YouMed

Điều trị rối loạn kinh nguyệt, vô sinh với thuốc Dydrogesterone

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Dydrogesterone là thuốc gì? Thuốc Dydrogesterone được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu thật kĩ về thuốc Dydrogesterone trong bài viết được phân tích dưới đây của Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên nhé!

Thành phần hoạt chất: dydrogesteron.

Thuốc có thành phần hoạt chất tương tự: Dydrogesterone, Duphaston,..

Dydrogesterone là thuốc gì?

Dydrogesterone là một progestogen uống có hoạt tính sản sinh ra chất kích thích bài tiết hoàn chỉnh trong tử cung đã được cung cấp estrogen qua đó cung cấp chất bảo vệ chống lại tăng nguy cơ của tăng sản nội mạc tử cung và/hoặc chất sinh ung thư gây ra bởi các estrogen.

Thuốc được chỉ định trong mọi trường hợp thiếu hụt progesterone nội sinh.

Ngoài ra, Dydrogesterone không gây động dục, không gây nam hóa, không sinh nhiệt, không gây đồng hóa và có hoạt tính corticoid.

thuốc Duphaston (dydrogesterone)
Thuốc Duphaston (dydrogesterone) 10 mg

Chỉ định của thuốc

Thuốc được dùng trong chứng thiếu Progesterone, bao gồm:

Ngoài ra, thuốc còn được dùng như một liệu pháp thay thế hormone

Làm giảm tác dụng của oestrogen không đối kháng trên nội mạc tử cung (màng trong tử cung) trong liệu pháp thay thế hormon ở phụ nữ có:

  • Những rối loạn do tự nhiên.
  • Hoặc do phẫu thuật gây ra mãn kinh với tử cung nguyên vẹn.

Không nên dùng thuốc Dydrogesterone nếu

  • Quá mẫn cảm (dị ứng) với hoạt chất dydrogesterone.
  • Bệnh nhân được chẩn đoán hoặc nghi ngờ có khối u liên quan đến progestogen.
  • Ngoài ra, không nên dùng trên đối tượng bị xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân
  • Không những vậy, chống chỉ định dùng estrogen khi dùng kết hợp với dydrogesterone.

Cách dùng thuốc Dydrogesterone hiệu quả

1. Cách dùng

Dùng đường uống.

Dùng liều cao hơn nên dùng các viên nén trải đều trong ngày.

2. Liều dùng

2.1. Đau kinh

10 hoặc 20 mg dydrogesterone mỗi ngày từ ngày thứ 5 đến 25 của chu kỳ kinh nguyệt.

2.2. Lạc nội mạc tử cung

10 hoặc 30 mg dydrogesterone mỗi ngày từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 25 của chu kỳ hoặc liên tục.

2.3. Xuất huyết tử cung bất thường

  • Khi bắt đầu việc điều trị để ngưng giai đoạn xuất huyết, dùng 20 hoặc 30mg dydrogesterone mỗi ngày cho đến 10 ngày.
  • Để tiếp tục điều trị, nên uống 10 hoặc 20 mg dydrogesterone mỗi ngày trong nửa chu kỳ kinh sau. Ngày bắt đầu điều trị và số ngày điều trị sẽ phụ thuộc vào độ dài chu kỳ của từng cá thể.
  • Tình trạng xuất huyết thuyên giảm nếu nội mạc tử cung đã được cung cấp vừa đủ estrogen nội sinh cũng như ngoại sinh.

2.4. Vô kinh thứ phát

10 hoặc 20 mg dydrogesterone/ngày được dùng hàng ngày trong 14 ngày của nửa sau chu kỳ kinh lý thuyết.

2.5. Hội chứng tiền kinh nguyệt

10 mg dydrogesterone 2 lần mỗi ngày bắt đầu từ nửa sau chu kỳ kinh đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo.

Ngày khởi đầu và số ngày điều trị sẽ phụ thuộc vào độ dài chu kỳ của từng cá thể.

2.6. Kinh nguyệt không đều

10 hoặc 20 mg dydrogesterone mỗi ngày bắt đầu từ nửa sau chu kỳ kinh đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo.

