YouMed

Trường hợp nào không nên tiêm vắc-xin ngừa phế cầu khuẩn?

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Vắc-xin Synflorix là vắc-xin phế cầu có khả năng phòng ngừa hiệu quả 10 chủng phế cầu khuẩn. Vắc-xin có thể giúp phòng ngừa các bệnh như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên, bố mẹ cần biết ai không nên tiêm vắc-xin phế cầu. Hãy cùng YouMed theo dõi các vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây nhé!

Các trường hợp cần thận trọng khi tiêm vắc-xin phế cầu

Ai không nên tiêm vắc-xin phế cầu? Trước trong và sau quá trình tiêm, cần phải để bác sĩ khám theo dõi cho trẻ cẩn thận. Cụ thể:

  • Hoãn tiêm với những trẻ đang sốt cao cấp tính.
  • Lưu ý, không nên tiêm vắc-xin phế cầu Synflorix theo đường tĩnh mạch hoặc đường trong da với bất kỳ hoàn cảnh nào. Đối với vắc-xin Prevenar 13 không nên tiêm nội mạch.
  • Ngoài ra, cần thận trọng khi tiêm đối với trường hợp trẻ bị giảm tiểu cầu hoặc mắc các bệnh rối loạn về máu; những ai không nên tiêm vắc-xin phế cầu.
  • Cần chú ý: Thực hiện tiêm phòng vắc- xin phế cầu Synflorix không thể thay thế được liệu trình tiêm chủng thường quy với các loại vắc-xin bạch hầu, uốn ván và Hib.
  • Với trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có thể sẽ làm giảm mức độ đáp ứng của kháng thể đối với miễn dịch chủ động.
  • Trường hợp trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh do phế cầu gây ra nên được tiến hành tiêm vắc-xin từ khi trẻ <2 tuổi.
  • Không những vậy, chú ý đến nguy cơ ngừng thở và cần phải theo dõi hô hấp trong vòng 48 – 72h sau khi chỉ định tiêm phòng:
    + Cho các đối tượng trẻ sinh non tháng , trẻ ≤28 tuần tuổi thai kỳ.
    + Đặc biệt là đối với các trẻ có vấn đề về hô hấp trước đó.
  • Với nhân viên y tế cần phải chuẩn bị các phương tiện đề phòng sốc phản vệ khi tiêm vắc-xin cho trẻ.
Trả lời thắc mắc ai không nên tiêm vắc-xin phế cầu
Trả lời thắc mắc ai không nên tiêm vắc-xin phế cầu

Các trường hợp chống chỉ tiêm vắc-xin phế cầu

Chú ý những ai không nên tiêm vắc-xin phế cầu:

  • Chống chỉ định tiêm phòng vắc-xin phế cầu Synflorix cho các đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong công thức vắc xin.

Tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm tiêm vắc-xin phế cầu

Cùng giống như tất cả các vắc-xin khác, sau tiêm, trẻ có thể đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm, sốt nhiều mức độ khác nhau. Bên cạnh đó trẻ có thể biếng ăn. Lưu ý, các triệu chứng này có thể kéo dài khoảng 1 – 2 ngày sau khi tiêm.

Tuy nhiên, các triệu chứng này không gây nguy hiểm cho sức khỏe, đa số các triệu chứng sẽ tự khỏi, không cần điều trị. Hầu hết trong các trường hợp trẻ không có phản ứng gì sau tiêm.

Do vậy, chỉ chú ý đến những ai không nên tiêm vắc-xin phế cầu, còn lại bố mẹ không nên quá lo lắng mà bỏ qua việc tiêm phòng vắc-xin cho trẻ

Một số tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin phế cầu khi sử dụng vắc-xin phế cầu Synflorix cho trẻ mà bố mẹ cần phải biết để xử lý trong quá trình thực hiện tiêm phòng.

Thường gặp

  • Trẻ có biểu hiện chán ăn
  • Tình trạng chóng mặt
  • Trẻ bị đau, đỏ và sưng ở chỗ tiêm
  • Có thể bị sốt cao >38 ºC. Tình trạng rất hay gặp sau khi tiêm phần lớn tất cả các loại vắc-xin nói chung.
Trẻ sốt, quấy khóc sau khi tiêm vắc-xin phế cầu
Trẻ sốt, quấy khóc sau khi tiêm vắc-xin phế cầu

Các tác dụng ít gặp khác

  • Tình trạng trẻ bị chai cứng chỗ tiêm.
  • Sốt cao >39 ºC.

Tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin phế cầu hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng

Lưu ý đến các tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin phế cầu hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng cần được theo dõi cẩn thận nếu mắc phải như sau:

  • Tình trạng viêm da dị ứng.
  • Trẻ bị viêm da không điển hình, chàm.
  • Có thể bị co giật và không do sốt.
  • Nổi phát ban, mày đay.
  • Giảm trương lực, giảm đáp ứng.
Những tác dụng phụ có thể gặp phải sau tiêm vắc-xin ngừa phế cầu
Những tác dụng phụ có thể gặp phải sau tiêm vắc-xin ngừa phế cầu

Cách xử trí khi xảy ra tác dụng phụ sau tiêm

Ai không nên tiêm vắc-xin phế cầu? Ngoài vấn đề này, trong trường hợp quyết định tiêm, phụ huynh cũng cần quan tâm đến các xử trí hiệu quả nếu xảy ra tác dụng phụ sau tiêm.

Việc dùng thuốc Paracetamol nhằm dự phòng nguy cơ sốt. Vì sau tiêm chủng, trẻ có khả năng bị giảm đáp ứng miễn dịch. Do đó, nên theo dõi thật cẩn thận. Nếu trẻ sốt >38,5ºC mới được dùng thuốc hạ sốt.

Cần lưu ý về nguy cơ ngưng thở tiềm tàng. Đồng thời phải theo dõi hô hấp liên tục trong vòng 48 – 72h. Đặc biệt là sau khi thực hiện tiêm phòng cho các đối tượng trẻ sinh non (<28 tuần thai).

Thận trọng đối với các trẻ có dấu hiệu chưa hoàn thiện về hệ hô hấp trước đó. Vì lợi ích của tiêm phòng đem lại khá cao đối với nhóm trẻ này. Cho nên không nên ngừng hoặc trì hoãn việc tiêm phòng.

Lưu ý, không nên trộn lẫn vắc-xin phế cầu Synflorix và các loại vắc-xin khác trong cùng một mũi tiêm. Về cơ sở y tế, phải luôn chuẩn bị sẵn các phương tiện cần thiết để đề phòng và xử trí sốc phản vệ sau tiêm.

Tóm lại, trẻ em ở bất kỳ giai đoạn nào cũng rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp. Vì thế, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Phải lưu ý những ai không nên tiêm vắc-xin phế cầu. Không những vậy, mẹ phải thực hiện tốt việc cho bé bú bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Đồng thời phải luôn đảm bảo tiêm vắc-xin đúng lịch nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Vắc-xin Synflorixhttps://www.ema.europa.eu/en/documents/overview/synflorix-epar-summary-public_en.pdf

    Ngày tham khảo: 22/06/2021

  2. Thông tin kê đơnhttps://www.mims.com/vietnam/drug/info/synflorix?type=vidal

    Ngày tham khảo: 22/06/2021

  3. Tác dụng phụ khi tiêm vắc-xinhttps://au.gsk.com/media/216345/synflorix_cmi_au_007_clean.pdf

    Ngày tham khảo: 22/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người