YouMed

Tại sao nam giới lại gặp tình trạng đi tiểu ra tinh trùng?

Bác sĩ NGUYỄN ĐOÀN TRỌNG NHÂN
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Đoàn Trọng Nhân
Chuyên khoa: Đa khoa

Thông thường, việc đi tiểu ra tinh trùng là bất khả thi. Đơn giản vì dương vật của nam giới sẽ siết chặt niệu đạo lại khi người nam phóng tinh. Hoặc sẽ không phóng tinh khi đang đi tiểu. Do đó, việc tinh trùng nằm trong nước tiểu hoàn toàn là một bất thường. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề: Cơ chế làm cho tinh trùng sẽ không nằm trong nước tiểu? Những nguyên nhân nào phá vỡ cơ chế này? Ảnh hưởng của việc này lên nam giới như thế nào? Cuối cùng là các phương pháp điều trị hiệu quả. 

Cơ chế ngăn tinh trùng không lẫn vào nước tiểu

Vị trí tại cổ bàng quangniệu đạo có cấu tạo giống cánh cửa. Và tất nhiên, cánh cửa này có khả năng đóng mở rất linh hoạt. Khi đang giao hợp, cánh cửa này sẽ đóng lại, ngăn chặn nước tiểu ra ngoài. Khả năng này sẽ đi cùng sự co thắt của túi tinh. Túi chứa tinh trùng tạo ra một lực đẩy mạnh đưa tinh trùng qua lỗ tiểu (lỗ sáo) chứ không đi ngược vào bàng quang.

cơ chế giúp nam giới không gặp phải tình trạng đi tiểu ra tinh trùng
Cơ chế hoạt động ngăn tinh trùng không lẫn vào nước tiểu

Dấu hiệu nhận biết tình trạng đi tiểu ra tinh trùng

Thông thường, các bác sĩ sẽ chia thành 2 nhóm:

  • Đại thể: Lượng tinh trùng, tinh dịch tương đối nhiều trong nước tiểu, do đó có thể thấy nước tiểu thay đổi màu sắc. Lúc này nước tiểu sẽ có lợn cợn màu trắng.
  • Vi thể: Lượng tinh trùng, tinh dịch ít. Đương nhiên sẽ không thấy nước tiểu thay đổi màu. Việc phát hiện tinh trùng có trong nước tiểu hay không sẽ dựa vào xét nghiệp qua kính hiển vi.

Ngoài ra, khi biểu hiện của việc này trở nên trầm trọng, lượng tinh dịch khi phóng sẽ bị ít hẳn đi. Người phụ nữ có thể cảm thấy bị “khô” sau giao hợp.

Những nguyên nhân khiến nam giới đi tiểu ra tinh trùng

Rối loạn chức năng của “cánh cửa” bàng quang – niệu đạo là cơ chế gây ra hiện tượng này chủ yếu.

Rối loạn chức năng của “cánh cửa” bàng quang – niệu đạo là cơ chế gây ra hiện tượng đi tiểu ra tinh trùng
Hình ảnh rối loạn chức năng của “cánh cửa” bàng quang – niệu đạo

Có 3 nhóm nguyên nhân gây ra hiện tượng này là:

  • Tổn thương dây thần kinh điều khiển “cánh cửa”.
  • Ảnh hưởng chính bản thân của “cánh cửa”.
  • Sự kết hợp của 2 nhóm nguyên nhân trên.

1. Tổn thương dây thần kinh

Đái tháo đường

Đây là một nhóm nguyên nhân thường gặp, lên đến 1/3 nam giới bị đái tháo đường gặp các rối loạn tình dục do bệnh đái tháo đường gây ra. Tương ứng với việc kiểm soát đường huyết có tốt hay không, nếu kiểm soát kém thì càng dễ gặp các rối loạn tình dục. Do đó, bệnh nhân bị đái tháo đường nên tuân thủ điều trị của bác sĩ ngoài việc bảo vệ sức khoẻ còn giúp bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Sau phẫu thuật vùng chậu hông hoặc ung thư đại trực tràng

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính yếu làm xuất hiện tinh trùng trong nước tiểu. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do tổn thương các dây thần kinh gần đó. Việc này tương đối khó kiểm soát do thường các phẫu thuật thuộc nhóm này là phẩu thuật lớn, khó tránh các biến chứng nhỏ. 

Phẫu thuật cột sống, đĩa đệm

Các dây thần kinh điều khiển quá trình cương, phóng tinh của nam giới xuất phát từ các dây thần kinh ở vùng cột sống thắt lưng, do đó việc phẫu thuật hoặc chấn thương ở đây có thể làm rối loạn chức năng tình dục của bệnh nhân. Từ đó dẫn đến tình trạng đi tiểu ra tinh trùng ở nam giới. 

