YouMed

Mang thai tuần 33: Bạn đã sẵn sàng làm mẹ?

Bác sĩ NGUYỄN ĐÀO UYÊN TRANG
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Đào Uyên Trang
Chuyên khoa: Tâm thần

Đã 33 tuần trôi qua, có lẽ bạn đang bắt đầu suy nghĩ về cuộc sống như thế nào với em bé mới sinh của mình. Ở giai đoạn này, cơ thể của bạn có thể cảm thấy những ảnh hưởng của việc mang thai trong hơn bảy tháng qua. Bạn có thể nhận thấy nhiều điều thay đổi đã xảy ra. Bài biết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về sự phát triển của bé cũng như là những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần 33. Và chỉ còn khoảng một vài tuần để mang thai, do đó bạn nên biết về các dấu hiệu chuyển dạ sớm, đồng thời khi nào nên gọi bác sĩ.

1. Những thay đổi trong cơ thể mẹ

Cho đến bây giờ, có lẽ bạn đã nhận ra được cơ thể bạn đã thay đổi ít nhiều trong quá trình mang thai. Chẳng hạn như ngực của bạn phát triển hơn và nhiều bộ phận khác trên cơ thể bạn cũng đã thích nghi với thai kì. Tin tốt là hầu hết những thay đổi này sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

Khi mang thai, cơ thể bạn sản sinh nhiều máu hơn bình thường. Lượng máu thường tăng hơn 40% và tim của bạn phải bơm nhanh hơn để thích ứng với sự thay đổi này. Đôi khi, điều này có thể dẫn đến trái tim của bạn sẽ lỗi vài nhịp đập. Nếu bạn nhận thấy điều này xảy thường xuyên hơn, hãy đi khám bác sĩ.

mang thai tuần 33

2. Sự phát triển của trẻ

Chỉ còn khoảng 7 tuần nữa để bạn đạt được khoảng thời gian mang thai thai trung bình 40 tuần, vào thời điểm đó em bé của bạn đã sẵn sàng bước vào thế giới bên ngoài. Vào tuần thứ 33, bé thường có chiều dài khoảng từ 38 cm đến 43 cm và nặng khoảng từ 1800 gram đến 2000 gram. Bé con của bạn sẽ tiếp tục phát triển hoàn thiện đến ngày chào đời.

Trong tuần thứ 33, kích thước của bé cỡ bằng một trái thơm
Chú thích: Trong tuần thứ 33, kích thước của bé cỡ bằng một trái thơm

Trong những tuần cuối cùng trong bụng mẹ, em bé sẽ đạp khá mạnh và sử dụng các giác quan để quan sát môi trường, đồng thời em sẽ ngủ. Bé ở giai đoạn này thậm chí có thể trải qua những giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM). Ngoài ra, em bé của bạn có thể nhìn thấy với đôi mắt mở ra, khép lại và phát hiện ánh sáng.

3. Những triệu chứng trong thai kì tuần 33

Như đã đề cập ở trê, bạn có thể nhận thấy một số thay đổi ở tim của bạn. Một số triệu chứng khác mà bạn có thể gặp trong tuần 33 và trong giai đoạn cuối của thai kì bao gồm:

  • Đau thắt lưng
  • Sưng phù mắt cá chân và bàn chân
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Ợ nóng
  • Hụt hơi
  • Cơn gò Braxton-Hicks
  • Táo bón
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Nhiễm trùng tiểu
  • Nhiễm trùng âm đạo
  • Tóc dày và sáng hơn
  • Tay và chân bị sưng
  • Da nhờn
  • Cảm xúc dễ thay đổi
  • Dễ mệt mỏi

Đau thắt lưng

Khi em bé lớn lên, áp lực sẽ tác động lên dây thần kinh tọa của bạn, dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến chứng đau từ vùng thắt lưng hay còn được gọi là đau thần kình tọa. Để giảm đau bùng thắt lưng, bạn có thể thử vài cách sau:

  • Tắm nước ấm
  • Dùng một miếng đệm nóng
  • Chuyển sang ngủ nghiêng về bên bạn không bị đau

Một vài nghiêng cứu cho thấy rằng việc tập vật lý trị liệu và tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp làm giảm đau thắt lưng và xương chậu trước trong và sau khi mang thai. Nếu bạn đau nhiều, hãy đến khám bác sĩ.

Chuyển sang ngủ nghiêng về bên bạn không bị đau có thể giúp bạn bớt đau mang thai tuần 33
Chú thích: Chuyển sang ngủ nghiêng về bên bạn không bị đau có thể giúp bạn bớt đau

Sưng phù vùng mắt cá chân và bàn chân

Có thể bạn sẽ cảm thấy rằng mắt cá chân và bàn chân của bạn bị sưng phù nhiều hơn so với những tháng trước. Đó là vì tử cung của bạn đang lớn dần và gây áp lực lên các tĩnh mạch ở chân và bàn chân. Nếu bạn gặp phải tình trạng sưng phù mắt cá chân và bàn chân, bạn hãy kê cao chân hơn mức tim trong 15 đến 20 phút, ít nhất hai đến ba lần mỗi ngày. Nếu bạn gặp phải trường hợp sưng phù dữ dội, đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật và bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.

mắt cá chân và bàn chân của bạn bị sưng phù nhiều hơn khi mang thai tuần 33
Chú thích: Có thể bạn sẽ cảm thấy rằng mắt cá chân và bàn chân của bạn bị sưng phù nhiều hơn so với những tháng trước

