YouMed

Tìm hiểu hiện tượng phá trinh chảy máu

bác sĩ nguyễn lâm giang
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Trinh tiết của phụ nữ vốn là một vấn đề muôn thuở từ xưa đến nay. Nó đã vốn dĩ rất quen thuộc với chúng ta và dường như không bao giờ lỗi thời. Nếu người con gái lần đầu quan hệ tình dục với một chàng trai thì anh ấy sẽ thực hiện việc phá trinh. Vậy phá trinh chảy máu có nguy hiểm hay không? Có gây đau đớn cho người phụ nữ hay không? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây.

1. Phá trinh là gì?

Đối với những đất nước phát triển như khu vực Âu – Mỹ thì vấn đề về trinh tiết tương đối thoải mái. Tuy nhiên, với những quốc gia từng trải qua chế độ phong kiến thì những định kiến về vấn đề trinh tiết vẫn còn khá nặng nề, trong đó có Việt Nam.

Nhung-dinh-kien-ve-van-de-trinh-tiet-van-con-kha-nang-ne-ỏ-Viẹt-Nam
Những định kiến về vấn đề trinh tiết vẫn còn khá nặng nề ở Việt Nam

Phá trinh được khái quát là việc một người đàn ông làm thủng màng trinh của một người phụ nữ. Mục đích là để thực hiện hành vi giao hợp. Vì vậy, người phụ nữ nào còn màng trinh chứng tỏ người ấy chưa từng quan hệ. Và chàng trai nào là người phá trinh cũng đồng nghĩa là người đàn ông đầu tiên quan hệ với cô gái ấy.

2. Màng trinh ý nghĩa như thế nào đối với phụ nữ?

Hiện nay, đối với các quốc gia phương Tây thì vấn đề màng trinh không quá quan trọng. Nó chỉ chứng tỏ người con gái chưa từng quan hệ tình dục. Tuy nhiên, đối với văn hóa phương Đông thì khác hẳn. Màng trinh là biểu tượng cho cái “ngàn vàng” của chị em phụ nữ.

Màng trinh ở phụ nữ
Màng trinh ở phụ nữ

Nhiều người vẫn còn quan niệm màng trinh là sự trong trắng, là thanh xuân của một người phụ nữ. Đã có không ít trường hợp người đàn ông phát hiện bạn gái mình không còn màng trinh liền khẳng định cô gái ấy hư hỏng, chơi bời,…

Tuy nhiên, quan niệm ấy theo khoa học thì không chính xác. Màng trinh là một cấu trúc còn sót lại của bào thai. Nó có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào cơ quan sinh dục nữ.

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: Cương dương quá lâu: Nguyên nhân và nguy cơ

Chính bởi sự quan trọng quá mức về màng trinh mà nhiều cô gái lỡ “mất trinh” đã đi tìm đến các dịch vụ vá màng trinh. Vì vậy, màng trinh nhân tạo đã ra đời từ nhu cầu ấy. Cho đến hôm nay, chúng ta khó có thể phân biệt đâu là màng trinh tự nhiên, đâu là màng trinh nhân tạo. Thực trạng này đánh thức mọi người nên có cái nhìn khác về vấn đề trinh tiết.

3. Phá trinh chảy máu có phải là hiện tượng bình thường?

Màng trinh bị rách do quan hệ tình dục được gọi là phá trinh. Nguyên nhân là do dương vật của nam giới khi xâm nhập vào đường sinh dục của nữ giới thì phải phá rách màng trinh. Khi ấy, sự phá trinh bị chảy máu là một hiện tượng rất bình thường.

Phá trinh chảy máu là hiện tượng rất bình thường
Phá trinh chảy máu là hiện tượng rất bình thường

Nguyên nhân chảy máu là do lực tác động của dương vật vào màng trinh làm màng trinh bị rách. Sự tổn thương màng trinh do hành vi giao hợp sẽ gây chảy máu. Và đây được xem là những tổn thương mà chị em phải chịu khi quan hệ tình dục với bạn tình của mình.

4. Phá trinh chảy máu nhiều hay ít?

Vấn đề phá trinh chảy máu nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Đây chính là khẳng định có cơ sở khoa học của các bác sĩ chuyên ngành Sản phụ khoa.

>> Xem thêm: Bị trễ kinh nên ăn gì chị em biết chưa?

Đối với những chị em có màng trinh mỏng thì khi giao hợp, người nam sẽ không cần dùng sức lức nhiều. Chính vậy, tổn thương tại màng trinh sẽ nhỏ và người nữ chỉ bị chảy máu ít.

Nếu như màng trình dày và có độ đàn hồi tốt, người nữ sẽ phải quan hệ nhiều lần mới rách màng trinh. Trong trường hợp này, phá trinh chảy máu nhiều hơn màng trinh mỏng, đồng thời bạn nữ sẽ có cảm giác đau hơn. Theo thống kê, có khoảng 1 đến 3% phụ nữ có màng trinh quá dày phải nhờ đến sự can thiệp y khoa.

Phá trinh chảy máu trong hầu hết các trường hợp là chảy máu lượng ít. Chỉ vài giọt máu hoặc có vết máu nhỏ dính trên giường.  Nếu chị em bị chảy máu nhiều và có màu đỏ tươi, khó cầm thì nên liên hệ với bác sĩ Sản phụ khoa. Bởi vì triệu chứng ấy có thể là biểu hiện của tổn thương cơ quan sinh dục. Cùng theo dõi đoạn clip sau để có cái nhìn tổng quan hơn về hiện tượng này nhé:

5. Phân biệt máu kinh nguyệt và máu rách màng trinh

Máu kinh nguyệt là máu có màu đỏ sẫm, ra ồ ạt trong những ngày hành kinh. Thời gian chảy máu trung bình từ 5 đến 7 ngày. Đi kèm với hiện tượng ra máu là đau vùng bụng dưới rốn, còn gọi là đau bụng kinh.

Máu kinh nguyệt
Máu kinh nguyệt thường có màu đỏ sẫm

Trong khi phá trinh chảy máu thì máu thường có màu đỏ tươi, không có máu vón cục, máu đông như máu kinh nguyệt. Lượng máu ra khá ít, thường dính lên ga giường. Một số trường hợp có thể bám trên thành âm đạo và dương vật.

6. Những lưu ý sau khi phá trinh chảy máu

Nếu phá trinh chảy máu kèm theo đau nhiều thì bạn nên tạm dừng quan hệ tình dục trong một vài ngày. Ít nhất là đến khi ngưng chảy máu và không còn đau. Nếu tình trạng đau quá nhiều, máu ra nhiều và không tự cầm thì bạn nên đến khám tại bác sĩ chuyên khoa để được xử trí kịp thời.

Đến bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa trong những trường hợp cần thiết
Đến bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa trong những trường hợp cần thiết

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về vấn đề phá trinh chảy máu. Qua đó, các bạn sẽ yên tâm hơn khi phát hiện tình trạng này. Cũng như đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám trong những trường hợp cần thiết.

>> Xem thêm: Chăm sóc da tuổi dậy thì: Vượt qua tự ti về làn da

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

1. Erika W.Smith, “If You’re Bleeding During Sex, This Might Be Why”, đăng nhập ngày 30-01-2020, tại website https://www.refinery29.com

2. Susan York Morris, “What Causes Bleeding After Sex?’, đăng nhập ngày 12-11-2019, tại website https://www.healthline.com

3. NHS Staff, “Does a woman always bleed when she has sex for the first time?”, đăng nhập ngày 20-08-2018, tại website https://www.nhs.uk

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người