YouMed

Các phản ứng có thể gặp sau tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella MMR II

dược sĩ nguyễn hoàng bảo duy
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Hoàng Bảo Duy
Chuyên khoa: Dược

MMR II là vắc-xin phối hợp dùng để phòng ngừa 3 bệnh sởi – quai bị – rubella trong cùng 1 mũi tiêm. Cần theo dõi phản ứng sau tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella ít nhất 24 giờ để chắc rằng bạn đang đáp ứng tốt với vắc-xin. Hãy cùng YouMed tìm hiểu thêm về các phản ứng sau tiêm này nhé!

Vắc-xin sởi – quai bị – rubella MMR II là gì?

Sởi, quai bị, rubella đều là những bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp nếu chưa tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh. Bệnh lây lan rất nhanh và để lại các biến chứng nguy hiểm về sau, thậm chí là tử vong. Phụ nữ đang mang thai bị nhiễm bệnh có nguy cơ hình thành dị tật bẩm sinh cho thai nhi, sinh non hoặc thai chết lưu.1 Vì vậy, việc tiêm phòng sởi – quai bị – rubella cho người lớn và cho trẻ em là hết sức cần thiết.

phan-ung-sau-tiem-vac-xin-soi-quai-bi-rubella
MMR II là vắc-xin phòng cả 3 bệnh: Sởi, quai bị và rubella

Hiện nay, đã có vắc-xin kết hợp giúp phòng cùng lúc cả 3 bệnh sởi, quai bị, rubella chỉ trong 1 mũi tiêm. Phổ biến nhất là vắc-xin MMR II được sản xuất tại Mỹ.

Lịch tiêm chủng của vắc-xin này cho trẻ từ 12 tháng đến dưới 7 tuổi như sau:2

  • Mũi 1: tiêm lần đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi đầu 3 tháng hoặc tiêm lúc trẻ 4 đến 6 tuổi.

Lịch tiêm cho trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn:2

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi đầu 1 tháng.
  • Riêng với phụ nữ trưởng thành, nên hoàn tất phác đồ tiêm chủng vắc-xin phòng 3 bệnh sởi, quai bị, rubella trước khi mang thai ít nhất là 3 tháng.

Giá 1 mũi tiêm theo VNVC Việt Nam hiện nay là 305.000 đồng. Tùy theo nơi tiêm dịch vụ mà giá tiêm sẽ có sự chênh lệch.

Các phản ứng sau tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella

1. Phản ứng nhẹ, thường gặp

Một số phản ứng sau tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella bạn có thể gặp phải như:3

  • Cảm giác nóng rát hoặc đau nhói ngay tại vùng tiêm.
  • Ít gặp: Triệu chứng sốt (từ 38°C trở lên), xung quanh vùng tiêm hoặc toàn thân xuất hiện ban đỏ nhưng thường nhẹ.
  • Hiếm gặp: Phản ứng nhẹ tại chỗ, chai hoặc căng cứng tại nơi tiêm, đau họng, khó chịu, ngất, dễ bị kích thích, sởi không điển hình. Tình trạng viêm tuyến mang tai, buồn nôn, nôn và có thể bị tiêu chảy.
  • Các phản ứng quá mẫn: Nổi mày đay, khó thở – co thắt khí phế quản có thể xảy ra ngay cả ở những người bệnh không có tiền sử bị dị ứng.
  • Đau cơ, khớp: Thường thoáng qua và nhanh chóng mất đi. Tình trạng này hay xảy ra ở phụ nữ trưởng thành.
Nóng, sốt có thể gặp phải ở trẻ sau khi tiêm vắc-xin
Nóng, sốt có thể gặp phải ở trẻ sau khi tiêm vắc-xin

2. Phản ứng nghiêm trọng, hiếm gặp

Ngoài ra, phản ứng sau tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella có thể nghiêm trọng hơn, bao gồm:3

  • Ngất xỉu: Một số người gặp tình trạng này sau khi được thực hiện một số thủ thuật y khoa, trong đó có cả tiêm chủng. Khi gặp tình huống này, người tiêm cần được ngồi hoặc nằm nghỉ trong khoảng 10 – 15 phút. Điều này sẽ giúp giảm tình trạng choáng váng, ngất xỉu sau khi tiêm. Đồng thời hạn chế thấp nhất những thương tổn do ngã gây ra.
  • Chóng mặt, ù tai, hoặc thay đổi thị lực: Có thể gặp ở một số người, sau khi tiêm vắc-xin ngừa sởi – quai bị – rubella.
  • Tổn thương nghiêm trọng hoặc nặng hơn là tử vong. Tuy nhiên nguy cơ này rất nhỏ. Tình huống này nếu gặp sẽ xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiêm. Do đó, sau tiêm chủng vắc-xin ngừa sởi – quai bị – rubella, tất cả mọi người đều cần phải được theo dõi khoảng 30 phút tại cơ sở tiêm chủng.

