YouMed

Những điều bạn cần biết về phương pháp giác hơi

bác sĩ nguyễn thị huyền
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Huyền
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Giác hơi là một trong những phương pháp điều trị của y học cổ truyền. Giác hơi được chỉ định điều trị một số bệnh lí, mang lại hiệu quả lâm sàng cao. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của giác hơi. Trong bài viết dưới đây Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Huyền sẽ cùng chia sẻ với các bạn thông tin liên quan đến phương pháp này.

Tổng quan về giác hơi

Giác hơi là một loại liệu pháp thay thế. Nó liên quan đến việc đặt bầu giác trên da để tạo lực hút. Những người ủng hộ cũng cho rằng việc giác giúp tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy của “khí” trong cơ thể. Giác hơi giúp tăng lưu thông máu đến khu vực đặt bầu giác. Nó cũng có thể giúp hình thành các mô liên kết mới và tạo ra các mạch máu mới trong mô.

Giác hơi là gì?

Giác là dùng hơi nóng hoặc bơm hút chân không tạo thành một áp suất âm trong ống (bầu) giác, làm ống giác hút chặt vào da chỗ giác để loại bỏ tà khí, sơ thông kinh mạch, hoạt huyết khứ ứ, chỉ thống, phục hồi cân bằng âm dương.

giác hơi
Nhiều người quen thuộc với phương pháp y học cổ truyền này nhưng chưa thật sự hiểu rõ

Nguồn gốc của giác hơi

Một nhà Nho và thầy thuốc nổi tiếng theo đạo Lão, Ge Hong, được cho là lần đầu tiên thực hành giác hơi. Ông sống từ năm 281 đến năm 341 sau Công nguyên. Âm và dương trong cơ thể, nhiều đạo sĩ tin rằng giác hơi giúp cân bằng. Giác hơi giúp khôi phục sự cân bằng giữa hai thái cực này. Điều đó được cho là giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh; cũng như khả năng tăng lưu lượng máu và giảm đau.

Phân loại giác hơi

Ban đầu, cách giác hơi được thực hiện bằng cách sử dụng sừng động vật. Sau đó, những chiếc “bầu giác” được làm từ tre và sau đó là gốm. Lực hút chủ yếu được tạo ra thông qua việc sử dụng nhiệt. Những chiếc bầu giác ban đầu được làm nóng bằng lửa và sau đó được đắp lên da. Khi chúng nguội, những chiếc bầu giác sẽ hút da vào bên trong. Giác hơi hiện đại thường được thực hiện bằng cách sử dụng bầu giác bằng thủy tinh được làm tròn như quả bóng và mở ở một đầu.

Có hai loại giác hơi chính được thực hiện ngày nay:

  • Giác hơi khô là một phương pháp chỉ dùng để hút.
  • Giác hơi ướt có thể bao gồm cả việc hút và chích máu có kiểm soát.
giác hơi
Hình ảnh phương pháp giác hơi khô

Bác sĩ của bạn sẽ xem xét tình trạng sức khỏe của bạn và sở thích của bạn để giúp xác định phương pháp được sử dụng.

Tác dụng của giác hơi

Tăng lưu thông máu

Trong liệu pháp này, khi cơ quan bị bệnh gửi tín hiệu đến da qua các dây thần kinh tự chủ, da sẽ phản ứng bằng cách trở nên mềm và đau kèm theo sưng tấy. Các thụ thể trên da được kích hoạt khi áp bầu giác vào da. Toàn bộ quá trình sẽ dẫn đến sự gia tăng lưu thông máu và cung cấp máu cho da và các cơ quan nội tạng thông qua các kết nối thần kinh.

Ngăn ngừa sự phát triển của xơ vữa động mạch

Giác hơi làm giãn mao mạch tại chỗ và tăng lưu lượng máu qua da, điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Mạch máu ở những vùng được điều trị bằng giác hơi được giãn ra do giải phóng các chất giãn mạch như adenosine, noradrenaline và histamine, dẫn đến tăng lưu thông máu.