4. Các dấu hiệu của chuyển dạ sớm

Bây giờ bạn đã bước vào những tuần cuối cùng của thai kì, lúc này bạn cần biết các dấu hiệu của chuyển dạ sớm. Mặc dù em bé của bạn hiện tại không được coi là đủ tháng nhưng có thể chuyển dạ sớm. Dấu hiệu của chuyển dạ sớm bao gồm

  • Các cơn gò càng ngày càng đều đặn và càng gần nhau hơn
  • Đau lưng, thường sẽ là đau vừng lưng dưới. Cơn đau có thể hằng định hoặc từng cơn một, nhưng cơn đau sẽ không bớt đi dù bạn thay đổi tư thế hoặc làm gì khác để dễ chịu hơn
  • Rỉ dịch âm đạo
  • Triệu chứng giống như cúm: buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. Đến khám bác sĩ ngay dù các triệu chứng nhẹ
  • Tăng áp lực trong khung chậu hoặc âm đạo
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Chảy máu âm đạo

Một số dấu hiệu trên có thể khó phân biệt với các triệu chứng bình thường của mang thai như đau lưng. Nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào bạn nên kiểm tra.

Chú thích: bạn cần lưu ý những dấu hiệu sinh sớm
Chú thích: bạn cần lưu ý những dấu hiệu sinh sớm

5. Những điều bạn nên làm để có một thai kì khỏe mạnh

Giống như đã đề cập ở trên, vào tuần thứ 33 của thai kì, có thể chân của bạn sẽ bị sưng phù nhiều hơn. Việc bơi lội có thể làm giảm sưng và giúp bạn dễ chịu hơn. Đừng quên uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng. Lượng thức ăn của bạn nên gồm đạm, tinh bột, vitamin, khoáng chất và chất béo. Bác sĩ có thể kê thêm cho bạn một vài loại vitamin bổ sung.

6. Quan hệ tình dục trong thai kì tuần thứ 33

Hầu hết phụ nữ đều tự hỏi rằng họ có thể quan hệ tình dục trong giai đoạn này của thai kì hay không? Hãy luôn nhớ rằng bạn vẫn có thể quan hệ tình dục một cách an toàn miễn là bạn không có những vấn đề về sức khỏe thai kì mà bác sĩ của bạn khuyên nên thận trọng. Lưu ý rằng cơ thể của bạn đang thay đổi và điều này có thể khó khăn hơn một chút đối với bạn. Bạn tìm tư thế thoải mái nhất cho mình và đối tác.

Khi nào nên tránh quan hệ tình dục

  • Vỡ nước ối – quan hệ trong tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trình. Hãy khám bác sĩ nếu bạn không chắc đó là nước ối bị vỡ.
  • Cổ tử cung của bạn gặp bất kì vấn đề nào có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sẩy thai.
  • Nếu bạn sinh đôi hoặc trước đây đã từng sinh non.

Quan hệ tình dục trong thai kì tuần thứ 33

Chú thích: bạn vẫn có thể quan hệ tình dục một cách an toàn miễn là bạn không có những vấn đề về sức khỏe thai kì mà bác sĩ của bạn khuyên nên thận trọng

7. Những điều mẹ bầu cần lưu ý

Tiền sản giật

Hãy cảnh giác với các triệu chứng như tăng cân đột ngột, đau đầu dai dẳng, thay đổi thị lực, đau bụng trên, sưng bọng mắt, Đây có thể là dấu hiệu của một rối loạn huyết áp tăng liên quan đến mang thai được gọi là tiền sản giật.

Đếm bé đạp

Đến số lần bé đạp để đảm bảo bé vẫn khỏe mạnh. Đếm ít nhất 2 lần một ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Tốt nhất là khi bạn nằm xuống, vì trẻ có khả năng tỉnh táo hơn khi mẹ được nghỉ ngơi. Đếm bất kì chuyển động nào thậm chí là lắc hay cuộn tròn đến khi bạn đếm được 10 cái. Nếu như bạn không đạt được 10 cái trong vòng 1 giờ, thì có thể bé yêu của bạn đang nghỉ ngơi.

Vì vậy hãy ăn nhẹ và thử lại lần 2, lượng đường tăng nhanh trong máu có thể khiến cho bé “vận động” trở lại. Nếu như có ít hơn 10 chuyển động trong vòng 2 giờ, thì bạn đến bác sĩ để kiểm tra lại. Có thể bé con của bạn lúc ấy “hơi lười” và mọi chuyện vẫn ổn. Tuy nhiên, an toàn vẫn là trên hết.

Hãy đếm ngược thời gian để chào đón bé cưng ra đời. Và có thể trong tuần thứ 33 này bạn đã cảm nhận được nhiều hơn về sự hiện diện của bé cũng như sẽ phải chịu khá nhiều khó khăn trong quá trình mang thai. Trên đây là những thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn gặp bất kì khó chịu nào, hãy liên hệ với bác sĩ của mình.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. 33 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and Morehttps://www.healthline.com/health/pregnancy/33-weeks-pregnant#symptoms

    Ngày tham khảo: 04/06/2020

  2. Week-by-week guide to pregnancyhttps://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-33/

    Ngày tham khảo: 04/06/2020

  3. Sex in pregnancyhttps://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/sex/

    Ngày tham khảo: 04/06/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người