2. Tổn thương “cánh cửa” bàng quang – niệu đạo

Do chấn thương

Nguyên nhân này tương đối dễ hiểu, các chấn thương trực tiếp, ảnh hưởng đến cánh cửa sẽ làm rối loạn khả năng “đóng – mở”. Ngoài các chấn thương từ bên ngoài, việc phẫu thuật, cắt u tuyến tiền liệt, cũng có khả năng gây ra việc này.

Tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc chẹn alpha

  • Đây là nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp.
  • Điều trị phì đại lành tính tuyền tiền liệt.
  • Hỗ trợ điều trị sỏi niệu quản.
  • Trong các loại này, thì Silodosin dễ làm xuất hiện tinh trùng trong nước tiểu hơn các loại khác.

Các tác dụng phụ khác của các thuốc chẹn alpha:

  • Chóng mặt khi đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc ngồi sang đứng.
  • Đau đầu.
  • Tiêu chảy.
  • Đau bụng.
  • Yếu cơ.
  • Viêm mũi họng, viêm xoang.

Tác dụng phụ sau sử dụng thuốc SSRI, thuốc tâm thần nói chung

SSRI là một trong các thuốc điều trị các rối loạn tâm thần thường gặp. Chủ yếu là các rối loạn trầm cảm. Ngoài tác dụng phụ gây ra các rối loạn tình dục thì SSRI còn có một số tác dụng phụ có thể kể đến như:

  • Đau đầu.
  • Chóng mặt.
  • Buồn nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Khô miệng.
  • Sụt cân.
  • Mất ngủ.

Tình trạng xuất tinh ngược dòng là gì?

Đây là một hội chứng thường được biết đến với việc có lượng lớn tinh trùng nằm bên trong bàng quang sau xuất tinh. Gọi là một hội chứng vì thực tế có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra xuất tinh ngược dòng.

xuất tinh ngược dòng và việc đi tiểu ra tinh trùng
Hội chứng xuất tinh ngược dòng khiến nhiều nam giới lo lắng

Bệnh lý này trên thực tế rất ít gặp. Tuy nhiên ở nhóm đối tượng nam giới bị vô sinh thì đây này lại là nguyên nhân chủ yếu. Trong hầu hết các trường hợp, chẩn đoán sẽ được thực hiện bởi bác sĩ hiếm muộn hoặc bác sĩ tiết niệu.

Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi cho bạn về:

  • Lịch sử bệnh của bạn.
  • Phẫu thuật trước đó.
  • Tình trạng các lần quan hệ tình dục trước đây.
  • Các loại thuốc đang dùng hiện tại.

Sau đó, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện một cuộc kiểm tra thể chất kỹ lưỡng. Việc chẩn đoán thường được xác nhận nếu nhiều tinh trùng được tìm thấy trong mẫu nước tiểu đầu tiên sau khi bệnh nhân xuất tinh.

Thời gian bệnh lý kéo dài

Vấn đề này kéo dài bao lâu tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Nếu xuất tinh ngược của bạn là tác dụng phụ của thuốc, vấn đề có thể biến mất khi bác sĩ chuyển bạn sang một loại thuốc khác. Mặt khác, nếu xuất tinh ngược dòng là do tổn thương thần kinh hoặc cơ nghiêm trọng, tình trạng này có thể là vĩnh viễn.

Biện pháp ngăn ngừa xuất tinh ngược dòng?

Hiện nay có các hình thức phẫu thuật cải tiến, xâm lấn tối thiểu đối với tuyến tiền liệt (không phải điều trị ung thư). Những liệu pháp này có thể gây ra xuất tinh ngược ít hơn so với các thủ thuật tiêu chuẩn đã ra đời từ lâu. 

Các thủ thuật mới này bao gồm:

  • Cắt đốt tuyến tiền liệt bằng kim qua niệu đạo (TUNA).
  • Liệu pháp nhiệt vi sóng qua niệu đạo (TUMT).

Các thủ thuật – phẩu thuật này gây ra ít trường hợp xuất tinh ngược hơn. Tuy nhiên, chúng có thể không phù hợp với tất cả bệnh nhân. Do đó, hãy hỏi kỹ lưỡng bác sĩ của bạn về các tai biến có thể khi phẩu thuật để lựa chọn phương pháp điều trị cho bản thân phù hợp.

Điều trị xuất tinh ngược dòng như thế nào?

Hầu hết những người đàn ông bị xuất tinh ngược không cần điều trị cụ thể. Nếu tình trạng đi tiểu ra tinh trùng là tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể chuyển bạn sang một loại thuốc khác không gây ra tác dụng phụ này.