Khi nào cần đến Bác sĩ?

Nếu gặp phải những phản ứng sau tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella nặng và bất thường được liệt kê bên dưới, bạn cần đến gặp ngay Bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất:4 5

  • Sốt rất cao liên tục trên 40°C.
  • Phát ban toàn thân.
  • Sưng vùng họng và mặt.
  • Tim đập nhanh bất thường, khó thở, chóng mặt.
  • Có những hành vi bất thường, cảm thấy yếu.

Các phản ứng này thường bắt đầu xuất hiện sau khi tiêm vài phút hoặc vài giờ.

Nếu sốt rất cao liên tục trên 40°C sau tiêm thì nên đến gặp bác sĩ
Nếu sốt rất cao liên tục trên 40°C sau tiêm thì nên đến gặp bác sĩ

Những lưu ý khi tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella MMR II

  • Luôn sẵn có dụng cụ cấp cứu tình trạng sốc phản vệ khi tiêm phòng sởi-quai bị-rubella cho người lớn.
  • Cần thận trọng với người có tiền sử bị co giật và tổn thương não.
  • Quá mẫn với trứng vì vắc xin sống phòng bệnh sởi và quai bị được nuôi cấy trên phôi gà.
  • Giảm tiểu cầu: Gây trầm trọng thêm tình trạng giảm tiểu cầu ở người đang mắc. Mức độ giảm tiểu cầu sẽ tăng khi tiêm nhắc lại lần sau.
  • Đối với những trẻ có nhiễm virus HIV nhưng chưa có triệu chứng suy giảm miễn dịch. Vẫn có thể tiêm vắc-xin ở những đối tượng này. Tuy nhiên cần phải theo dõi chặt chẽ bởi khả năng đáp ứng miễn dịch có thể sẽ không bằng so với các trẻ bình thường khác.
  • Phải thực hiện test tuberculin trước hoặc đồng thời trong lúc tiêm vắc-xin. Đã có nghiên cứu cho thấy ức chế tạm thời tính nhạy cảm của da với tuberculin.
  • Cũng như những loại vắc-xin khác, MMR-II không gây được đáp ứng 100% trên người đã được tiêm chủng.
  • Phụ nữ đang cho con bú: cần phải thận trọng khi tiêm phòng. Đã có thông tin về việc vắc-xin phòng rubella bài tiết qua sữa mẹ và có biểu hiện lâm sàng của nhiễm vi-rút rubella trên trẻ bú mẹ.

Trên đây là một số thông tin YouMed cung cấp cho bạn về những phản ứng sau tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella. Nếu gặp phải một trong những vấn đề kể trên, bạn cần lập tức liên hệ với Bác sĩ hay đến trung tâm y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Measles, Mumps, Rubella (MMR) Vaccinehttps://www.cdc.gov/vaccinesafety/vaccines/mmr-vaccine.html

    Ngày tham khảo: 22/04/2023

  2. Vắc xin MMR II (Mỹ) phòng bệnh Sởi – quai bị – rubellahttps://vnvc.vn/mmr-ii-vac-xin-phong-3-benh-soi-quai-bi-rubella/

    Ngày tham khảo: 22/04/2023

  3. Hướng dẫn sử dụng vắc-xin MMR IIhttps://dav.gov.vn/upload/attach/10122015_mmr_ii_update_pi_122014.pdf

    Ngày tham khảo: 22/04/2023

  4. Vắc-xin MMR (Sởi, Quai bị và Rubella): Những điều quý vị cần biếthttps://www.immunize.org/vis/vietnamese_mmr.pdf

    Ngày tham khảo: 22/04/2023

  5. MMR Vaccine for Adultshttps://www.webmd.com/vaccines/adult-mmr-vaccine-guidelines

    Ngày tham khảo: 22/04/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người