YouMed

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc con đúng cách

Bác sĩ ĐOÀN THỊ HOÀI TRANG
Tác giả: Bác sĩ Đoàn Thị Hoài Trang
Chuyên khoa: Nhi

Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng, thời gian đau, biểu hiện màu sắc phân khác nhau giữa các nguyên nhân. Tuy nhiên khó xác định chính xác cụ thể nguyên nhân là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bố mẹ những thông tin bổ ích về đặc điểm bệnh tiêu chảy, cách phòng ngừa, điều trị cho trẻ tại nhà trong trường hợp nhẹ và nhận biết được dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức.

Nguyên nhân gây tiêu chảy

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, khi nhận thấy trẻ bị sụt cân, chậm lớn kèm theo tiêu chảy có thể cho thấy rằng dạ dày và ruột của trẻ gặp vấn đề, khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng, hay có tổn thương đường tiêu hóa. Cần biết những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng hiện tại của trẻ để có biện pháp xử trí phù hợp.

1. Nguyên nhân tiêu chảy cấp ở trẻ:

Tiêu chảy ở trẻ thường không kéo dài.

  • Thông thường, nó gây ra bởi một loại virus và có thể nhanh chóng tự khỏi.

Rotavirus, một loại virus gây viêm dạ dày và ruột, là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em trước khi vắc-xin được giới thiệu vào năm 2006. FDA đã cấp phép sử dụng loại vắc-xin rotavirus để ngăn ngừa nhiễm virus này. Bạn có thể hỏi bác sĩ lúc tiêm phòng để có thể phòng ngừa loại virus này.

  • Chế độ ăn của bé thay đổi hoặc chế độ ăn của mẹ thay đổi khi đang cho con bú.
  • Sử dụng kháng sinh cho bé, hoặc mẹ dùng kháng sinh khi đang cho con bú.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, và trẻ cần phải được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị nguyên nhân.
  • Nhiễm ký sinh trùng.

Thường ở trẻ sơ sinh chủ yếu do các nguyên nhân cấp tính. Trẻ lớn hơn có thể gặp các nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính. 

2. Tiêu chảy mãn tính có thể có bao gồm các nguyên nhân:

  • Không dung nạp protein hoặc đường.
  • Hội chứng ruột kích thích.
  • Dị ứng thực phẩm – một biểu hiện tình trạng phản ứng miễn dịch khi ăn các loại protein có trong lúa mì, lúa mạch, trứng, cá, sữa,… Tham khảo ở bài viết: “Dị ứng thực phẩm: Cách chăm con đúng cách”.
  • Viêm mãn tính đường tiêu hóa (bệnh viêm ruột), chẳng hạn như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn.
  • Tiêu chảy mãn tính, không đặc hiệu. Một tình trạng thường xảy ra ở trẻ em từ 1 đến 3 tuổi mà không rõ nguyên nhân và thường tự khỏi. Không gây giảm cân hoặc tăng trưởng kém.

3. Một số nguyên nhân hiếm gặp của tiêu chảy mãn tính:

  • Khối u thần kinh – khối u thường bắt đầu trong đường tiêu hóa.
  • Bệnh Hirschsprung – một tình trạng bẩm sinh là kết quả của việc thiếu các tế bào thần kinh trong cơ một phần hoặc toàn bộ ở đại tràng của trẻ.
  • Một bệnh hiếm gặp xơ nang – một bệnh di truyền có thể dẫn đến sự tích tụ chất nhầy dày ngăn cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Rối loạn bạch cầu ái toan – một nhóm bệnh phức tạp đặc trưng bởi lượng tế bào bạch cầu cao hơn bình thường. Thường là bạch cầu ái toan, trong các cơ quan trong hệ thống tiêu hóa
  • Thiếu kẽm.

Các dấu hiệu mất nước sớm ở trẻ bị tiêu chảy

Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, sự mất nước sẽ diễn ra nhanh chóng, ảnh hưởng đến sự nghiêm trọng của bệnh. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có thể bị mất nước nhanh chóng.

Các triệu chứng mất nước thường biểu hiện sớm bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh hơn bình thường.
  • Môi, miệng và lưỡi khô.
  • Khóc quấy nhưng không có nước mắt.
  • Không có nước tiểu trong suốt 3 giờ trở lên.
  • Sau đó, mắt, má hoặc điểm mềm trên đỉnh đầu trũng xuống
  • Buồn ngủ và khó chịu.
  • Dấu vết da mất chậm.
  • Mất nước nghiêm trọng có thể gây co giật, hôn mê, suy nội tạng và trong trường hợp hiếm gặp là tử vong.

