lộ bàng quang bằng phẫu thuật là phương pháp tối ưu nhất hiện nay.

1. Lộ bàng quang là gì?

Đây là một dị tật bấm sinh hiếm gặp, và cũng là dị tật bẩm sinh nặng nhất của hệ tiết niệu sinh dục. Dị tật này làm cho bàng quang lộ ra khỏi thành bụng và bị lộn ngược ra ngoài. Ngoài ra, trẻ có thể kèm theo những khiếm khuyết của các cơ quan khác như: cơ quan tiết niệu (niệu quản, niệu đạo, thận), cơ quan sinh dục, cơ quan tiêu hóa, v.v.

lộ bàng quang ở nam
Lộ bàng quang ở nam (Nguồn: UpToDate)
lộ bàng quang ở nữ
Lộ bàng quang ở nữ (Nguồn: UpToDate)

Lộ bàng quang gây ra mùi hôi, ngứa ngáy khó chịu, tấy đỏ và đau rát ở các bộ phận xung quanh. Tình trạng này là do nước tiểu luôn rò rỉ ra bên ngoài. Nếu không chữa trị, sẽ có khả năng gây ra viêm thận và hóa ác về sau.

Theo thống kê, lộ bàng quang xảy ra ở 1/35000 trẻ mới sinh. Trong đó, trẻ em nam nhiều hơn trẻ em nữ gấp 3 – 4 lần.

2. Nguyên nhân gây ra lộ bàng quang? 

Dị tật này được hình thành do có khiếm khuyết trong quá trình phát triển phôi thai. Xảy ra vào khoảng tuần thứ 4-6 của thai kỳ. Đây giai đoạn mà các cơ quan của trẻ được hình thành trong bụng mẹ.

>> Tìm hiểu thêm về những vấn đề mà mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai tuần thứ 6 

Nhiều nghiên cứu cho rằng lộ bàng quang có tính chất di truyền. Trong trường hợp mẹ có con bị lộ bàng quang, khả năng đứa con sau sẽ có khả năng mắc là 1/100. Hoặc nếu cha hoặc mẹ có lộ bàng quang, tỉ lệ sinh con có khả năng mắc khiếm khuyết này là 1/70.  

3. Các biểu hiện và bất thường đi kèm?

Dị tật này có thể gây ra các khiếm khuyết ở hệ tiết niệu – sinh dục và hệ tiêu hóa. Các khiếm khuyết này sẽ khác nhau ở mỗi trẻ và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị tật.

  • Khiếm khuyết cấu trúc, chức năng bàng quang: Niêm mạc bàng quang phù nề, sần sùi, dễ chảy máu. Ngoài ra, bàng quang không thể lưu trữ nước tiểu, dẫn đến rò rỉ nước tiểu ra bên ngoài.
  • Lỗ tiểu đóng cao: Đây là dạng khiếm khuyết ít nghiêm trọng nhất.
  • Xương mu (phần trước của xương chậu) bị tách ra làm đôi, làm đứa trẻ đi lại khó khăn.
  • Bất thường cơ quan sinh dục: Dương vật bé trai bị ngắn và phình ra, có thể gặp tinh hoàn lạc chỗ. Còn ở bé gái, lỗ niệu đạo cao hơn và rộng hơn bình thường, môi âm hộ (nếp gấp giống như môi bao quanh cửa âm đạo) cách xa nhau và âm vật có thể bị tách đôi.
  • Cuống rốn đóng thấp hơn bình thường
  • Trào ngược nước tiểu lên trên, còn gọi là trào ngược bàng quang – niệu quản: Thay vì nước tiểu đi xuôi dòng từ thận đến bàng quang, chúng lại đi ngược dòng, từ bàng quang chảy ngược lại vào thận.
  • Khiếm khuyết cơ quan tiêu hóa: thoát vị bụng/bẹn (ruột bị lộ ra ngoài do thành bụng/bèn yếu). Hậu môn bị đẩy ra trước, hẹp hậu môn, cơ hậu môn yếu làm trực tràng lộ ra ngoài.
  • Thận, xương sống và tủy sống cũng có thể bị ảnh hưởng. Lộ bàng quang có thể kèm theo bất thường cột sống như: tật nứt đốt sống, v.v

4. Lộ bàng quang được chẩn đoán khi nào?

Lộ bàng quang có thể được chẩn đoán qua siêu âm trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, không phải siêu âm lúc nào cũng phát hiện được. Thông thường nhiều trẻ sau khi sinh ra mới thấy được dị tật này.