Tagil cùng cộng sự (2014) cho thấy hoạt động của myeloperoxidase cao hơn, hoạt động của superoxide dismutase thấp hơn, hàm lượng malondialdehyde và nitric oxide cao hơn trong máu giác hơi so với máu tĩnh mạch. Có vẻ như oxit nitric có nguồn gốc từ tế bào nội mô do liệu pháp giác hơi gây giãn mạch, giảm chống lại thành mạch, giảm huyết áp, ức chế sự kết dính và kết dính tiểu cầu, ức chế sự kết dính và di chuyển của bạch cầu, và giảm sự tăng sinh cơ trơn, và tất cả những tác dụng này ngăn ngừa sự phát triển của xơ vữa động mạch.

Thải chất độc máu

Một nghiên cứu của Mahdavi và cộng sự (2012) cho thấy sự gia tăng đáng kể nồng độ axit uric trong huyết thanh so với mẫu máu tĩnh mạch. Sự gia tăng lưu lượng máu có thể thúc đẩy việc giải phóng các chất độc và chất thải, cải thiện trạng thái dinh dưỡng cục bộ và cuối cùng là thúc đẩy sự trao đổi chất và hỗ trợ các khía cạnh khỏe mạnh và loại bỏ các yếu tố gây bệnh.

Theo SumeyyeGok và cộng sự (2016) loại bỏ các kim loại nặng như nhôm, thủy ngân, bạc và chì cao hơn đáng kể trong máu giác hơi so với máu tĩnh mạch của cùng một bệnh nhân sẽ hỗ trợ các cơ chế hoạt động giải độc và do đó, giác hơi có thể điều trị các bệnh liên quan đến lắng đọng kim loại nặng trong các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Tác động lên hệ thống miễn dịch

Giác hơi có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch qua ba con đường. Đầu tiên, giác hơi kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tạo ra một chứng viêm nhân tạo tại chỗ. Thứ hai, giác hơi kích hoạt hệ thống bổ sung. Thứ ba, giác hơi làm tăng mức độ của các sản phẩm miễn dịch như interferon và yếu tố hoại tử khối u. Hiệu ứng giác hơi trên tuyến ức làm tăng lưu lượng bạch huyết trong hệ thống bạch huyết.

Ví dụ, một nghiên cứu lâm sàng của Xiao Wei và cộng sự (2010). Nghiên cứu kết luận rằng giác hơi cải thiện đáng kể các chức năng miễn dịch; ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong giai đoạn ổn định.

Giải phóng Nitric Oxit

Lý thuyết Oxit Nitric (NO) là một phân tử khí tín hiệu làm trung gian giãn mạch, điều chỉnh lưu lượng và thể tích máu. NO điều chỉnh huyết áp, góp phần vào các phản ứng miễn dịch, kiểm soát sự dẫn truyền thần kinh và tham gia vào quá trình biệt hóa tế bào và trong nhiều chức năng sinh lý khác.

Liệu pháp điều trị này có thể gây ra sự giải phóng NO từ các tế bào nội mô và do đó, gây ra một số thay đổi sinh học có lợi.

Quy trình giác hơi

Người thực hiện

Bao gồm bác sỹ, y sỹ, lương y, kỹ thuật viên, điều dưỡng được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật khám bệnh, chữa bệnh.

Các bước tiến hành

Thủ thuật

  • Thủ thuật được thực hiện ở phòng thủ thuật riêng biệt hoặc tại buồng bệnh đảm bảo sự riêng tư.
  • Chọn ống giác phù hợp với người bệnh. Tiến hành bộc lộ vị trí giác, nằm hoặc ngồi phù hợp.
  • Sát trùng miệng ống giác bằng bông cồn 70o.

1. Giác lửa

Dùng panh có mấu kẹp một cầu nhỏ bông (vắt kiệt không chảy cồn) thấm cồn 90o vừa đủ. Sau đó đốt cháy bông bằng diêm hoặc bật lửa rồi. Tiếp theo xoay cầu lửa sâu vào đáy ống giác 1 đến 3 lần tùy ngọn lửa to hay bé. Tiếp theo rút quả cầu lửa ra khỏi ống giác; đặt nhanh miệng ống giác xuống vùng trị liệu; để  cho miệng ống giác bị hút chặt.

