YouMed

Bèo đất: Giải mã loài thực vật độc đáo quen thuộc

Bác sĩ PHẠM LÊ PHƯƠNG MAI
Tác giả: Bác sĩ Phạm Lê Phương Mai
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Bèo đất là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, chữa ho rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

1. Giới thiệu về Bèo đất

  • Tên gọi khác: cỏ tỹ gà, cẩm địa là, cỏ trói gà…
  • Tên khoa học: Drosera burmannii Vahl.  (Dorserac rotundifolia Lour.)
  • Họ khoa học: Họ cây Bắt ruồi –Droseraceae.

1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Cây Bèo đất được tìm thấy nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Châu Úc. Ở nước ta, loại cây này mọc hoang trên các gò đất ẩm, đầm lầy và cả những khu ruộng bạc màu. Tập trung chủ yếu ở miền Trung và miền Nam như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Bến Tre, Đồng Nai hay Lâm Đồng.

Cây nhỏ, ưa sáng, thường mọc trên đất chua, bạc màu, ra quả hằng năm. Hạt giống nhỏ rơi vãi xung quanh cây mẹ và dễ bị cuốn trôi bởi nước mưa. Lá cây còn có chức năng hấp thụ chất hữu cơ khi bẫy được các con côn trùng nhỏ.  Khi côn trùng chạm vào cánh, lông cánh sẽ lập tức bao vây, đồng thời tiết ra chất dịch để dính chặt con mồi, sau đó phân hủy và hấp thụ đạm qua lá.

Bèo đất phát triển quanh năm nên có thể thu hoạch bất cứ lúc nào. Khi thu hoạch, cây sẽ được nhổ cả rễ, đem rửa sạch tạp chất và phần đất cát bám dính dưới gốc. Cuối cùng phơi hay sấy khô để làm thuốc.

Mùa hoa quả tháng 5 – 7.

bèo đất
Bèo đất mọc hoang ở những nơi đất ẩm ở nước ta.

1.2. Mô tả toàn cây

Bèo đất là dạng cây cỏ cao tới 5 – 30 cm, có 1 – 3 thân không mang lá, nhẵn và gầy, mang hoa ở ngọn. Trên thân có lông tuyến

Lá mọc sát đất thành hình hoa thị, phiến tròn hoặc bầu dục, có gốc thuôn nhỏ dài như hình thìa, dài 10 – 12 mm, rộng 4 mm, phủ đầy lông tuyến tiết ra một chất lỏng dính, óng ánh. Cuống lá ngắn, nhẵn.

Cụm hoa mọc thành xim bọ cạp trên một cán dài, mảnh, xuất phát từ giữa túm lá, mang 15 – 20 hoa đều lưỡng tính, màu trắng hay hồng. Đế hoa phẳng hoặc hơi lồi. Đài hoa gồm 5 phiến, mặt ngoài có lông dài, tràng có 5 cánh kết lợp hoặc hình van. Nhị 5 xếp xen kẽ với các cánh hoa. Bao phấn nứt dọc lúc đầu quay ra ngoài, lúc sau hướng vào trong, bầu thượng 1 ô. Nhụy và noãn hoa nằm ở vị trí cao hơn để dễ dàng thụ phấn.

Quả thuộc dạng quả nang. Khi chín, nứt thành 3 – 5 mảnh vỏ. Trong quá chứa nhiều hạt có vỏ xốp. Các hạt phấn đều chứa 4 bào tử.

Toàn cây Bèo đất đều được dùng làm dược liệu chữa bệnh.

1.3. Bảo quản

Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh mối mọt. Ngoài Bèo đất, Bạch giới tử cũng là dược liệu trị ho hiệu quả.