Các dấu hiệu mất nước sớm ở trẻ bị tiêu chảy

Biểu hiện phân ở trẻ bị tiêu chảy

  • Phân trẻ bình thường mềm và lỏng.
  • Trẻ sơ sinh thường xuyên có phân, đôi khi thường sau các bữa ăn. Vì những lý do này, bạn có thể gặp khó khăn để biết khi nào bé bị tiêu chảy.
  • Con của bạn có thể bị tiêu chảy nếu bạn thấy những thay đổi trong phân, chẳng hạn như đột ngột nhiều phân hơn hoặc phân chảy nước nhiều, phân liên tục kể cả lúc cách xa các bữa ăn.
  • Máu hiếm khi xuất hiện trong phân của trẻ.
  • Nếu có máu trong phân có thể do kích thích vùng hậu môn trực tràng, gây chảy máu da. Xuất hiện dưới dạng máu đỏ tươi trong phân.
  • Nhưng nếu phân có màu đen là tình trạng khá nặng, cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Cách bù nước tại nhà cho trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy nhẹ ở trẻ em có thể chỉ gây khó chịu, không nguy hiểm nếu trẻ có thể tiếp tục uống nước và ăn uống một chế độ bình thường.

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp ngăn ngừa tiêu chảy, và con của bạn sẽ hồi phục nhanh hơn. Trẻ sơ sinh nên tiếp tục bú sữa mẹ hoặc uống sữa ngoài theo công thức thông thường. 

Nếu tiêu chảy kéo dài hoặc thường xuyên, cần có sự thay đổi trong chế độ ăn uống và điều trị bằng các giải pháp bù nước đường uống.

Các giải pháp bù nước bằng đường uống

  • Bổ sung dung dịch nước điện giải, giúp thay thế nước và muối bị mất trong khi bị tiêu chảy. Loại nước điện giải này có thể dễ tiêu hóa hơn so với chế độ ăn uống thông thường của trẻ.
  • Chúng thường ở dạng lỏng hoặc popsicle, chứa lượng vừa đủ trong gói bán ở nhà thuốc và có các hương vị khác nhau, bạn có thể dễ dàng mua được.
  • Một số sản phẩm bù nước phổ biến là Pedialyte, Naturalyte, Enfalyte, CeraLyte và Oresol.
  • Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm này trong các nhà thuốc và một số cửa hàng bán lẻ.

Cách thức thực hiện

  • Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trên gói Oresol điện giải.
  • Pha đúng tỷ lệ 1 gói Oresol vào 2 lít nước.
  • Pha hết hoàn toàn 1 gói, dùng hết trong 1 ngày, không tự định lượng hay chừa lại ngày khác. Như thế mới có thể pha dung dịch có nồng độ điện giải chính xác bổ sung cho trẻ.
  • Khi định lượng 1 phần sẽ dẫn đến nồng đồ sai thì gây ra nhiều tác hại chứ không phải là lợi ích.

Lưu ý

Ngay từ khi bắt đầu, hãy cố gắng khuyến khích trẻ uống càng nhiều dung dịch bù nước và duy trì chế độ ăn uống bình thường càng tốt. Thậm chí mỗi 15 đến 30 phút uống 1 lần là tốt.

Nhưng nếu con bạn bị nôn mửa liên tục, phân có nhầy máu màu đỏ hoặc đen. Hãy đến ngay phòng cấp cứu để được bác sĩ khám và điều trị sớm nhất có thể. Vấn đề nôn mửa sẽ tăng tốc độ mất nước ở trẻ tiêu chảy trước đó.

Công dụng của của các sản phẩm bù nước đường uống phù hợp với trẻ có lượng đường vừa đủ để cho phép hấp thụ natri, kali và nước mà không gây tiêu chảy nhiều hơn.

Cách chăm sóc trẻ tại nhà

Nếu em bé của bạn đã ăn thức ăn đặc trước khi bị tiêu chảy. Hãy thay đổi cho trẻ những thực phẩm dễ tiêu hóa cho dạ dày, chẳng hạn như:

  • Chuối.
  • Ngũ cốc.
  • Mỳ sợi.
  • Bánh mỳ nướng.

Không cho bé ăn thức ăn khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn, như:

  • Nước ép trái cây nhiều đường.
  • Sữa.
  • Thực phẩm chiên.
  • Nước táo.

Cần ngăn ngừa hăm tã do trẻ bị tiêu chảy nên vùng mặc tả sẽ luôn ẩm ướt.