>> Mẹ cần biết gì khi siêu âm thai để con sinh ra được khỏe mạnh?

5. Lộ bàng quang được điều trị như thế nào?

Trẻ sinh ra có tình trạng này, phần bàng quang sẽ được bao phủ bằng tấm nhựa. Điều này giúp bảo vệ niêm mạc bàng quang và được nhân viên y tế chăm sóc kỹ càng.

Lộ bàng quang sẽ được phẫu thuật tạo hình trong vài năm đầu tiên của cuộc đời. Mục đích chung của phẫu thuật là ngăn ngừa các tổn thương ở thận. Đồng thời phục hồi cấu trúc, chức năng hệ thống tiết niệu và bộ phận sinh dục của trẻ.

Ngoài ra, phẫu thuật đưa bàng quang vào trong sẽ được thực hiện sớm nhất có thể, nhằm giảm lo lắng cho cha mẹ, giảm khó khăn trong sinh hoạt và ít gây tổn thương tâm lý cho trẻ sau này.

phẫu thuật lộ bàng quang
Phẫu thuật đóng bàng quang cho bé nữ (A) và bé nam (B)

Phẫu thuật được chia làm 3 giai đoạn:

Những ngày đầu sau sinh: trẻ sẽ được phẫu thuật đóng bàng quang lại vào bụng, về đúng vị trí bình thường, đồng thời ráp hai xương mu lại.

Lúc trẻ được 16-18 tháng tuổi: trẻ sẽ đươc nhập viện lần nữa để tiến hành thủ thuật sửa chữa tình trạng lỗ tiểu đóng cao, đồng thời, làm tăng kích thước bàng quang, tạo thuận lợi cuộc phẫu thuật tiếp theo.

Khi trẻ đến tuổi tập tự đi vệ sinh: cuộc phẫu thuật thứ ba được thực hiện giúp tái tạo cổ bàng quang (nơi điều kiện khả năng đi tiểu có tự chủ). Đồng thời chỉnh lại niệu quản (ống dẫn nối từ thận đến bàng quang) để tránh trào ngược nước tiểu lên thận.

7. Theo dõi và tái khám sau phẫu thuật ra sao?

Kể cả khi đang trong giai đoạn phẫu thuật và sau ba lần phẫu thuật, trẻ vẫn phải được tái khám theo lịch của bác sĩ. Việc này giúp theo dõi chức năng hệ niệu và các biến chứng có thể xảy ra khi trẻ lớn lên. Thông thường trẻ sẽ được tái khám định kỳ mỗi 3 tháng, 6 tháng hoặc hằng năm tùy tình trạng từng trẻ.

Lộ bàng quang nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng xấu đến trẻ về cả mặt chức năng hoạt động như một người bình thường, ảnh hưởng sang chấn tâm lý sau này. Vì vậy ngay khi được chẩn đoán, trẻ cần được điều trị sớm theo sự quản lý của các chuyên gia và bác sĩ ngoại niệu.

Tác giả Nguyễn Hoàng Yến, tham vấn y khoa Nguyễn Trung Nghĩa

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  • Joseph G Borer, MD, FAAP, FACS ,UpToDate, “Clinical manifestations and initial management of infants with bladder exstrophy”, đăng nhập 06/04/2020 tại website https://www.uptodate.com/contents/clinical-manifestations-and-initial-management-of-infants-with-bladder-exstrophy
  • Mayo Clinic (2020), “bladder exstrophy”, đăng nhập 06/04/2020 tại website https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bladder-exstrophy/symptoms-causes/syc-20391299
  • GOSH (2018), “Bladder exstrophy and epispadias”, đăng nhập 06/04/2020 tại website https://www.gosh.nhs.uk/conditions-and-treatments/conditions-we-treat/bladder-exstrophy-and-epispadias
  • PGS TS BS. Trần Lê Linh Phương (2009), Hội Niệu – Thận học Tp.HCM, “Các dị tật bảm sinh”, đăng nhập 06/04/2020 tại website  http://www.tietnieuthanhoc.com/cac-di-tat-bam-sinh.html
  • Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người