YouMed

Bạn biết gì về thuốc Pedonase và cần lưu ý những gì?

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Thuốc Pedonase là gì? Thuốc Pedonase được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kỹ về thuốc Pedonase trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

Thành phần hoạt chất: Bromelain, Trypsin.
Thuốc có hoạt chất tương tự: Phartino, Betanzyme…

1. Thuốc Pedonase là gì?

Pedonase là một thuốc thuộc nhóm enzyme kháng viêm, được sử dụng khá rộng rãi kết hợp với kháng sinh trong điều trị các tình trạng viêm nhiễm khác nhau.

Thuốc Pedonase là sự phối hợp của hai hoạt chất: Bromelain và trypsin đã kết tinh.

Thành phần trong công thức của thuốc Pedonase:

  • Bromelain: 40 mg.
  • Trypsin: 1 mg.
  • Tá dược vừa đủ: 1 viên. 
Thuốc Pedonase
Thuốc Pedonase

1.2. Công dụng của các thành phần

  • Bromelain là một enzyme phân giải protein, được tìm thấy nhiều trong quả dứa.
    • Có khả năng phân giải protein thông qua phá hủy cấu trúc của khối fibrin, làm tan các cục máu đông, cải thiện khả năng lưu thông máu.
    • Ngoài ra, nó còn kích thích các hóa chất hoạt động trong cơ thể, tăng cường quá trình phân giải protein, làm chậm quá trình đông máu, giảm sự tích tụ các mảng xơ vữa ở thành mạch.
    • Bromelain được sử dụng rộng rãi để giảm tình trạng phù nề sau chấn thương, phẫu thuật, phối hợp để điều trị các viêm nhiễm đường hô hấp trên.
  • Trypsin là gì?
    • Đây là men có nguồn gốc từ tụy bò, xúc tác quá trình phân giải chuỗi peptid thành các chuỗi nhỏ hơn.
    • Nhờ tác dụng này, trypsin được ứng dụng trong điều trị tình trạng phù nề do chấn thương, viêm nhiễm, làm loãng đờm và dịch tiết trong các trường hợp viêm đường hô hấp cũng như có thể phối hợp với các thuốc khác trong hỗ trợ tiêu hóa.

2. Chỉ định của thuốc Pedonase

  • Pedonase được chỉ định trong giảm phù nề, sưng đỏ ở các ổ viêm.
  • Ngoài ra, thuốc Pedonase giúp làm giảm các triệu chứng phù nề, tụ máu, xung huyết sau phẫu thuật, chấn thương, thúc đẩy vết thương nhanh lành.
  • Bên cạnh đó, Pedonase làm tiêu chất nhầy mũi họng, làm loãng đờm trong viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Không những vậy, thuốc Pedonase còn giúp tiêu viêm, kháng viêm.
  • Và thuốc Pedonase giúp hỗ trợ nhanh lành vết loét, ứ đọng dịch tiết sau hôn mê hoặc liệt.

3. Không nên dùng thuốc Pedonase nếu

  • Không sử dụng thuốc cho những người dị ứng với bromelain, trypsin hoặc đã từng bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc trước đó.

>> Khi sử dụng thuốc, bạn tốt nhất phải hiểu rõ mình có bị dị ứng với các thành phần trong thuốc hay không để tránh những tác hại không mong muốn. Tìm hiểu thêm: Dị ứng thuốc có thật sự nguy hiểm không?

4. Cách dùng thuốc Pedonase hiệu quả

4.1. Cách dùng

  • Thuốc sử dụng đường uống.
  • Nên uống thuốc trước hoặc sau ăn 30 phút.

4.2. Liều dùng

  • Đối tượng là người lớn:
    • Liều khởi đầu: Mỗi lần 2 viên. Mỗi ngày dùng 3 – 4 lần.
    • Để duy trì: Dùng với liều 1 viên/lần x 3 – 4 lần/ngày.
  • Trẻ em: Trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

5. Tác dụng phụ

  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Nôn, buồn nôn.
  • Tăng nhịp tim.
  • Làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo hoặc máu kinh trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Các phản ứng dị ứng nếu có cơ địa dị ứng với các thành phần của thuốc như ngứa, mẩn đỏ, tăng tiết dịch hầu họng…
Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ của thuốc
Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ của thuốc

6. Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Pedonase

  • Do thuốc có khả năng phân giải protein, đặc biệt là tiêu cục máu đông nên không sử dụng chung với các thuốc chống đông máu vì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu khó kiểm soát khi dùng chung với:
    • Warfarin, heparin.
    • Ginkgo biloba.
    • Aspirin.
    • Các thuốc NSAIDs khác, clopidogrel…
  • Rượu bia.
  • Các chất kích thích.
  • Thuốc chống động kinh, thuốc an thần, thuốc mê, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm 3 vòng…

7. Những lưu ý khi dùng thuốc Pedonase

  • Thận trọng khi dùng thuốc trên đối tượng có cơ địa dị ứng với enzym hoặc các thành phần có trong thuốc.
  • Đối tượng là phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng cần sử dụng thuốc Pedonase một cách cẩn thận.
  • Ngoài ra, cần lưu ý khi dùng thuốc trên đối tượng có nguy cơ xuất huyết hoặc đang xuất huyết.
  • Không những vậy, cần thận trọng khi dùng thuốc trên các bệnh nhân suy chức năng gan, thận.

8. Các đối tượng sử dụng đặc biệt

8.1. Lái xe và vận hành máy móc

  • Thuốc Pedonase không gây tác động lên thần kinh với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt
  • Do đó, có thể sử dụng thuốc trên các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ này.

8.2. Phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú

  • Phụ nữ có thai và cho con bú là những đối tượng khá nhạy cảm khi sử dụng thuốc. Vì đây là thời điểm người mẹ dùng thuốc sẽ có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai hoặc trẻ bú mẹ.
  • Dù vẫn chưa đầy đủ nghiên cứu, tuy nhiên vì nguy cơ làm tăng khả năng chảy máu bất thường ở âm đạo hoặc ở thời kỳ kinh nguyệt. Do đó, không khuyến nghị dùng thuốc trên các đối tượng này.

9. Xử trí khi quên một liều Pedonase

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp: Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

10. Cách bảo quản

  • Để thuốc Pedonase tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Pedonase ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30ºC.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Pedonase. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Bromelain. Trypsin. Dược thư quốc gia 2018

 

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người