Việc não bộ thường xuyên có khuynh hướng tập trung vào tiêu cực có thể thay đổi được. Bạn có thể thực hiện các bước để áp dụng quan điểm tích cực hơn trong cuộc sống. Từ đó, tránh để khuynh hướng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bạn. Tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Khuynh hướng tiêu cực của não bộ và cá nhân
Mặc dù chúng ta có thể không còn cần phải chú tâm quá nhiều đến các khía cạnh tiêu cực của môi trường xung quanh. Thế nhưng khuynh hướng tiêu cực vẫn có một vai trò quan trọng trong cách bộ não chúng ta hoạt động.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khuynh hướng tiêu cực có thể có nhiều tác động đến cá nhân. Cụ thể trong 3 lĩnh vực: các mối quan hệ xã hội, ra quyết định và cách chúng ta nhìn nhận mọi người.
-
Mối quan hệ xã hội
Khuynh hướng tiêu cực có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến các mối quan hệ của bạn. Khuynh hướng này có thể khiến bạn chú tâm nhiều đến điều tồi tệ ở người khác. Đặc biệt là trong các mối quan hệ thân thiết, những mối quan hệ lâu dài như bạn bè, cặp đôi,…
Ví dụ: Bạn tin vào dự đoán về cách ứng xử tiêu cực của đối tác sẽ phản ứng với mình. Từ đó, bạn xây dựng cho mình một tâm thế phòng vệ trong giao tiếp. Thường thì kết quả của cuộc giao tiếp sẽ là tranh cãi và giận dữ.
Trong giao tiếp, điều thường được ghi nhớ sẽ là những lời phê bình tiêu cực hơn là những điều tích cực. Nhận thức được xu hướng của mình, bạn sẽ cân bằng nhìn nhận của chính mình. Bằng cách này, bạn có thể hiểu và chủ động trong suy nghĩ, tương tác với các mối quan hệ của chính mình.
-
Ra quyết định
Khuynh hướng tiêu cực có thể ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định. Khi cân nhắc các chứng cứ để đưa ra quyết định. Mọi người thường đặt nặng vấn đề tiêu cực của một sự kiện hơn so với những điều tích cực. Nó sẽ coi trọng hơn những tác động tiêu cực có thể có ảnh hưởng đến các lựa chọn cũng như những rủi ro mà họ sẽ phải chấp nhận.
Ví dụ: Trong một nghiên cứu của Tiến sĩ Danny Daniel Kahneman. Khi thiết kế, những người tham gia sẽ tưởng tượng đến việc hoặc họ sẽ kiếm được một số tiền hoặc mất cùng một số tiền. Kết quả là người tham gia có phản ứng tiêu cực mạnh mẽ hơn khi mất 20 đô la so với cảm xúc tích cực khi kiếm được 20 đô la.
Nguy cơ mất mát có xu hướng tác động lên tâm trí của người tham gia. Mọi người thường lo sợ hậu quả của tiêu cực sẽ xảy ra nhiều hơn là những lợi ích tích cực. Ngay cả khi cả hai tương đương nhau.
-
Nhận thức về người khác
Khi hình thành những ấn tượng về người khác. Chúng ta có xu hướng tập trung nhiều hơn vào thông tin tiêu cực. Ví dụ: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi đưa ra cả 2 tính từ tích cực và tiêu cực để mô tả tính cách một người. Người tham gia có nhiều hình dung xấu hơn trong lần gặp đầu tiên.
2. Làm thế nào để cân bằng khuynh hướng tiêu cực
Khuynh hướng tiêu cực có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bạn. Nó có thể khiến bạn suy nghĩ về giả định sai lầm, làm tổn thương mối quan hệ của bạn với người thân. Gây khó khăn cho việc duy trì một cái nhìn lạc quan về cuộc sống.
Bạn có thể thực hiện những bước để cân bằng, chống lại xu hướng suy nghĩ tiêu cực như sau:
-
Ngừng tự nói chuyện tiêu cực
Bắt đầu chú ý đến loại suy nghĩ chạy qua tâm trí của bạn. Sau khi một sự kiện diễn ra. Bạn có thể thấy mình đang suy nghĩ những điều như: tôi đã sai, tôi không nên làm điều đó. Đây là cách tự nói chuyện tiêu cực. Lâu dần, nó hình thành cách bạn nhìn nhận về bản thân mình và người khác.
Một cách khác là ngăn chặn những suy nghĩ đó để bất cứ khi nào chúng bắt đầu. Thay vì sửa chữa những sai lầm trong quá khứ không thể thay đổi. Hãy xem xét những gì bạn đã học và cách bạn có thể áp dụng điều đó trong tương lai.
-
Chuyển hướng tình hình
Khuynh hướng tiêu cực nằm trong cách bạn nói chuyện với bản thân về các sự kiện được xây dựng trên trải nghiệm của bản thân trong quá khứ. Nó có vai trò lớn trong việc định hình cách bạn diễn giải các sự kiện.
Khi bạn thấy mình diễn giải điều gì đó theo cách tiêu cực hoặc chỉ tập trung vào khía cạnh xấu của tình huống. Hãy tìm cách tự nhắc nhở của riêng bạn để tập trung lại và đưa ra góc nhìn cân bằng giữa khía cạnh tốt và xấu. Ví dụ như tự hỏi lại những ý đối lập lại với ý nghĩ vừa xuất hiện.
-
Tham gia những hoạt động khác để neo lại
Khi bạn thấy mình chìm đắm trong các ý nghĩ tiêu cực. Hãy tìm kiếm một hoạt động bên ngoài để kéo mình ra khỏi việc quá chú tâm vào suy nghĩ tiêu cực và lạc hướng.
Ví dụ: Nếu bạn cảm thấy mình đang trải qua sự khó chịu vì mình đã không làm tốt công việc. Hãy cân nhắc chuyển hướng sự chú ý của bạn vào việc khác như tham gia vào một hoạt động neo bạn lại, không để suy nghĩ lôi mình vào tiêu cực. Bạn có thể nghe một bản nhạc lạc quan, đi dạo hoặc đọc một cuốn sách hay,….
-
Thưởng thức những khoảnh khắc tích cực
Vì cần nhiều hơn cho những trải nghiệm tích cực được ghi nhớ. Điều quan trọng là phải chú ý vào những điều tốt đẹp đã xảy ra. Khi những điều tiêu cực có thể dễ dàng được ghi nhận và lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn của bạn.
Bạn cần chú ý để mình có được những hiệu quả từ các khoảnh khắc tích cực khác trong cuộc sống. Vì vậy, khi một cái gì đó tuyệt vời xảy ra, hãy dành một chút thời gian để thực sự tập trung vào nó. Hãy tập trung vào những cảm xúc lúc ấy.
Điều quan trọng là bạn hoàn toàn có quyền quyết định có bao nhiêu điều tiêu cực lẫn tích cực được diễn ra trong cuộc sống của mình. Xin mượn lời của tổng thống Eleanor Roosevelt để kết thúc: “Không ai có khả năng khiến bạn cảm thấy thấp kém nếu như không được sự đồng ý của chính bạn.”
>> Tìm hiểu kỹ hơn về khuynh hướng tiêu cực của não bộ:
- Tại sao “não bộ” có khuynh hướng tiêu cực? (Phần 1)
- Tại sao “não bộ” có khuynh hướng tiêu cực? (Phần 2)