Mẹ nên làm gì nếu bị dị ứng khi mang thai?
Nội dung bài viết
Nếu bạn có tình trạng hắt hơi, nghẹt mũi và ngứa mắt ở lần đầu tiên khi mang thai. Bạn có thể tự hỏi rằng tình trạng khó chịu này phải chăng là do dị ứng hoặc một nguyên nhân nào khác. Nếu bạn là một người đã biết có cơ địa dễ dị ứng, thường chúng ra sẽ thắc mắc rằng liệu việc mang thai có ảnh hưởng đến như thế nào với tình trạng dị ứng hiện có?
Bài viết này sẽ giải quyết các thắc mắc về dị ứng khi mang thai. Đồng thời đưa ra các biện pháp điều trị tại nhà, những thuốc dị ứng nào có thể và không nên sử dụng khi mang thai.
1. Mẹ mang thai có thể bị dị ứng không?
Điều này là có, bạn có thể bị dị ứng khi đang mang thai. Đôi khi tình trạng dị ứng là lần đầu tiên mẹ mắc khi mang thai và sẽ nguy cơ cao hơn khi mẹ có tiền sử dễ dị ứng theo mùa.
Dị ứng rất phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, tùy cơ địa mỗi người mà tình trạng dị ứng có thể kéo dài hoặc không.
2. Dị ứng có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và em bé của bạn như thế nào?
Nếu bạn bị dị ứng khi mang thai, bạn hãy an tâm rằng vẫn có thể duy trì một thai kì an toàn. Trên thực tế, em bé trong bụng mẹ có thể không nhận thấy bất cứ điều gì xảy ra với mẹ, ngay cả khi mẹ đang cảm thấy khá tệ khi bị dị ứng.
Nếu bạn đang sắp có cuộc hẹn với bác sỹ quản lý thai nghén của mình, hãy nói với bác sỹ về những triệu chứng của bạn. Đặc biệt, trước khi sử dụng bất kì loại thuốc kháng dị ứng nào, bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ. Ngay cả những loại thuốc bạn thường xuyên sử dụng trước khi thụ thai. Bởi vì sẽ có một số loại thuốc được xem là an toàn khi mang thai, một số lại có thể cần hạn chế sử dụng vì có các dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, bạn hãy cố gắng hết sức có thể để tránh các tác nhân gây dị ứng mà mình đã biết đã biết, đặc biệt là mẹ có cơ địa hen suyễn. Các chất dễ gây dị ứng có thể là: mạt nhà, bụi cỏ, phấn hoa, lông chó hoặc mèo, v.v
3. Dị ứng có tệ hơn khi mang thai không?
Theo thống kê, có khoảng một phần ba người bị dị ứng kéo dài dai dẳng khi mang thai mà không dừng lại được. Một phần ba khác nhận thấy biểu hiện dị ứng càng ngày các trầm trọng hơn. Số lượng một phần ba còn lại nhận thấy các biểu hiện có thuyên giảm hoặc không thay đổi.
4. Các biệu hiện của dị ứng khi mang thai?
Nếu bạn bị dị ứng như kiểu viêm mũi dị ứng, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:
- Nghẹt mũi
- Hắt hơi liên tục
- Đau đầu
- Sổ mũi, chảy nước mũi
- Có thể kèm theo ngứa mắt, da và / hoặc miệng
Viêm mũi dị ứng thường bùng phát vào đầu mùa xuân và sau đó vào mùa hè hoặc đầu mùa thu. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng tuân theo một lịch trình có thể dự đoán trước được. Bởi vì tình trạng dị ứng còn phụ thuộc vào các chất gây dị ứng, môi trường cụ thể, và cơ địa của mỗi người.
Các tác nhân khác có thể bao gồm: nấm mốc, bụi và lông vật nuôi có thể gây ra các phản ứng dị ứng ở mọi thời điểm trong năm.
5. Mẹ bị dị ứng, nghẹt mũi thông thường khi mang thai hay đang bị cảm?
Nghẹt mũi thường bắt đầu xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ hai. Điều này là do mức độ cao của estrogen và progesterone làm tăng lưu lượng máu khắp cơ thể – bao gồm cả trong mũi – làm màng nhầy mũi sưng và và có hiện tượng giống viêm. Đôi khi việc sưng nề niêm mạc mũi có thể dẫn đến chảy máu mũi khi mang thai.