Ngày khởi đầu và số ngày điều trị sẽ phụ thuộc vào độ dài chu kỳ của từng cá thể.

2.7. Dọa sẩy thai

Liều khởi đầu có thể được dùng lên tới 40 mg dydrogesterone sau đó 20 hoặc 30mg mỗi ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

2.8. Sảy thai liên tiếp

10 mg dydrogesterone 2 lần mỗi ngày đến tuần thứ 12 của thai kỳ.

2.9. Vô kinh do suy hoàng thể

10 hoặc 20 mg dydrogesterone mỗi ngày bắt đầu từ nửa sau chu kỳ kinh đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Nên duy trì điều trị trong ít nhất 3 chu kì liên tiếp.

2.10. Liệu pháp thay thế hormone

  • Liệu pháp tuần tự liên tục: Estrogen được dùng liên tục và dùng thêm 1 viên 10mg dydrogesterone trong 14 ngày cuối của chu kỳ 28 ngày, một cách tuần tự. Liệu pháp chu kỳ: Khi một estrogen được dùng theo chu kỳ với khoảng điều trị tự do, thường là 21 ngày có và 7 ngày không. 1 viên dydrogesterone 10mg được thêm vào trong 12 – 14 ngày cuối của liệu pháp estrogen.
  • Phụ thuộc vào đáp ứng lâm sàng, liều dùng có thể được điều chỉnh sau đó tới 20mg dydrogesterone một ngày.
  • Không có cách dùng dydrogesterone thích hợp trước khi bắt đầu có kinh nguyệt. Tính an toàn và hiệu quả của dydrogesterone ở thiếu niên độ tuổi từ 12 – 18 chưa được thiết lập. Các dữ liệu hiện có được mô tả trong mục “tác dụng không mong muốn” và “dược lực học”, nhưng không có khuyến cáo nào về liều dùng được đưa ra.

Tác dụng phụ

Các triệu chứng thường gặp

  • Đau đầu.
  • Buồn nôn.
  • Rối loạn kinh nguyệt (bao gồm: chảy máu tử cung, rong kinh, mất kinh, thống kinh và kinh nguyệt không đếu).
  • Đau/mềm vú.

Có thể gặp các triệu chứng khác nhưng tần số thấp

  • Trầm cảm, chóng mặt.
  • Bất thường chức năng gan (với vàng da, mệt mỏi, khó ở và đau bụng dưới).
  • Viêm da dị ứng (ví dụ phát ban, ngứa, nổi mẩn).

Ngoài ra, các tác dụng không mong muốn có liên quan đến việc điều trị oestrogen-progestagen

  • Ung thư vú, tăng sản nội mạc tử cung (tăng sinh bất thường màng trong tử cung), ung thư biểu mô nội mạc tử cung (ung thư).
  • Nghẽn mạch huyết khối tĩnh mạch
  • Nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não.

Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Dydrogesterone

  • Phenobarbital, phenytoin, carbamazepin.
  • Rifampicin, rifabutin, nevirapin, efavirenz).
  • Các chế phẩm thảo dược như St John Wort (Hypericum perforatum).
  • Rễ cây nữ lang, cây ngải đắng, hoặc thảo quả.
  • Ritonavir và nelfinavir.

Những lưu ý khi dùng thuốc Dydrogesterone

  • Trước khi bắt đầu điều trị dydrogesterone cho xuất huyết tử cung bất thường, cần làm rõ nguyên nhân bệnh học của việc xuất huyết.
  • Xuất huyết tử cung bất thường giữa các chu kỳ kinh nguyệt và xuất huyết nhẹ có thể xảy ra trong những tháng đầu điều trị.
  • Nếu xuất huyết tử cung bất thường giữa các chu kỳ kinh nguyệt và xuất huyết nhẹ xuất hiện sau vài lần trong khi điều trị hoặc tiếp tục sau khi đã ngưng việc điều trị, nên tìm hiểu nguyên nhân, có thể bao gồm cả sinh thiết để loại trừ nội mạc tử cung ác tính.

