YouMed

Cây thuốc bỏng: Vị thuốc với nhiều công dụng quý

Thạc sĩ Bác sĩ Dư Thị Cẩm Quỳnh
Tác giả: ThS.BS Dư Thị Cẩm Quỳnh
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Cây thuốc bỏng thường được biết đến dùng làm thuốc chữa bỏng. Tuy nhiên, với những bằng chứng khoa học trong những năm gần đây cho thấy cây thuốc bỏng còn nhiều giá trị khác. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của ThS.BS Dư Thị Cẩm Quỳnh.

1. Mô tả dược liệu

1.1. Tên khoa học, danh pháp khoa học

  • Còn gọi là trường sinh, thổ tam thất, đả bất tử, diệp sinh căn, sái bất tử, lạc địa sinh căn, sống đời.
  • Tên khoa học Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. (Bryophyllum calycinum Salisb.).
  • Thuộc họ Thuốc bỏng Crassulaceae.
  • Có tên “thuốc bỏng” vì cây được dùng làm thuốc chữa bỏng. Trường sinh (sống lâu) hay lạc địa sinh căn (rụng xuống đất mọc rễ) là vì cây sống rất lâu, lá rụng xuống mặt đất là mọc rẽ và thành một cây con.

1.2. Đặc điểm thực vật

  • Cây thuộc thảo, cao chừng 0,6 – 1 m. Lá mọc đối thành hình chữ thập. Lá dày, có khi nguyên, có khi phân thành 3 – 15 thùy, phiến lá dài 5 – 15 cm, rộng 2 – 110 cm, mép có răng cưa to, mặt bóng, cuống lá dài 2,5 – 15 cm, phía dưới phát triển ẩn vào thân cây.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn hay kẽ lá, màu tím hồng hoặc đỏ, mọc rủ chúc xuống. Hoa nở vào các tháng 2 – 15 quả đậu vào các tháng 3 – 16.
  • Ngắt một lá để trên đĩa có ít nước hay trên mặt đất, từ mép lá, nơi răng cưa của lá sẽ mọc lên một cây khác. Có khi treo lá trên tường để ở chỗ mát, cây con cũng mọc lên như vậy.

1.3. Phân bố, thu hái, chế biến

  • Cây thuốc bỏng được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm cảnh và làm thuốc.
  • Tại nhiều nước khác cây cũng mọc: Trung Quốc (tỉnh Hoa Nam), Ấn Độ, Philippine, Malaysia, Indonesia, …

Xem thêm: Cây Đại: Bông hoa thơm đẹp mắt và loài cây làm thuốc

1.4. Bộ phận sử dụng

Thường sử dụng: lá cây

Mô tả cây thuốc bỏng
Mô tả cây thuốc bỏng

2. Thành phần hóa học

Trong lá chiết được một hoạt chất gọi là bryophylin. Bryophylin có tác dụng kháng khuẩn và có thể dùng điều trị một số bệnh đường ruột. Các tác giả có nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, pH và thời gian bảo quản.

Trong cây thuốc bỏng người ta đã tìm thấy ba loại hoạt chất:

  • Các axit hữu cơ: Từ năm 1971, Marriage Paul B. và cộng sự  đã xác định thấy có 32,5% axit malic, 10,1% axit xitric, 46,5% axit izoxitric, 1% axit succinic, 0,9% axit fumaric, 1% axit pyruvic, 0,4% axit oxalaxetic, 0,5% axit a-xetoglutaric, 0,1% axit glyoxylic, 0,2% axit lactic, 0,2% axit oxalic, 1,6% axit cis-aconitic, và chừng 0,05 – 10,6% axit chưa xác định được.
  • Các glycozit Aavonoic như flavonoit glycozit A (chưa xác định được), flanoit glycozit B được xác định là quexetic 3-diarabinozit với độ chảy 190 – 1192°C, với aglycon là quexetin (độ chảy 300 – 1302°C), và flavonoit glycozit c xác định là Kaempíerol 3-glycozit.
  • Các hợp chất phenolic: Bao gồm axit p. cumaric, syringic, cafeic, p. hydro-xybenzoic

3. Tác dụng dược lý

Theo Y học cổ truyền

Chỉ mới dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc chữa bỏng, cầm máu, đắp vết thương, đắp mắt đỏ, sưng đau, có tính giải độc.

