Mang thai tuần 31: Những điều các mẹ bầu nên biết
Nội dung bài viết
Khi mang thai tuần 31, bạn đã bước vào giai đoạn cuối của hành trinh chuẩn bị làm mẹ của mình. Chắc hẳn bạn đang đếm ngược 9-10 tuần còn lại hằng ngày. Trong tuần này có thể bạn cảm thấy một số khó chịu do áp lực của tử cung tác động lên các cơ quan xung quanh. Đồng thời em bé của bạn cũng đang trải qua rất nhiều thay đổi, để chuẩn bị cho cuộc sống khi ra khỏi tử cung của mẹ.Vì vậy chúng ta hãy cùng khám phá xem em bé của bạn sẽ trông như thế nào và bạn sẽ có những vấn đề gì trong tuần thứ 31 này.
1. Sự thay đổi trong cơ thể của người mẹ
1.1 Tiểu nhiều lần
Do tử cung càng ngày càng lớn, tạo một áp lực lên bàng quang. Kết quả là, bạn có thể cảm thấy như bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn. Và khi bạn hắt hơi hoặc cười quá lớn, có thể khiến bạn tiểu một chút ít. Tuy nhiên, điều này có thể được cải thiện sau khi sinh do tử cung không còn tạo ra áp lực lên bàng quang của bạn nữa.
Trong một số trường hợp, áp lực tác động lên các cơ ở vùng chậu, khiến cho các cơ này bị yếu đi. Do đó, sau khi sanh họ có thể vẫn gặp tiểu không tự chủ nhẹ khi cười hoặc ho. Để hạn chế vấn đề yếu cơ vùng chậu, bạn có thể thực hiện các bài tập Kegel để tăng cường sức cơ của vùng này.
1.2 Chảy sửa non
Sửa non là một loại chất lỏng dạng kem, chảy ra từ vú trước và sau khi sinh. Sữa non đặc hơn sữa mẹ. Vì vậy bạn nên mua một miếng đệm vú bên trong áo ngực của bạn để cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Sữa non chỉ có thể chảy vào một vài thời điểm hoặc có thể không bao giờ xuất hiện trong thai kì. Cả hai tình huống đều bình thường. Chảy sữa non là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã sẵn sàng sinh nở.
2. Những thay đổi của bé
Em bé của bạn cũng đã sẵn sàng cho ngày trọng đại. Kích thước trung bình của bé vào khoảng 38 cm và cân nặng khoảng 1800gram. Do ngày càng nhiều các chất béo được lắng xuống dưới da, nên bé trông càng ngày càng giống một đứa trẻ sơ sinh. Bạn hãy sẵn sàng cho sự gia tăng về kích thước cũng như cân nặng của bé trong mỗi lần khám bác sĩ trong những tuần tới.
Những thay đổi khác của bé trong tuần này bao gồm mất dần lông tơ phủ khắp cơ thể. Mắt của bé có thể tập trung hơn và các phản xạ như mút các ngón tay có thể xảy ra. Ngoài ra, phổi và hệ thống thần kinh gần như đã phát triển.
3. Những triệu chứng trong quá trình mang thai tuần 31
Trong tuần 31 bạn có thể gặp các triệu chứng sau:
- Khó thở.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Chảy sữa núm vú.
- Chuột rút.
- Trĩ.
- Táo bón.
Như những khó chịu như khó thở, đi tiểu thường xuyên và chảy sữa sẽ biến mất sau sanh. Để đối phó với chứng chuột rút ở chân, đau lưng và trĩ, sau đây là một số lời khuyên dành cho bạn.
Đau chân và lưng
Vào cuối một ngày dài hoạt động và làm việc cùng em bé trong bung, có thể bạn sẽ không muốn làm gì hơn là nằm dài ra giường và nghỉ ngơi. Thật không mà là chứng chuột rút khá phổ biến ở giai đoạn này trong thai kì, đặc biệt là vào ban đêm. Điều này sẽ khiến cho bạn cảm thấy rất khó chịu. Để giảm bớt chuột rút, bạn có thể nằm nghiêng, gập đầu gồi và đặt gối ôm giữa 2 chân. Đặt một chiếc gối dưới lưng của bạn để hỗ trợ thêm. Vị trí này cũng có thể giúp làm giảm đau lưng.
Nếu chuột rút ở chân và đau lưng trở nên không thể chịu đựng được, hãy cân nhắc tìm một chuyên gia trị liệu xoa bóp chuyên về massage trước khi sinh.
Lưu ý
Không xoa bóp chân nếu như nếu như có bất kì điểm đau nào sưng, nóng và đỏ. Do trong thai kì, máu dễ bị tăng đông và gây ra huyết khối. Do đó nên khám ngay bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau ở chân. Đồng thời trong thai kì vẫn nên duy trì hoạt động nhẹ nhàng và uống nhiều nước.
