YouMed

Liều tiêm vắc-xin phòng bệnh dại theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Cần nhớ rằng không có bất kì loại vắc-xin phòng bệnh dại nào có thể tạo được miễn dịch cho cơ thể cả đời. Hiện tại, có rất nhiều loại vắc-xin mới an toàn và hiệu quả hơn các loại vắc-xin trước rất nhiều. Tuy nhiên, chúng cũng chỉ có thể tạo được hệ miễn dịch tạm thời nhưng nhìn chung lợi ích của việc tiêm ngừa vẫn cao hơn. Vậy liều tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cụ thể thế nào? Hãy cùng YouMed theo dõi các vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây nhé!

Vắc-xin phòng bệnh dại

Vắc-xin phòng bệnh dại được đánh giá là vắc-xin an toàn và hiệu quả cao. Vắc-xin này có thể được chỉ định cho mọi đối tượng kể cả đối tượng là phụ nữ đang mang thai.

Sử dụng tiêm dự phòng trước phơi nhiễm cho những nhóm nguy cơ cao:

  • Trẻ em.
  • Người chăm sóc.
  • Đối tượng giết mổ động vật.
  • Ngoài ra, vắc-xin còn được sử dụng trong điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho những trường hợp bị động vật cắn (PEP).

Các đối tượng được tiêm dự phòng bệnh dại trước phơi nhiễm. Hoặc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm sẽ tạo được các tế bào nhớ miễn dịch. Do vậy, phản ứng miễn dịch sẽ được tạo ra nhanh chóng khi được tiêm nhắc lại vắc-xin phòng dại.

Hiện tại, có 5 loại vắc xin phòng bệnh dại đã được cấp giấy đăng kí lưu hành. Trong đó, bao gồm:

  • Vắc xin Verorab (Pháp).
  • Vắc xin Abhayrab (Ấn Độ).
  • Vắc xin Indirab (Ấn Độ)
  • Vắc xin Rabipur ( Ấn Độ).
  • Vắc xin Speeda.

Vậy liều tiêm vắc-xin phòng bệnh dại được khuyến nghị như thế nào?

Phác đồ tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại theo khuyến cáo của WHO

Dự phòng trước phơi nhiễm

Đây là phác đồ tiêm trước khi người được tiêm chủng bị động vật cắn. Trong đó, bao gồm 2 phác đồ tiêm bắp và tiêm trong da:

Phác đồ tiêm bắp

  • Thực hiện một liều 0.5ml tiêm bắp
  • Lịch tiêm: vào các ngày 0, 7 và 21 hoặc 28.

Với phác đồ tiêm trong da

  • Thực hiện một liều tiêm trong da với liều 0,1ml.
  • Lịch tiêm: vào các ngày 0, 7 và 21 hoặc 28.

Trong đó cần lưu ý

Khi thực hiện tiêm bắp hoặc tiêm trong da. Thực hiện mỗi lần 1 liều tiêm vắc-xin phòng bệnh dại vào các ngày 0, ngày 7, và ngày 21 hoặc 28.

  • Trong đó, ngày 0 là ngày đầu tiên đến tiêm.
  • Ngoài ra, sau phác đồ 3 liều, để bảo vệ cơ thể tốt nhất cần tiêm nhắc lại mũi thứ 4 sau 1 năm và mỗi 5 năm/ lần.

Để đảm bảo dùng hết liều tiêm trong vòng 6 giờ sau khi mở lọ. Tốt nhất nên huy động đủ số người tiêm. Thực hiện 3 liều/ 3 lần đến tiêm nhằm tiết kiệm chi phí cùng như nâng tỉ lệ người được bảo vệ trong những trường hợp vắc-xin khan hiếm.

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP): 3 loại phác đồ tiêm được khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO)

1. Phác đồ tiêm bắp 5 liều và 4 liều (Phác đồ “Essen”)

Mỗi ngày thực hiện tiêm mỗi liều tiêm vắc-xin phòng bệnh dại vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28.