2. Thành phần hóa học và tác dụng 

2.1. Thành phần hóa học

Cây Drosera burmannii chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Nhưng cây Drosera rotundifolia L., cùng chi khác loài đã được nghiên cứu và sử dụng. Trong lá tươi của cây Drosera rotundifolia L. (chưa thấy ở nước ta) người ta đã lấy được: 

  • 2-metyl-5-oxy 1-4 naphtoquinon có tính chất gây đỏ da.
  • Chất droseron một chất màu đỏ có công thức dioxymetylnaphtoquincm.
  • Glucoza và một chất màu vàng.

2.2. Tác dụng

Năm 1958 – 1959, Bệnh viện Vinh dùng làm thuốc chữa ho gà, chữa ho, dùng dưới dạng rượu thuốc, siro, thuốc hãm hay thuốc cao.

Cây Drosera rotundifolia L. ở các nước được dùng làm thuốc trấn kinh, giảm co giật, chữa ho gà, dùng dưới hình thức cồn 1/5. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 giọt. Có thể tăng hơn. Có thể dùng dưới dạng cao (viên 0,05g).

Gây xung huyết dưới da.

Làm mềm da.

Dược liệu được dùng cho các bệnh:

Theo Y học cổ truyền Bèo đất có:

  • Vị đắng, tính mát
  • Quy kinh Phế
  • Tác dụng: Thanh nhiệt, làm mát máu, giải độc, hóa đàm, tiêu tích trệ.
beo-dat-chua-ho
Bèo đất là vị thuốc giảm ho hiệu quả.

3. Cách dùng và liều dùng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Bèo đất có thể dùng dưới dạng:

  • Thuốc sắc
  • Bào chế thành cao
  • Ngâm rượu
  • Điều chế thành siro uống

Kiêng kỵ:

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần thận trọng.

4. Một số bài thuốc kinh nghiệm

4.1. Hỗ trợ giảm ho

Có 2 cách để

  • Dùng bèo đất ngâm với rượu. Ngày uống ba lần mỗi lần 10 giọt.

Dùng cả cây Bèo đất 15 – 20g, sắc nước, cho thêm chút đường hoặc mật ong để uống trong ngày. Ngày uống 7 – 8 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.

4.2. Hỗ trợ lành các vết chai

Bèo đất ngâm với rượu (liều lượng 1 phần cỏ 3 phần rượu) hàng ngày dùng rượu thuốc bôi vào vết chai. Tác dụng làm mềm da chỗ chai, nếu đáp ứng tốt, sau vài ngày da sẽ bong ra.

4.3. Chống co giật

Sắc cô đặc Bèo đất thành một dạng siro lỏng. Mỗi lần uống 10 giọt x 3 lần/ ngày. Bệnh nghiêm trọng có thể tăng liều khi có sự cho phép của thầy thuốc.

Bèo đất là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn. 

Bác sĩ Phạm Lê Phương Mai

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  • Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc VIệt Nam. Nhà xuất bản Y học
  • Đỗ Huy Bích , Đặng Quang Chung , Bùi Xuân Chương , Nguyễn Thượng Dong , Đỗ Trung Đàm , Phạm Văn Hiền , Vũ Ngọc Lộ , Phạm Duy Mai , Phạm Kim Mãn , Đoàn Thị Nhu , Nguyễn Tập , Trần Toàn. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
  • Hema B, Bhupendra S, Mohamed Saleem TS, Gauthaman K*, Anticonvulsant Effect of Drosera burmannii Vahl. International Journal of Applied Research in Natural Products. Vol. 2(3), pp. 1-4.
  • V Madhavan1, Hema Basnett1, MR Gurudeva2 & SN Yoganarasimhan1, Pharmacognostical evaluation of Drosera burmannii Vahl (Droseraceae). Indian Journal of Traditional Knowledge Vol. 8 (3), July 2009, pp. 326-333
  • Mitra  Roma,  Bibliography  on Pharmacognosy  of  Medicinal plants, (NBRI, Lucknow) 1985, 1-615.
  • Gurudeva  MR,  Botanical  and  Vernacular  names  of  South Indian  Plants,  (Divya  Chandra  Prakashana,  Bangalore), 2001, 167.
  •  

    Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người