Vì vậy, làm thế nào bạn có thể phân biệt giữa có tình trạng dị ứng và biểu hiện tắc nghẽn mũi bình thường khi mang thai hoặc bạn đang bị cảm?
Nếu bạn đang bị dị ứng, rất có thể bạn sẽ gặp phải các triệu chứng khác được đề cập ở trên như hắt hơi, ngứa mắt, ngứa da và họng v.v. cùng với nghẹt mũi và ho.
Trường hợp chỉ có tình trạng nghẹt mũi, nhưng cảm giác ngứa ngáy hắt hơi không làm bạn khó chịu. Đó có thể là do tắc nghẽn mũi do niêm mạc mũi bị sưng nề khi nội tiết tố tăng cao trong thai kỳ.
Ngoài ra, tình trạng bị cảm khi mang thai cũng thường hay gặp. Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu có phần bị suy giảm. Nếu bạn bị cảm, chắc hẳn ngoài biểu hiện ở mũi, bạn còn có những khó chịu khác như: Ho khan hoặc ho có đàm, sốt nhẹ đến cao, khàn giọng, có cảm giác ớn lạnh, đau đầu, đau cơ khớp, mệt mỏi và có thể chán ăn.
Nếu bạn không chắc chắn, hãy nói với bác sỹ về tình trạng của mình.
Bạn có thể tham khảo thêm: Bị cảm khi mang thai và những hướng xử trí phù hợp
6. Những biện pháp tại nhà nào giúp làm giảm biểu hiện dị ứng?
Trước khi bạn dùng thuốc chữa dị ứng, hãy tham khảo các cách sau đây để làm giảm triệu chứng khó chịu của bạn:
Tránh các tác nhân gây ra dị ứng
Hạn chế tiếp xúc với bất cứ thứ gì gây ra các triệu chứng dị ứng mà bạn đã biết trước.
Nước muối xịt mũi
Nước muối sinh lý xịt mũi không kê đơn có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Lưu ý, chỉ sử dụng bình xịt khi cần thiết như trong trường hợp nghẹt mũi, sổ mũi.
Tưới rửa mũi
Thực hành mỗi ngày một lần hoặc khi cần thiết. Đầu tiên đổ nước muối sinh lý vào một vật dụng có chứa đầu nhỏ. Bạn có thể tham khảo bình Neti Pot. Sau đó, nghiêng đầu sang một bên trên bồn rửa và đặt vòi của bình Neti Pot vào lỗ mũi trên của bạn. Mở miệng ra và thở bằng miệng. Sau đó đổ nước muối lỗ mũi, bạn sẽ thấy nước sẽ thoát ra từ lỗ mũi còn lại. Tiếp tục lặp lại phía bên kia.
Sau khi sử dụng xong, bình nước muối còn lại nên được đậy kín. Bình Neti Pot nên được rửa sạch sẽ và để ở nơi khô thoáng.
Một số biện pháp khác:
- Tập thể dục thường xuyêngiúp bạn giảm viêm mũi.
- Miếng dán thông mũi không kê đơn có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
- Nâng cao đầu giường từ 30 đến 45 độ có thể giúp giảm bớt tình trạng nghẹt mũi.
7. Khi mang thai có được dùng thuốc dị ứng không?
Đầu tiên bạn luôn cần nhớ phải hỏi bác sỹ những loại thuốc bạn có thể dùng an toàn trong thai kì. Dù là loại thuốc gì, bất kể là thuốc theo toa, thuốc không kê đơn hoặc kinh nghiệm dân gian, cũng cần nên được hỏi ý kiến bác sỹ.
Đừng tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào cho đến khi bạn đã được tư vấn bởi bác sỹ. Bác sỹ luôn phải là người đầu tiên được tham vấn cho bất kỳ phương pháp điều trị dị ứng nào mà bạn muốn áp dụng.