Cần theo dõi các trường hợp cụ thể sau

Nếu bất kì trường hợp nào sau đây xuất hiện, đã xảy ra trước đó, và/hoặc bị trầm trọng hơn trong thời gian mang thai hoặc điều trị hormone trước đó, bệnh nhân cần được theo dõi cẩn trọng. Nên tính đến việc những trường hợp này có thể tái diễn hoặc trầm trọng hơn trong khi điều trị với dydrogesterone và cần cân nhắc ngừng điều trị khi:

  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Trầm cảm.
  • Các chỉ số chức năng gan bất thường do bệnh gan cấp hoặc mãn tính.

Các trường hợp khác

Bệnh nhân có vấn đề hiếm gặp về di truyền không dung nạp galactose, thiếu hụt một phần lactase hay kém hấp thụ glucose-galactose không nên dùng thuốc này.

Những cảnh báo và thận trọng sau đây áp dụng khi dùng dydrogesterone kết hợp với estrogen cho liệu pháp thay thế hormone (HRT)

  • Đối với việc điều trị các triệu chứng sau mãn kinh, HRT chỉ nên được bắt đầu với các triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong mọi trường hợp, việc đánh giá cẩn trọng các nguy cơ và lợi ích nên được thực hiện ít nhất hàng năm và chỉ nên tiếp tục HRT chừng nào lợi ích điều trị vượt trội so với nguy cơ.
  • Bằng chứng về các nguy cơ có liên quan đến HRT trong điều trị mãn kinh sớm còn hạn chế. Do nguy cơ chắc chắn ở những phụ nữ trẻ tuổi ở mức thấp dù sự đối trọng giữa lợi ích và nguy cơ đối với các phụ nữ này có thể có lợi hơn ở những phụ nữ nhiều tuổi hơn.

Các đối tượng cần lưu ý khác

1. Tăng sản nội mạc tử cung và ung thư biểu mô:

  • Ở phụ nữ tử cung nguyên vẹn, nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung và ung thư biểu mô tăng khi estrogen được dùng độc lập trong thời gian dài.
  • Dùng thêm một progesteren như dydrogesterone theo chu kỳ trong ít nhất 12 ngày mỗi tháng/chu kỳ 28 ngày hoặc liệu pháp kết hợp liên tục estrogen-progesteren ở phụ nữ đã cắt bỏ tử cung có thể phòng được nguy cơ quá mức liên quan đến estrogen- chỉ HRT

2. Ung thư vú

  • Các bằng chứng tổng quan ám chỉ nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ dùng dạng kết hợp estrogen-progestrogen và có thể là estrogen-chỉ HRT phụ thuộc vào khoảng thời gian dùng HRT.
  • Liệu pháp estrogen-progestrogen kết hợp và các nghiên cứu dịch tễ học đều nhất quán trong việc phát hiện nguy cơ tăng ung thư vú ở những phụ nữ dùng estrogen-progestrogen kết hợp cho HRT trở nên rõ ràng sau khoảng 3 năm.
  • Nguy cơ quá mức trở nên rõ ràng trong vòng một vài năm sử dụng nhưng sẽ quay trở về mức cơ bản trong vòng vài năm (thường là 5) sau khi ngừng điều trị. HRT, đặc biệt là điều trị với estrogen-progestrogen kết hợp, tăng mật độ các lần chụp X quang vú có thể ảnh hưởng đến sự phát hiện của tia X với ung thư vú một cách bất lợi.

3. Ung thư tử cung

  • Ung thư tử cung hiếm gặp hơn nhiều so với ung thư vú.
  • Sử dụng lâu dài (ít nhất 5 – 10 năm) estrogen-chi các chế phẩm HRT có liên quan đến tăng nhẹ nguy cơ ung thư tử cung.
  • Một số nghiên cứu bao gồm thử nghiệm WHI ám chỉ rằng dùng lâu dài các HRT kết hợp có thể có nguy cơ tương tự hoặc ít hơn một chút.

