Có nên thay đổi vắc – xin dại trong quá trình tiêm không?
Nội dung bài viết
Bệnh dại có nguy hiểm không? Để giúp phòng ngừa lây nhiễm vi-rút dại sau khi bị động vật dại cắn. Việc tiêm phòng vắc-xin ngừa bệnh dại là vô cùng cần thiết, cần tiêm đúng phác đồ và tuân thủ nguyên tắc khi tiêm vắc-xin. Có nên thay đổi vắc – xin dại trong quá trình tiêm không? Mời bạn cùng theo dõi các vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây của dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên nhé!
Vai trò của vắc – xin phòng dại
Hiện nay vẫn chưa có thuốc nào giúp điều trị triệt để bệnh dại. Người mắc bệnh dại do vi-rút dại xâm nhập qua các vết thương do động vật cắn, không có cơ hội được chữa khỏi, tỷ lệ tử vong ~100%. Do vậy, phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vắc-xin dại là vô cùng hiệu quả. Phương pháp này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giảm thiểu số người chết vì căn bệnh này.1
Những đối tượng đặc biệt cần tiêm phòng dại là:1
- Nạn nhân bị động vật cắn.
- Những người phải tiếp xúc nhiều với vi-rút gây bệnh dại (nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm, hay nhân viên kiểm soát dịch bệnh động vật và kiểm lâm động vật hoang dã).
Tiêm phòng dại như thế nào để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao?
Để đạt được hiệu quả phòng bệnh dại cao nhất, cần tuân thủ đúng phác đồ tiêm phòng dại được ban hành của các tổ chức y tế có uy tín.
Lưu ý, số lượng mũi tiêm và thời gian tiêm phòng dại thay đổi theo từng trường hợp khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Đường dùng.
- Tình trạng miễn dịch của người bệnh trước đây.
- Một điểm cần phải lưu ý khác là đặc điểm của vết cắn.
Đường dùng: tiêm phòng dại có thể được dùng bằng đường tiêm bắp hoặc tiêm trong da.
Vị trí tiêm: nên tiêm phòng dại theo đường tiêm bắp ở vùng cơ mặt trước đùi ở trẻ em và vùng cơ delta cánh tay ở người lớn.
Lịch tiêm chủng: người bệnh nên tuân theo phác đồ tiêm phòng dại với số liều và thời gian tiêm được chỉ định để việc tiêm phòng đạt hiệu quả cao nhất.1 2
Có nên thay đổi vắc – xin dại trong quá trình tiêm không?
Nhìn chung, quy trình tiêm phòng dại trải dài trung bình khoảng 28 ngày với các mũi vắc-xin lặp lại. Cần lưu ý trong suốt quá trình đó, có rất nhiều vấn đề có thể nảy sinh. Trong đó, có thể gồm cả thắc mắc về việc có nên thay đổi vắc – xin dại trong quá trình tiêm không?
Vì một lý do nào đó mà không thể hoàn thành dự phòng bệnh dại trước. Hoặc sau phơi nhiễm với cùng một loại vắc-xin do thiếu hụt hoặc không sẵn có. Kết quả trong trường hợp này thì có thể đổi vắc-xin dại.3
Tuy nhiên, việc thay vắc-xin dại, nghĩa là điều trị dự phòng bệnh bằng ít nhất 2 loại vắc-xin phòng dại khác nhau. Việc sử dụng nhiều loại vắc-xin trong một liệu trình là không được khuyến khích và chỉ nên hạn chế tối đa.3
Mỗi loại vắc-xin khác nhau được sản xuất từ các công ty khác nhau. Do đó, sẽ có sự khác biệt về các thành phần bên trong như:
- Nồng độ vi-rút.
- Chất bảo quản.
- Tá dược.
Để tránh việc trì hoãn lịch tiêm chủng vắc-xin phòng dại, trường hợp duy nhất có thể đổi vắc-xin dại là:3
- Do hết vắc-xin.
- Hoặc không có sẵn vắc-xin dại cùng loại ngay tại cơ sở y tế.
Cần hoàn thành đủ số mũi tiêm là yếu tố cơ bản nhất quyết định hiệu quả phòng bệnh dại.
Hi vọng bài viết đã trình bày rõ vấn đề Có nên thay đổi vắc – xin dại trong quá trình tiêm không? Một câu hỏi được nhiều người quan tâm trong trường hợp không phù hợp hoặc thiếu vắc-xin. Nhưng vẫn muốn đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu mọi người hãy tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và chỉ định lịch tiêm phòng phù hợp nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Rabieshttps://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/rabies
Ngày tham khảo: 16/05/2022
-
Rabies Vaccine (Intramuscular Route)https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/rabies-vaccine-intramuscular-route/precautions/drg-20069868?p=1
Ngày tham khảo: 13/07/2021
-
Frequently asked questions about rabies for Clinicianshttps://www.who.int/docs/default-source/ntds/rabies/rabies-clinicians-faqs-20sep2018.pdf?sfvrsn=97d94712_4
Ngày tham khảo: 13/07/2021