Liệt kê một số loại thuốc thường sử dụng khi dị ứng:
7.1 Thuốc kháng histamine
Đây có thể là loại thuốc an toàn hoặc không an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Ví dụ, hoạt chất diphenhydramine là loại thuốc kháng histamine thường được khuyên dùng nhất. Với thuốc loratadin thường được coi là an toàn. Tuy nhiên vẫn cần ý kiến của bác sỹ. Ngoài ra sẽ có những loại thuốc không được sử dụng, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên. Với thuốc chlorpheniramine và triprolidine là cần hạn chế sử dụng.
7.2 Thuốc thông mũi thông thường
Thuốc thông mũi có chứa các thành phần pseudoephedrine hoặc phenylephrine (như Sudafed, Claritin-D và DayQuil) được hạn chế sử dụng cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Một số bác sĩ cho phép sử dụng một cách hạn chế (một hoặc hai lần một ngày hoặc lâu hơn). Bởi vì sử dụng thuốc thông mũi thường xuyên hơn có thể hạn chế lưu lượng máu đến nhau thai.
Đừng lo lắng nếu bạn đã dùng thuốc – chỉ cần theo hướng dẫn sử dụng của bác sỹ với liều lượng thích hợp. Ngoài ra, thuốc bôi Vicks VapoRub là an toàn khi sử dụng theo chỉ dẫn của bác sỹ.
7.3 Thuốc xịt mũi
Loại thuốc xịt mũi có chứa steroid thường được coi là an toàn cho phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên, cũng hãy tham khảo với bác sĩ của bạn để biết nhãn hiệu và liều lượng mỗi loại bình xịt. Thực tế, có thể thay bằng nước xịt mũi hoặc rửa mũi từ nước mũi sinh lý, vừa an toàn lại hiệu quả. Đối với thuốc xịt mũi không steroid có chứa ozymetazoline (như xịt mũi Afrin), không nên tự ý sử dụng trừ khi bạn được bác sĩ đồng ý.
8. Làm gì để phòng ngừa dị ứng khi mang thai?
Hãy áp dụng những lưu ý xong để không còn hoặc tối thiểu mắc dị ứng khi mang thai:
Tránh xa những đối tượng đang hút thuốc
Khói thuốc có thể làm cho tình trạng dị ứng trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra việc tiếp xúc với khói thuốc khi mang thai sẽ không tốt cho bạn và thai nhi.
Nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa
Cố gắng ở trong nhà, và phòng nên có màng lọc không khí và máy điều hòa nhiệt độ. Nếu bạn đi ra ngoài, hãy thử đeo kính râm để tránh phấn hoa bay vào mắt. Khi quay vào trong nhà, hãy cởi giày, rửa tay và mặt, thay quần áo và bỏ quần áo vào máy giặt ngay lập tức để phấn hoa không bám vào người. Tắm và gội đầu trước khi ngủ cũng có thể giúp giảm các triệu chứng ban đêm.
Nếu bạn bị dị ứng với bụi
Nếu có thể, hãy nhờ một người thân khác phụ bạn việc quét dọn nhà. Bạn có thể sử dụng máy hút có bộ lọc HEPA, cây lau nhà ướt để tránh bụi bay lên.
Trường hợp bị dị ứng với vật nuôi
Hãy thông báo cho những người bạn của bạn có nuôi chó mèo trước khi bạn ghé qua. Việc này giúp họ có thời gian sắp xếp, dọn dẹp. Nếu bạn đột nhiên bị dị ứng với vật nuôi của mình, hãy để ít nhất một phòng trong nhà của bạn, thường là phòng ngủ và không cho vật nuôi được vào phòng.
Nếu đây là lần đầu tiên bạn dị ứng khi mang thai, và chưa có kinh nghiệm để xử trí tại nhà. Hãy đến gặp bác sỹ và nói về tình trạng của mình. Bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn chi tiết hơn về các phương pháp không dùng và cả dùng thuốc.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Allergies During Pregnancyhttps://www.whattoexpect.com/pregnancy/pregnancy-health/allergies-during-pregnancy/
Ngày tham khảo: 10/10/2020
-
Allergy medications and pregnancy: What's safe?https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/allergy-medications/faq-20058122
Ngày tham khảo: 10/10/2020
-
How to Treat Seasonal Allergies During Pregnancyhttps://www.healthline.com/health/pregnancy/allergies
Ngày tham khảo: 10/10/2020