4. Nghẽn mạch huyết khối tĩnh mạch

  • Như trong tất cả các trường hợp bệnh nhân hậu phẫu, biện pháp phòng ngừa cần được cân nhắc để phòng VTE sau khi phẫu thuật. Nếu việc bất động kéo dài là theo phẫu thuật chọn lọc thì cần khuyến cáo ngưng tạm thời HRT sớm từ 4 đến 6 tuần. Việc điều trị nên được bắt đầu trở lại đến khi bệnh nhân hoàn toàn sẵn sàng.
  • Ở phụ nữ không có tiền sử cá nhân bị VTE nhưng những người có quan hệ ruột thịt có tiền sử bị chứng huyết khối lúc trẻ, cần sàng lọc sau khi cẩn trọng hướng dẫn về các giới hạn của nó (chỉ một tỷ lệ của các góc khuyết chứng ưa huyết khối được xác định bằng hình ảnh).
  • Những phụ nữ đã điều trị chống đông mãn tính cần cẩn trọng cân nhắc về lợi ích – nguy cơ của việc dùng HRT.
  • Nếu VTE tiến triển sau liệu pháp ban đầu, nên ngừng thuốc. Bệnh nhân nên được thông báo gặp bác sỹ ngay lập tức khi họ nhận thấy triệu chứng nghẽn mạch huyết khối tiềm tàng (sưng đau ở chân, đau bất chợt ở ngực, khó thở).

Các đối tượng sử dụng đặc biệt

1. Lái xe và vận hành máy móc

  • Dydrogesterone có ảnh hưởng nhỏ đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
  • Hiếm khi, dydrogesterone có thể gây buồn ngủ nhẹ và/hoặc hoa mắt chóng mặt, đặc biệt là trong vòng mấy giờ đầu tiên sau khi uống. Do vậy, cần cẩn trọng khi dùng trong khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

2. Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ

2.1. Phụ nữ có thai

  • Một số progestrogen đã được báo cáo trong các tài liệu về việc liên quan đến tăng nguy cơ của tật lỗ tiểu lệch dưới. Tuy nhiên, do các yếu tố trùng hợp trong thời kỳ mang thai, không có kết luận cuối cùng có thể được rút ra liên quan đến vai trò của progestogen đến tật lổ tiểu lệch dưới.
  • Một số lượng hạn chế các phụ nữ được điều trị trong các nghiên cứu lâm sàng trong thời gian đầu mang thai chưa chỉ ra việc tăng nguy cơ. Không có dữ liệu dịch tễ học khác hiện có cho đến nay.
  • Các ảnh hưởng trên phôi thai và phát triển sau sinh trên các nghiên cứu tiền lâm sàng song song với các mô tả dược lý. Các tác dụng không hay đã xảy ra chỉ ở mức độ phơi nhiễm vượt đáng kể mức tối đa của người bị phơi nhiễm, cho thấy ít liên quan đến việc dùng lâm sàng (xem mục 5.3)
  • Dydrogesterone có thể được dùng trong thời kỳ mang thai nếu được chỉ định một cách rõ ràng.

2.2. Phụ nữ cho con bú

  • Không có dữ liệu tồn tại về việc tiết dydrogesterone qua sữa mẹ.
  • Kinh nghiệm với các progestogen khác chỉ ra rằng các progestogen và các chất chuyển hóa qua sữa mẹ với một lượng nhỏ.
  • Nguy cơ đối với trẻ nhỏ có hay không chưa được biết.
  • Do vậy, không nên dùng dydrogesterone trong thời kỳ cho con bú.

2.3. Phụ nữ có khả năng sinh sản:

  • Không có bằng chứng về việc dydrogesterone làm giảm khả năng sinh sản ở liều điều trị.

Xử trí khi quá liều Dydrogesterone

  • Chỉ có dữ liệu hạn chế về việc liên quan đến quá liều ở người.
  • Dydrogesterone được hấp thu tốt sau khi uống (liều hàng ngày tối đa được dung ở người là 360mg).
  • Không có thuốc giải độc đặc hiệu và phải điều trị triệu chứng.
  • Thông tin này cũng được áp dụng cho trường hợp quá liều ở trẻ em.

Xử trí khi quên một liều Dydrogesterone

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Cách bảo quản

  • Để thuốc Dydrogesterone tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Dydrogesterone ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30 °C.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Dydrogesterone. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Dydrogesteronehttps://go.drugbank.com/drugs/DB00378

    Ngày tham khảo: 01/10/2020

  2. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Dydrogesteronhttps://drugbank.vn/thuoc/Duphaston&VN-21159-18

    Ngày tham khảo: 01/10/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người