Bệnh trĩ
Ba tháng cuối cùng của thai kì cũng là lúc bạn có thể gặp phải bệnh trĩ. Đây là bệnh do các tĩnh mạch trĩ của vùng hậu môn, trực tràng bị sưng lên. Bạn hãy hỏi bác sĩ của bạn về các loại kem hoặc miếng dán an toàn có thể sử dụng trong thai kì, để giảm bớt những khó chịu do trĩ gây ra.
Nếu bạn phải ngồi trong thời gian dai, hãy cố gắng đứng dậy và đi lại thường xuyên đẻ giúp giảm bớt áp lực lên lưng cũng như vùng hậu môn của bạn. Nếu trĩ khiến cho bạn bị chảy máu hoặc đau vùng hậu môn. Bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định những phương pháp điều trị thích hợp.
Lưu ý
Táo bón, một triệu chứng phổ biến khác của thai kỳ, có thể làm cho cơn đau trĩ trở nên tồi tệ hơn, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã uống đủ nước và ăn đủ chất xơ mỗi ngày.
4. Những điều bạn cần làm trong tuần này để có một thai kì khỏe mạnh
Nếu bạn vẫn đang chuẩn bị mọi thứ cho trẻ như quần áo, giày dép, tả sữa, thì bạn hãy cố gắng hoàn thành sớm mọi thứ để bạn không phải quá bận tâm, lo nghĩ trong những ngày sắp sinh nở. Những ngày gần sinh, bạn sẽ rất muốn được nghỉ ngơi.
Đây cũng là thời điểm tốt để bạn sắp xếp nghỉ thai sản. Hãy nói chuyện với sếp và đồng nghiệp của bạn về thời gian bạn nghỉ. Giải quyết công việc bây giờ sẽ giúp bạn bớt suy nghĩ và bận rộn trong những ngày sắp sinh.
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ
5.1 Những cơn gò Braxton Hicks
Trong những tháng cuối thai kỳ, thai phụ cảm thấy tử cung có những cơn gò nhẹ, một vài lần trong ngày, đó là những cơn gò sinh lý Braxton-Hicks. Những cơn gò Braxton – Hicks này không đều và không gây đau. Đây đơn giản là những cơn co thắt để giúp cơ thể của bạn “tập luyện” cho việc sinh nở.
Những cơn gò Braxton Hicks thường chỉ kéo dài khoảng 1 đến 2 phút. Tuy nhiên nếu kéo dài hơn hoặc trở nên mạnh, thường xuyên hơn. Bạn nên đến khám bác sĩ, bởi đây có thể là dấu hiệu của sinh non.
Hãy luôn nhớ rằng sinh non ở tuần 31 không phải là trường hợp lý tưởng. Tuy nhiên trẻ vẫn có cơ hội sống sót và phát triển. Tốt nhất vẫn là trẻ được sinh ra ở tuần thứ 39 hoặc 40 của thai kì.
5.2 Tiền sản giật
Tiền sản giật có khả năng xảy ra trong thai kì, thậm chí sau khi sinh. Đây là một biến chứng thai kì nghiêm trọng tiềm ẩn cho cả mẹ và bé. Thật không may, các triệu chứng của tiền sản giật cũng biểu hiện một cách rõ ràng. Nếu bạn thường đo huyết áp tại nhà và bạn có chỉ số huyết áp ít nhất 140/90 mmHg trong hai lần đo, cách nhau khoảng 4 giờ, thì bạn hãy đến khám bác sĩ.
Lưu ý
Tiền sản giật không chỉ là chỉ số huyết áp cao. Mà nó có thể dẫn đến làm tổn thương các cơ quan khác của bạn, đặc biệt là thận. Nếu bạn không có máy đo huyết áp tại nhà, bạn nên chú ý các dấu hiệu như đau đầu dữ dội, đau bụng trên bên phải và thay đổi thị lực thì hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
Bước vào tuần 31 của thai kì, chắc hẳn bạn đang rất háo hức để gặp bé cưng của mình. Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo về những đặc điểm của bé và sự thay đổi trong cơ thể của mẹ. Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn có bất kì thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp bác sĩ của mình nhé.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
31 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and Morehttps://www.healthline.com/health/pregnancy/31-weeks-pregnant#call-the-doctor
Ngày tham khảo: 20/05/2020
- Your Pregnancy Week by Week: Weeks 31-34https://www.webmd.com/baby/guide/your-pregnancy-week-by-week-weeks-31-34#1
-
Week-by-week guide to pregnancyhttps://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-31/
Ngày tham khảo: 20/05/2020