Người thân, vợ hoặc bạn gái có thể khuyên cánh mày râu rằng đây không phải là một bệnh lý nghiêm trọng. Đồng thời, việc giải tỏa căng thẳng sẽ giúp điều trị đạt hiệu quả cao. 

Ở một số ít nam giới, đi tiểu ra tinh trùng cần phải được điều trị vì nó giảm khả năng sinh sản (vô sinh).
Ở một số ít nam giới, xuất tinh ngược dòng cần phải được điều trị vì nó giảm khả năng sinh sản (vô sinh)

Điều trị này thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân

  • Nếu xuất tinh ngược dòng của bạn là tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể sẽ chuyển bạn sang một loại thuốc không ảnh hưởng đến xuất tinh.
  • Nếu xuất tinh ngược của bạn có vẻ liên quan đến vấn đề thần kinh hoặc “cánh cửa” ở mức độ nhẹ. Lúc này bác sĩ sẽ điều trị cho bạn bằng một loại thuốc – chẳng hạn như pseudoephedrine (được bán dưới nhiều tên thương hiệu) hoặc imipramine (Tofranil) – giúp cải thiện việc “đóng – mở” cửa tại lối vào bàng quang.
  • Nếu hiện tượng xuất tinh ngược của bạn là kết quả của một tổn thương nghiêm trọng đối với các dây thần kinh hoặc “cánh cửa” của bàng quang, thì khó có thể thể khôi phục khả năng xuất tinh bình thường.

Trong trường hợp người nam bị hội chứng này và vô sinh nhưng có nguyện vọng làm cha

Trường hợp này, người bệnh sẽ cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia sinh sản. Chuyên gia sinh sản sẽ thu thập tinh trùng từ nước tiểu của bạn và sử dụng tinh trùng đã “rửa sạch” để chuẩn bị cho một quy trình hỗ trợ sinh sản.

Trong các trường hợp xuất tinh ngược, 3 phương pháp hỗ trợ sinh sản thường gặp là:

  • Thụ tinh trong tử cung (sử dụng ống thông nhỏ để đặt tinh trùng đã rửa vào bên trong tử cung của bạn tình vào thời điểm rụng trứng). Có thể kèm theo kích thích trứng rụng ở người nữ.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm (ấp trứng và tinh trùng với nhau trong phòng thí nghiệm để tạo ra sự thụ tinh).
  • Tiêm tinh trùng vào tế bào chất (tiêm một tinh trùng vào trứng của bạn tình để thụ tinh).
phuong phap thu tinh nhan tạo
Phương pháp thụ tinh nhân tạo

Một số vấn đề cần biết

1. Không phải mọi trường hợp nữ giới bị “khô” sau quan hệ đều do bạn tình xuất tinh ngược dòng

Vấn đề có thể là do việc sản xuất tinh trùng của nam giới có vấn đề. Cũng có thể do các bệnh lý gần đó ngăn không cho tinh trùng vào niệu đạo nam.

2. Sự thay đổi trong cực khoái có liên quan đến sự thỏa mãn về cảm xúc kém hơn

Dĩ nhiên điều này có thể dẫn đến căng thẳng cho bạn và bạn tình. Xuất tinh ngược dòng có thể trở nên đặc biệt khó khăn nếu bạn và bạn đời muốn thụ thai khi một trong hai người bị stress.

3. Bệnh nhân nên hiểu tất cả các phương pháp điều trị cụ thể 

Khi muốn điều trị tình trạng đi tiểu ra máu, người bệnh cần đi khám ở những cơ sở y tế uy tín, chuyên khoa. Đồng thời, nam giới cũng nên đưa bạn tình cùng đi khám để tầm soát những căn bệnh nguy hiểm. 

Bạn cũng nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ về những phương pháp điều trị và thể trạng của bản thân; từ đó, lựa chọn cho mình phương pháp điều trị hợp lý. 

Kết luận

Đi tiểu ra tinh trùng là một hiện tượng bất thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc xuất hiện tinh trùng trong nước tiểu có thể rất ít, không ảnh hưởng gì. Nhưng ngược lại, nó cũng có thể xuất hiện rất nhiều, làm đổi màu nước tiểu. Hội chứng này có tên gọi là “Xuất tinh ngược dòng.” Do có nhiều nguyên nhân cụ thể gây ra, nên tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.

Khi tình trạng bệnh lý quá nặng, không hồi phục được, người nam muốn có con cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn để được tư vấn và điều trị.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Retrograde Ejaculationhttps://www.health.harvard.edu/a_to_z/retrograde-ejaculation-a-to-z

    Ngày tham khảo: 03/07/2020

  2. Clinical Background of Patients with Sperm in Their Urinary Sedimenthttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4567295/

    Ngày tham khảo: 03/07/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người