Cách tiêm: tiêm vào vùng trên cánh tay (vùng cơ delta). Với trẻ nhỏ thì thực hiện tiêm vào vùng mặt trước đùi. Lưu ý, không được tiêm vắc-xin ở vùng mông vì việc hấp thu vắc-xin ở vùng này không đảm bảo.

Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) Atlanta, Mỹ khuyến nghị phác đồ tiêm giảm liều chỉ 4 liều tiêm bắp. Điều này dựa trên nghiên cứu chỉ ra rằng tiêm 4 liều vắc-xin kết hợp với huyết thanh kháng dại tạo ra đáp ứng miễn dịch một cách đầy đủ. Việc tiêm mũi vắc-xin thứ 5 cũng không có nhiều ưu điểm hơn so với 4 mũi.

Phác đồ Essen đầy đủ (5 lần đến tiêm vắc-xin/có hoặc không dùng huyết thanh kháng dại)

  • Thực hiện tiêm bắp mỗi liều tiêm vắc-xin phòng bệnh dại vào mỗi ngày 0, 3, 7, 14 và 28. Trong đó, ngày 0 là ngày đầu tiên.
  • Hoặc thực hiện tiêm bắp mỗi liều vào các ngày 0, 3, 7 và 14. Trong đó, ngày 0 là ngày đầu tiên.

Phác đồ Essen giảm liều (4 lần đến tiêm vắc-xin/có hoặc không dùng huyết thanh kháng dại)

Thực hiện tiêm bắp mỗi liều tiêm vắc-xin phòng bệnh dại vào các ngày ngày 0, 3, 7 và 14. Trong đó, ngày 0 là ngày đầu tiên.

Lưu ý nên điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với phác đồ 5 mũi tiêm bắp đối với các trường hợp bị ức chế hoặc thiếu hụt miễn dịch.

  • Thực hiện càng sớm càng tốt mũi tiêm đầu tiên (ngày 0) của phác đồ ngay sau khi bị phơi nhiễm.
  • Lưu ý, ngày 0 là ngày đầu tiên đến tiêm. Do đó, có thể đó không phải là ngày bị cắn.

2. Phác đồ tiêm bắp nhiều vị trí rút ngắn thời gian (phác đồ Zagreb), 4 liều/3 lần tiêm, phác đồ (2 – 1 – 1)

  • Thực hiện tiêm bắp 1 liều tiêm vắc-xin phòng bệnh dại vào bên cánh tay phải và 1 liều tiêm vào cánh tay trái (vùng cơ delta)
  • Thời điểm tiêm: vào ngày 0 (đầu tiên). Sau đó thực hiện 1 liều tiêm bắp tiếp vào cánh tay (vùng cơ delta) vào các ngày 7 và 21.
  • Lưu ý, phác đồ này giảm 1 liều vắc-xin và 2 lần đến tiêm.

3. Phác đồ tiêm trong da (ID) nhiều vị trí của Hội chữ thập đỏ Thái Lan (TRC). Tiêm trong da 2 vị trí (2 – 2 – 2 – 0 – 2)

  • Thực hiện tiêm mỗi liều 0,1 ml vào trong da vào 2 cánh tay phía trên cơ delta vào ngày 0, 3, 7 và 28.
  • Lưu ý, nên tham khảo liều tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. Việc này sẽ giúp khách hàng hiểu về hiệu quả cũng như liều tiêm của vắc-xin phòng bệnh dại.
  • Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tối ưu, tốt nhất vẫn nên đến thăm khám trực tiếp để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng phù hợp.

Tóm lại, liều tiêm vắc-xin phòng bệnh dại còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh của mỗi người. Do vậy, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn một cách cẩn thận nhất về lịch tiêm.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What is Rabies?https://www.cdc.gov/rabies/about.html

    Ngày tham khảo: 13/07/2021

  2. Rabies Vaccine (Intramuscular Route)https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/rabies-vaccine-intramuscular-route/description/drg-20069868

    Ngày tham khảo: 13/07/2021

  3. Rabies VIShttps://www.cdc.gov/vaccines/hcp/vis/vis-statements/rabies.html

    Ngày tham khảo: 13/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người