Theo Y học hiện đại

Tác dụng kháng nấm

Hoạt động diệt nấm rõ ràng của Cây thuốc bỏng chống lại loài nấm gây bệnh phổ biến nhất ở người là C. albicans đã được chứng minh.

Tác dụng tái tạo mô

Dữ liệu phân tích mô học tạo ra bằng chứng rằng Cây thuốc bỏng có tác dụng tích cực trong việc tái tạo lại collagen và tái tạo biểu bì của khoang vết thương.

Tác dụng bảo vệ dạ dày

Nước ép lá Cây thuốc bỏng bảo vệ niêm mạc của chuột chống lại các tổn thương dạ dày do indomethacin và ethanol gây ra, cho thấy rằng chúng có tác dụng bảo vệ dạ dày đáng kể.

Cơ chế bảo vệ dạ dày đối với ethanol và tổn thương indomethacin trong dạ dày của cây thuốc bỏng là ức chế viêm dạ dày, hoạt động chống oxy hóa và duy trì khả năng bảo vệ tế bào và cấu trúc cấu trúc niêm mạc.

Cây thuốc bỏng có nhiều giá trị hứa hẹn trong bệnh lý dạ dày
Cây thuốc bỏng có nhiều giá trị hứa hẹn trong bệnh lý dạ dày

Tác dụng chống bệnh Leishmaniasis

Bệnh Leishmaniasis là một căn bệnh cực kỳ khó điều trị. Bệnh gặp ở các quốc gia vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và miền nam châu Âu. Nó được xem như là một bệnh nhiệt đới đang bị lãng quên. Leishmaniasis được lan truyền qua vết cắn của muỗi cát Phlebotomus.

Ở người, có nhiều hình thức khác nhau của Leishmaniasis, phổ biến nhất là Leishmaniasis da, gây lở loét da và Leishmaniasis nội tạng, làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng (thường là lách, gan và tủy xương).

Trước đây, nghiên cứu đã được chứng minh rằng chiết xuất lá cây thuốc bỏng uống có hiệu quả mạnh mẽ chống lại bệnh Leishmaniasis ở chuột. Thông qua nồng độ huyết thanh của alanin-aminotransferase (ALT), aspartate-aminotransferase (AST), ure và phosphatase kiềm không thay đổi ở chuột trong 30 ngày. Cho thấy không có độc tính mãn tính đối với gan, tim hoặc thận.

Ngoài ra, bằng chứng chỉ ra rằng bệnh Leishmaniasis ở người có thể được kiểm soát bằng cây thuốc bỏng. Một người đàn ông 36 tuổi bị bệnh Leishmaniasis ở da được điều trị bằng đường uống với 30 g lá cây thuốc bỏng tươi/ngày trong 14 ngày. Trong quá trình điều trị, tổn thương ngừng phát triển và giảm nhẹ. Không có phản ứng bất lợi hoặc độc tính nào được ghi nhận.

4. Liều dùng, cách dùng, kiêng kị

  • Chữa viêm tai giữa cấp tính: Lá tươi giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai.
  • Bị đánh, bị thương thổ huyết: Lấy 7 lá giã nát, thêm rượu và đường vào mà uống trong ngày.

Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, trang 116.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/04/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam-2006.pdf#page=132
  2. Bệnh do nhiễm Leishmania (Leishmaniasis)https://impehcm.org.vn/noi-dung/ky-sinh-trung/benh-do-nhiem-leishmania-leishmaniasis.html
  3. Torres-Santos EC, Da Silva SA, Costa SS, Santos AP, Almeida AP, Rossi-Bergmann B. Toxicological analysis and effectiveness of oral Kalanchoe pinnata on a human case of cutaneous leishmaniasis. Phytother Res. 2003 Aug;17(7):801-3. doi: 10.1002/ptr.1242. PMID: 12916081

  4. de Araújo ERD, Guerra GCB, Araújo DFS, et al. Gastroprotective and Antioxidant Activity of Kalanchoe brasiliensis and Kalanchoe pinnata Leaf Juices against Indomethacin and Ethanol-Induced Gastric Lesions in Rats. Int J Mol Sci. 2018;19(5):1265. Published 2018 Apr 24. doi:10.3390/ijms19051265

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người