Để ngăn ngừa hăm tã

  • Thay tã cho bé thường xuyên.
  • Làm sạch bằng nước.
  • Cắt giảm sử dụng khăn ướt lau cho trẻ.
  • Hãy để thoáng để da khô.
  • Sử dụng phấn rôm.
  • Rửa tay kỹ để giữ cho bạn và những người khác trong gia đình không bị bệnh. Tiêu chảy do vi trùng có thể dễ lây lan.

Lưu ý tránh các biện pháp

  • Tránh sử dụng các biện pháp khắc phục tiêu chảy tại nhà như uống sữa đun sôi hoặc nước gạo.
  • Đồ uống bù nước và điện giải cho vận động viên thể thao cũng không được khuyến khích cho trẻ nhỏ. Các sản phẩn đồ uống đó có xu hướng thêm đường để giúp các vận động viên trong quá trình hoạt động thể chất mạnh mẽ. Nhưng đó không phải là một chất lỏng thay thế thích hợp.
  • Thực phẩm và chất lỏng có hàm lượng đường cao. Chẳng hạn như nước trái cây, bánh quy, bánh ngọt và soda, có thể góp phần gây ra nặng thêm tình trạng tiêu chảy. Nguyên nhân do kéo thêm chất lỏng vào ruột, khiến chất lỏng và đường dư thừa nhanh chóng thoát ra ngoài.
  • Phụ huynh nên quan sát kĩ các dấu hiệu bất thường ở trẻ. Thời gian bắt đầu, các triệu chứng đã xuất hiện, kéo dài bao lâu. Nhận biết các dấu hiệu nặng để báo với bác sĩ càng đầy đủ càng tốt, để bác sĩ nhanh chóng xác định nguyên nhân và điều trị sớm.

Những điều cần biết về thuốc không kê đơn

  • Bạn có thể dễ dàng mua các thuốc chống tiêu chảy nhưng đừng tự ý cho trẻ dùng thuốc này trừ khi được bác sĩ kê đơn dùng.
  • Các sản phẩm làm giảm tiêu chảy, chẳng hạn như Pepto-Bismol và Kaopectate, có chứa bismuth, magiê hoặc nhôm. Có thể gây hại cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi vì chúng có thể tích tụ nhanh chóng ở trẻ nhỏ.
  • Những sản phẩm này có thể được sử dụng ở trẻ lớn, nhưng hãy hỏi bác sĩ hoặc đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
  • Pepto-Bismol với trẻ dưới 12 tuổi cần có chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
  • Imodium cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn cho trẻ dưới 6 tuổi sử dụng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Nếu tiêu chảy có kết hợp với sốt và nôn mửa, hoặc cả hai thì tình trạng mất nước khá nghiêm trọng.  Trẻ bị tiêu chảy hơn 24h (5-6 lần/ ngày), không cải thiện hoặc trẻ có các biểu hiện dưới đây nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời:

  • Trẻ tiêu chảy không ngừng liên tục 3 giờ.
  • Bị sốt khoảng 39 độ C trở lên.
  • Phân có máu màu đỏ hoặc chuyển sang đen.
  • Miệng, mũi, môi khô nức nẻ.
  • Buồn ngủ bất thường, không phản ứng hoặc cáu kỉnh.
  • Mắt trũng xuống, lờ đờ.
  • Khi đưa nước uống thì muốn uống nhanh, uống nhiều.
  • Dấu vết da mất chậm: khi véo da trẻ, da bị kéo lên nhưng thời gian trở lại trạng thái ban đầu chậm hơn bình thường.

Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 24h, trẻ có nguy cơ bị mất nước. Bên cạnh mất nước, trẻ còn bị mất điện giải, các ion muối và khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể hoạt động bình thường. Nếu mất nước quá nhiều, là tình trạng rất đáng lo ngại.

Tiêu chảy là một bệnh thông thường ở trẻ, đặc biệt ở trẻ nhũ nhi các triệu chứng biểu hiện có thể trầm trọng hơn trẻ lớn, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Quan trọng và cấp thiết nhất của việc điều trị tiêu chảy là nhận biết được dấu hiệu mất nước và thực hiện các bước để bù nước trước cho trẻ. Một số trường hợp sẽ khỏi nhanh, tuy nhiên các ba mẹ cần chú ý những biểu hiện nặng để đưa trẻ đi khám kịp thời! 

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What's causing my infant's diarrhea?https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diarrhea/expert-answers/diarrhea-in-infants/faq-20095632

    Ngày tham khảo: 20/07/2020

  2. Diarrhea in infantshttps://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000691.htm

    Ngày tham khảo: 20/07/2020

  3. Bacterial Diarrhea (Infant/Toddler)https://www.fairview.org/patient-education/115968EN

    Ngày tham khảo: 20/07/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người