YouMed

Châm cứu bàn chân và những điều bạn cần lưu ý

bác sĩ nguyễn thiên hương
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Thiên Hương
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Bàn chân giúp thực hiện nhiều động tác như đứng thẳng, đi bộ, chạy nhảy. Theo Đông y, bàn chân là nơi hội tụ khí huyết, nơi giao hội của nhiều kinh lạc. Nó còn được ví như trái tim thứ hai của con người vì phản ánh toàn bộ cơ thể ở bàn chân. Châm cứu có nhiều tác dụng đặc biệt là với bàn chân. Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Các huyệt châm cứu bàn chân

Bàn chân được giới hạn từ phần dưới hai mắt cá tới đầu các ngón chân. Bao gồm mu chân và gan chân. Các huyệt châm cứu bàn chân gồm những huyệt nằm từ vị trí dưới mắc cá chân đến các ngón chân. Các huyệt thường dùng thường nằm trên các đường kinh chính.

Các huyệt ở mu chân đến dưới mắt cá thuộc các đường kinh Tỳ, Can, Thận, Bàng quang, Đởm. Các huyệt ở gan bàn chân nằm trên đường kinh Thận.

châm cứu bàn chân có nhiều tác dụng
Châm cứu bàn chân có nhiều tác dụng trị bệnh.

Cách xác định huyệt châm cứu bàn chân

Huyệt ở mu bàn chân

Thái bạch ở mặt trong trên đường tiếp giáp da mu và gan bàn chân. Nằm ở hõm giữa thân và đầu xa của xương bàn chân ngón 1.

Công tôn nằm trong, trên đường tiếp giáp da gan và mu bàn chân. Nằm ở hõm giữa thân và đầu gần xương bàn ngón chân 1.

Thái xung nằm kẽ xương bàn ngón chân 1 va 2, nơi tiếp nối đầu và thân xương bàn chân.

Nhiên cốc ở sát bờ dưới xương thuyền và ở trên đường tiếp giáp da mu và gan bàn chân.

Kinh cốt ở nơi tiếp giáp da mu và gan bàn chân, hõm giữa thân và đầu gần xương bàn chân ngón 5.

Thúc cốt nằm nơi tiếp giáp giữa da mu và lòng bàn chân, hõm giữa thân và đầu xa xương bàn chân ngón 5.

Thông cốc nằm nơi tiếp giáp giữa da gan và lưng bàn chân, hõm giữa thân và đầu gần xương đốt 1 ngón 5.

Túc lâm khấp nằm ở kẽ xương bàn chân 4 và 5, chỗ lõm sau gân cơ duỗi ngón chân út của cơ duỗi chung các ngón chân.

Xung dương trung điểm nối từ hõm giữa gân cơ chày trước và gân cơ gấp riêng ngón chân cái đến hõm giữa 2 xương đốt bàn 2 và 3.

Hãm cốc ở khe ngón 2-3, nơi nối giữa thân và đầu gần xương bàn ngón 2.

Huyệt đầu các ngón chân

Ẩn bạch ở góc trong gốc móng chân cái 0.2 thốn. Nằm trên đường tiếp giáp da mu và gan bàn chân.

Đại Đô nằm ngang chỗ tiếp nối của thân với đầu gần xương đốt 1 ngón cái. Ở trên đường tiếp giáp da mu và gan bàn chân.

Đại đôn nằm bờ ngoài, trên đầu ngón chân cái, cách góc móng chân 0.2 thốn.

Hành gian ở nếp ép ngón chân 1 và 2.

Chí âm ở nơi tiếp giáp da mu và lòng bàn, phía góc ngoái gốc móng chân út.

Hiệp khê nằm ở đầu kẽ giữa 2 ngón chân 4 và 5 (khi ép 2 đầu của các ngón chân 4 và 5 lại với nhau).

Túc khiếu âm nằm phía ngoài ngón chân 4, ngang với góc vủa móng chân và cách góc móng chân 0.2 thốn. Trên đường tiếp giáp giữa da gan và da lưng bàn chân.

Lệ đoài ở góc ngoài gốc móng chân 2. Nằm trên đường tiếp giáp da gan và lưng bàn chân.

Nội đình ở đầu nếp kẽ 2 ngón chân 2 và 3. Nằm ở mặt lưng bàn chân, ngang chỗ nối thân với đầu gần xương đốt 1 ngón chân.

huyệt hạ áp
Phối hợp huyệt hành gian và thái xung trong điều trị cao huyết áp

Huyệt ở cổ chân

Thương khâu nằm hõm dưới mắt cá trong.

Trung phong ở trước mắt cá trong 1 thốn (chỗ lõm sát bờ trong gân cơ chày trước).

Thái khê ở điểm giữa đường nối từ gân cơ Achille đến mỏm ca mắt cá trong.

Côn lôn ở trung điểm đường nối đỉnh mắt cá ngoài và gân gót.

Kim môn nằm dưới mắt cá ngoài 1 thốn.

Khâu khư nằm hõm trước mắt cá ngoài.

Giải khê nằm ở nếp gấp trước của khớp cổ chân, trong khe gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi riêng ngón cái.

Huyệt gan bàn chân

Dũng tuyền ở điểm nối 2/5 trước với 3/4 sau của đoạn đầu ngón chân 2 và giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.