2. Giác nước thuốc

Đun sôi nước sắc bài thuốc cổ truyền 2 – 3 phút thả ống giác tre vào nước thuốc rồi tiếp tục đun sôi 2 – 3 phút.

Tiếp theo bác sĩ dùng panh có mấu gắp ống giác ra; miệng ống giác hướng xuống dưới; vẩy cho hết nước bám vào giác. Tiếp theo lấy khăn sạch khô thấm cho khô miệng ống giác; làm giảm sức nóng của ống giác từ 40 – 50 độ C. Sau đó ấn miệng ống giác xuống vị trí da nơi cần giác, miệng ống giác bị hút chặt.

3. Giác chân không

Đặt ống giác vào vị trí cần giác, sau đó chúng ta dùng bơm, quả bóp hút khí trong lòng ống giác. Hành động đó tạo áp lực âm đủ để miệng ống giác bị hút chặt.

4. Giác hơi di chuyển

Vùng trị liệu bôi dầu dừa hoặc paraphin lên.

Cũng dùng panh có mấu kẹp một cầu nhỏ bông thấm cồn 90o vừa đủ (vắt kiệt không chảy cồn). Sau đó dùng diêm hoặc bật lửa đốt cháy bông; rồi xoay cầu lửa sâu vào đáy ống giác 1 đến 3 lần; tùy ngọn lửa to hay bé. Tiếp theo đó rút quả cầu lửa ra khỏi ống giác, sau đó đặt nhanh miệng ống giác xuống vùng trị liệu, để miệng ống giác bị hút chặt.

  • Trên da vùng trị liệu, di chuyển ống giác trên đó.
  • Sau khi thực hiện sau; nhấc ống giác rồi lau sạch vùng trị liệu.

Liệu trình điều trị cụ thể

Mỗi lần thực hiện giác hơi từ 10 đến 15 phút. Ngày giác 1 đến 2 lần.

Tùy theo từng loại bệnh và chẩn đoán điều trị của bác sĩ. Giác hơi có thể thực hiện nhiều liệu trình, các liệu trình có thể liên tục hoặc ngắt quãng. Một liệu trình từ 5 đến 7 ngày.

Chỉ định và chống chỉ định của giác hơi

Chỉ định

Các chứng đau: đau mỏi cơ khớp, đau lưng, đau vai, đau gáy, đau cổ, đau đầu, đau dạ dày, thống kinh, đau mắt, chắp lẹo, cảm mạo.

giác hơi
Phương pháp này được dùng để điều trị nhiều bệnh đau lưng, đau khớp,…

Chống chỉ định

  • Vùng da đang viêm cấp, chấn thương, vết thương nhiễm khuẩn, vết thương hở, …
  • Các trường hợp cấp cứu.

Thận trọng trong các trường hợp:

  • Người bệnh say rượu, tâm thần.
  • Giảm cảm giác da cảm giác nóng lạnh.

Trên đây là một vài thông tin về giác hơi. Bệnh nhân muốn điều trị bằng phương pháp này, hãy đến các cơ sở y tế phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền có uy tín. Hy vọng bài viết trên đây giúp các bạn nắm bắt được một vài thông tin hữu ích.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ, QĐ 5480, Bộ Y Tế

    https://trogiupluat.vn/y-te/quyet-dinh-5480-qd-byt-ban-hanh-tai-lieu-chuyen-mon-huong-dan-quy-trinh-ky-thuat-chuyen-nganh-y-hoc--5173.html

    Ngày tham khảo: 27/07/2021

  2. What Is Cupping Therapy?https://www.healthline.com/health/cupping-therapy#conditions

    Ngày tham khảo: 27/07/2021

  3. The medical perspective of cupping therapy: Effects and mechanisms of actionhttps://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2225411018300191?fbclid=IwAR1jSifx-ZG__RH0OrzCVgJfQXCgsV6MpNEWt7KAEJnJyl6Ipp_Yr7fvPiw

    Ngày tham khảo: 27/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người