YouMed

Tật cận thị: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

bác sĩ đinh gia khánh
Tác giả: Bác sĩ Đinh Gia Khánh
Chuyên khoa: Huyết học - Truyền máu

Cận thị là một vấn đề rất phổ biến đối với mọi người. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh và thanh thiếu niên hiện nay. Tuy vậy, vẫn có nhiều hiểu biết sai lệch về cận thị dẫn đến các thói quen, hành vi không đúng có thể làm tật cận thị trở nên nặng nề hơn. Trong bài viết này, YouMed sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về cận thị. 

1. Cận thị là một bệnh lý về mắt?

Cần phân biệt tật cận thị và bệnh cận thị, phần lớn dân số chúng ta mắc tật cận thị. Cận thị là một tật khúc xạ, thường nhẹ và tự giới hạn. Bệnh cận thị là trạng thái bệnh lý thực thể thường bẩm sinh, có liên quan yếu tố di truyền và thường cận nặng hơn. 

Bệnh cận thị khi điều trị tương đối khó khăn, nguy cơ biến chứng cao. Trong bài viết này chúng ta sẽ nghiên cứu chủ yếu đến tật cận thị. Vì đây là bệnh lý phổ biến. Còn bệnh cận thị cần được chẩn đoán và tham vấn bởi bác sĩ chuyên khoa Mắt chi tiết hơn. 

Bệnh cận thị khi điều trị tương đối khó khăn và có nguy cơ biến chứng cao

2. Vậy cận thị là gì?

Cận thị là tật khúc xạ mà người mắc sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn các chi tiết ở xa. Dẫn đến ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày.

Bình thường mắt giống như một máy ảnh, “chụp ảnh” và “dán” lên võng mạc để hệ thần kinh có thể ghi nhận được. Đối với tật cận thị thì ảnh “chụp” được sẽ không được “dán” đúng lên võng mạc (mà nằm phía trước võng mạc) , làm hình ảnh sẽ bị nhoè đi.

3. Nguyên nhân của cận thị là gì?

Nguyên nhân cốt lõi của tật cận thị là mất cân bằng giữa chiều dài trục nhãn cầu và khả năng điều tiết của mắt:

  • Trục nhãn cầu dài ra.
  • Cấu trúc nhãn cầu bị thay đổi ( bao gồm cấu trúc của giác mạc, thuỷ tinh thể,…)
  • Những hành vi làm ảnh hưởng đến sự điều tiết của mắt: Đọc sách, làm việc nơi thiếu ánh sáng. Xem tivi, sử dụng máy vi tính và các thiết bị điện tử quá nhiều. Tư thế ngồi đọc, ngồi viết không đúng, bàn ghế không đúng tiêu chuẩn,…
Cận thị thường do xem tivi, các thiết bị điện tử quá gần, tư thế ngồi học không đúng,…

4. Triệu chứng của cận thị là gì?

  • Nhìn mờ, nhoè khi nhìn xa, phải nheo mắt để nhìn rõ hơn.
  • Đau đầu.
  • Dễ mỏi mắt.
  • Thường xuyên chảy nước mắt, trẻ hay dụi mắt.

5. Độ nặng của cận thị

Chúng ta hay quen dùng cụm từ “cận 2 độ, cận 3 độ” để nói về mức độ cận của mình. Độ ở đây là diop, được tính dựa trên khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn. Cực viễn là điểm xa nhất mắt có thể nhìn rõ khi không phải điều tiết.

Tật cận thị thì thường không quá 6 diop, còn đối với bệnh cận thị đã nói ở trên thì con số này có thể là 20 diop, thậm chí có thể lên đến 60 diop.

6. Cận thị có nguy hiểm không?

Nhìn chung, cận thị là một tật khúc xạ vô cùng phổ biến mà thường không có biến chứng nặng nề. Tuy nhiên một số ít trường hợp mắt điều tiết quá kém có thể gây lé ngoài.

Nếu không điều chỉnh hợp lý có thể dẫn đến nhược thị. Nhược thị là tình trạng suy giảm thị lực không điều chỉnh được bằng các biện pháp thông thường. Khi đó, việc điều trị sẽ tương đối khó khăn hơn.

Cận thị nếu không điều trị và điều chỉnh thói quen hợp lý có thể dẫn đến nhược thị

7. Cận thị được điều trị như thế nào?

Tật cận thị thường sẽ tự ổn định và không tiến triển nặng thêm khi người mắc đạt tuổi 25 trở đi. Cách tối ưu được khuyến cáo vẫn là điều chỉnh kính. Thấu kính lựa chọn cho người cận là thấu kính phân kì, có diop nhỏ nhất mà cho thị lực tối đa.

VD: Người cận thị nhìn rõ nhất (Thị lực 10/10) khi đeo kính 2 diop, và cả kính 3 diop thì sẽ được ưu tiên lựa chọn kính 2 diop.

Phẫu thuật vẫn có thể được cân nhắc. Những phương pháp phẫu thuật được ưa chuộng nhất là PRK và LASIK. Phẫu thuật có thể được cân nhắc tốt nhất là sau 25 tuổi, việc đeo kính ảnh hưởng nhiều đến công việc cá nhân.

8. Phòng ngừa cận thị

Với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, các thiết bị điện tử ngày càng được phổ biến và dễ dàng được trẻ em tiếp cận. Con số cận thị học đường cũng ngày càng gia tăng đáng kể. Các bậc phụ huynh cần lưu ý để bảo vệ đôi mắt của con em mình:

  • Đảm bảo trẻ được học tập, đọc sách, truyện trong môi trường đầy đủ ánh sáng. Cần có thêm đèn bàn dù phòng học đã được trang bị ánh sáng.
  • Hạn chế hành vi lạm dụng các thiết bị điện tử của trẻ.
  • Các bàn ghế cần được thiết kế đúng chuẩn học đường. Điều này ngoài mang lợi ích về mắt và còn tránh được các tật như gù vẹo cột sống.
  • Các thực phẩm giàu Vitamin A cũng nên được bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ (cà rốt, cà chua, rau xanh, bí đỏ, các loại hải sản,…).
  • Khi trẻ bị cận, cần kiểm tra mắt mỗi 3 – 6 tháng để điều chỉnh kính cho phù hợp.
Nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A, hải sản, rau xanh, trứng, sữa,… để phòng ngừa cận thị

Cận thị là bệnh lý phổ biến tuy nhiên bệnh này không quá nguy hiểm. Bạn nên tìm hiểu rõ về các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có những phương pháp phòng tránh cận thị đúng cách. 

Bác sĩ Đinh Gia Khánh

Một số trẻ ở tuổi đến trường gặp khó khăn trong học tập, đặc biệt là đọc chữ. Liệu có phải trẻ đang gặp phải những rối loạn trong quá trình phát triển ở khu vực xử lý ngôn ngữ? Tìm hiểu ngay!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Tật khúc xạ – Bộ môn Mắt Đại Học Y Dược TP. HCM Nearsightedness (myopia) – Mayoclinic

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nearsightedness/symptoms-causes/syc-20375556

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người