Tác dụng của từng huyệt

Thái bạch, công tôn điều trị sưng đau bàn chân, đầy bụng, ăn không tiêu, sốt không mồ hôi.

Thái xung, hành gian phối hợp điều trị các chứng cao huyết áp, đau mắt đỏ

Kinh cốt, thúc cốt, thông cốc vừa điều trị đau tại chỗ, vừa điều trị đau lưng, cổ gáy, hoa mắt, sợ gió lạnh

Túc lâm khấp, xung dương, hãm cốc, chí âm, hiệp khê điều trị đau tại chỗ, đau tức mạng sườn, đau đầu. Ngoài ra chí âm trị nóng gan bàn chân

Ẩn bạch, đại đô điều trị các chứng ăn không tiêu, người nặng mỏi, dễ tiêu chảy

Đại đôn trị sa dạ con, sưng tinh hoàn, đái dầm, thoát vị.

Túc khiếu âm điều trị đau sườn ngực, đau họng, đau đầu, đau mắt, điếc tai, mất tiếng đột ngột.

Lệ đoài, nội đình trị đau tê ngón 2,3. Ngoài ra trị chân tay lạnh ,đầy bụng, liệt mặt

Trung phong điều trị bàn chân lạnh, đau mắt cá trong, đau bụng dưới, thoát vị, tiểu khó, di tinh.

Thái khê trị đau cổ chân, kinh nguyệt không đều, liệt dương, đau răng, đau vùng tim, đau sưng vú.

Côn lôn trị đau cứng thắt lưng, cứng cổ gáy, đau đầu, đau mắt, nhau bong chậm, sót nhau.

Kim môn nằm trị sưng đau mắt cá ngoài, đau tê chi dưới, động kinh, chuột rút.

Khâu khư trị đau bàn chân, cổ chân, đau hông sườn, đắng miệng, vẹo cổ, mắt có màng, chuột rút.

Giải khê trị đau nhức côt chân, đầy bụng, đau đầu, mặt sưng nề, đau răng, đại tiện khó, điên cuồng.

Dũng tuyền nóng hay lạnh dan bàn chân, đau mặt trong đùi, cấp cứu chết đuối, hôn mê, hoa mắt.

Các phương pháp châm cứu vùng chân

Thể châm gồm châm bổ và tả. Bổ tả theo đường kinh, tùy vào triệu chứng, bệnh lý hư thực mà chọn hướng kim.

Điện châm: sử dụng dòng điện kết hợp châm cứu. Có tác dụng trực tiếp đến vùng xương khớp tổn thương, giảm các triệu chứng đau, tê âm ỉ ở chân.

Thủy châm: Bơm trực tiếp thuốc vào huyệt vị để điều trị các chứng bệnh. Thuốc hay sử dụng như vitamin 3B, nucleo fort,…

Cơ chế tác dụng, chỉ định và chống chỉ định

Cơ chế tác dụng

Châm cứu bàn chân tác động vào huyệt bàn chân. Huyệt tác dụng tại chỗ nhằm lưu thông khí huyết để giảm đau, tê, tại vùng bị tổn thương.

Theo các nguyên tắc chọn huyệt như ngũ du, nguyên lạc, huyệt khích kết hợp. Điều trị các chứng tiêu hóa, huyết áp, kinh nguyệt.

Chỉ định

Châm cứu bàn chân điều trị các chứng đau nhức, tê bàn chân tại chỗ.

Ngoài ra tác dụng điều trị các bệnh tiêu hóa, kinh nguyệt, sinh dục, răng hàm mặt . Các bệnh liên quan đến đường kinh đi qua.

Chống chỉ định

Người sợ kim, nhạy cảm với kim quá mức không nên dùng châm cứu bàn chân.

Bàn chân có các vết loét, vết thương hở chưa lành. Vùng châm đang sưng nóng đỏ đau thì không nên tiếp tục châm.

Người đang trong cơn tăng huyết áp nặng, các bệnh cấp cứu ngoại khoa.

châm cứu bàn chấn
Thủ pháp nhẹ nhàng, châm kim nông ở vùng bàn chân

Lưu ý khi lựa chọn phương pháp châm cứu bàn chân

Vùng da ở bàn chân mỏng nên sử dụng kim có độ dài ngắn, khoảng 3-4cm.

Khi châm không đi kim sâu tránh đụng các khớp xương, nên đi kim nông ở bề mặt da. Khi châm vào các khớp xương nên dừng lại. Có thể lui kim hoặc rút kim ngay khi chạm phải xương. Thủ thuật nên nhẹ nhàng. Lưu ý các kỹ thuật vô trùng khi châm.

Trong đó, gan bàn chân là vùng nhạy cảm, có thể hạn chế châm vùng này. Thay vì châm cứu, người bệnh có thể lựa chọn thay bằng bấm huyệt ở vùng này.

Châm cứu bàn chân được sử dụng điều trị tại chỗ đau. Ngoài ra theo các nguyên tắc chọn huyệt mà ứng dụng thêm. Tuy nhiên đây là vùng nhạy cảm, dễ gây khó chịu nên khi châm cả người châm và thầy thuốc cần nhiều lưu ý. Hi vọng bài viết này mang lại kiến thức hữu ích cho bạn đọc về châm cứu ở bàn chân và những thông tin cần thiết.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Châm cứu học tập 1 bộ y tế

    Ngày tham khảo: 26/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người