YouMed

Thuốc kháng đông máu Lovenox (enoxaparin): Bạn đã biết gì?

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Lovenox (enoxaparin) là thuốc gì? Thuốc Lovenox (enoxaparin) được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kĩ về thuốc Lovenox (enoxaparin) trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

Thành phần hoạt chất: Enoxaparin

Thuốc có thành phần tương tự: Enoxaplen; Troynoxa-60.

Lovenox là thuốc gì?

1. Các dạng thuốc và hàm lượng cụ thể

  • Bơm tiêm nạp sẵn (không có chất bảo quản): 20 mg/0,2 ml, 30 mg/0,3 ml, 40 mg/0,4 ml.
  • Bơm tiêm khắc ngấn nạp sẵn (không có chất bảo quản): 60 mg/0,6 ml, 80 mg/0,8 ml, 100 mg/1 ml, 120 mg/0,8 ml, 150 mg/1 ml.
  • Lọ thuốc tiêm đa liều (có chứa benzyl alcol): 300 mg/3 ml.

2. Công dụng của Enoxaparin

Đây là một heparin có khối lượng phân tử thấp, chiếm khoảng 1/3 khối lượng phân tử của heparin thông thường.

Thuốc có tác dụng chống đông máu.

Thuốc Lovenox (enoxaparin)
Thuốc Lovenox (enoxaparin)

Chỉ định của thuốc Lovenox

Dùng trong dự phòng huyết khối tắc tĩnh mạch trong phẫu thuật có nguy cơ vừa hoặc cao như trong:

  • Phẫu thuật thay khớp háng, đầu gối.
  • Phẫu thuật bụng ở người trên 40 tuổi, béo phì.
  • Trường hợp trong nội khoa (nếu phải nằm bất động lâu do bệnh kéo dài).

Ngoài ra, Levonox còn giúp dự phòng đông máu trong tuần hoàn ngoài cơ thể khi thẩm phân máu lâu ≤ 4 giờ.

Không những vậy, thuốc có thể dự phòng huyết khối tắc tĩnh mạch sâu trên người bệnh có nguy cơ:

  • Suy tim độ III hay IV, suy hô hấp cấp.
  • Đợt nhiễm khuẩn cấp hay thấp khớp cấp có nguy cơ huyết khối tắc tĩnh mạch.

Điều trị các tình trạng:

  • Huyết khối tắc tĩnh mạch sâu đã có.
  • Đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không có sóng Q ở giai đoạn cấp, phối hợp với aspirin.
  • Nhồi máu cơ tim có ST chênh cao cấp tính.

Không nên dùng thuốc Lovenox nếu:

  • Dị ứng với enoxaparin, heparin hay các chế phẩm được chiết xuất từ động vật.
  • Người bệnh bị quá mẫn với cồn benzylic (chỉ khi dùng lọ tiêm đa liều).
  • Đã từng bị giảm tiểu cầu do heparin các loại trước đây.
  • Chảy máu hay có nguy cơ chảy máu do rối loạn đông máu, chấn thương.
  • Chống chỉ định dùng cho trẻ em < 3 tuổi lọ thuốc tiêm 300 mg/3 ml do có cồn benzylic.
  • Đối với người bị suy thận nặng (Clcr < 30 ml/phút) trừ khi thẩm phân. 
  • Khi điều trị bằng heparin khối lượng phân tử thấp, không gây tê ngoài màng cứng hay tủy sống hoặc chọc dò tủy sống do nguy cơ máu tụ trong ống tủy với hệ quả nghiêm trọng.

Cách dùng thuốc Lovenox hiệu quả

Cách dùng

  • Enoxaparin tiêm dưới da (trừ chỉ định trong thẩm phân máu).
  • Không dùng thuốc theo đường tiêm bắp.
  • Lưu ý, không đẩy không khí trong bơm tiêm ra ngoài để tránh mất thuốc.
  • Tư thế tiêm cho người bệnh: nằm, vào vùng trước – bên và sau – bên trái và phải thành bụng.
  • Lưu ý, phải tiêm thẳng góc vào nếp gấp da, ngập chiều dài của kim trong suốt khi bơm thuốc. Mỗi lần tiêm, phải đổi vị trí.

Liều lượng

1. Dự phòng huyết khối tắc tĩnh mạch

  • Dùng trong 7 – 10 ngày hoặc cho tới khi người bệnh đi lại được.
  • Với nguy cơ từ nhẹ đến vừa, tiêm 20 mg/ lần/ ngày. Liều đầu tiên tiêm trước khi mổ 2 giờ.
  • Trường hợp người bệnh có nguy cơ cao, phải tăng liều lên là 40 mg/ lần/ ngày; liều ban đầu tiêm trước khi mổ 12 giờ.
  • Một cách khác, dùng liều 30 mg tiêm dưới da x 2 lần/ ngày, tiêm lần
    đầu sau mổ trong vòng 12 đến 24 giờ.
  • Sau phẫu thuật khớp háng, khớp gối, có thể tiếp tục tiêm Levonox với liều 40 mg/ lần/ ngày x 3 tuần tiếp theo.

2. Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu

  • Tiêm dưới da với liều 1 mg/kg (100 đvqt/kg) x 2 lần/ ngày.
  • Hoặc 1,5 mg/kg (150 đvqt/kg)/ lần/ ngày x ít nhất 5 ngày hoặc cho tới khi dùng thuốc chống đông uống (ở người bệnh mang thai, phải tính liều theo thể trọng lúc bắt đầu mang thai).

3. Dự phòng đông máu trong tuần hoàn ngoài cơ thể

  • Tiêm vào đường động mạch của hệ thống 1 mg/kg (100 đvqt/kg) khi bắt đầu thẩm phân.
  • Có thể thêm một liều 0,5 – 1 mg (50 – 100 đvqt/kg) nếu cần.
  • Lưu ý, với người có nguy cơ chảy máu cao, giảm xuống còn 1/2 hoặc 3/4 liều.

4 Điều trị đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không có sóng Q

  • Liều 1 mg/kg (100 đvqt/kg), tiêm dưới da x 2 lần/ ngày.
  • Điều trị thường kéo dài 2 – 8 ngày và kèm với aspirin liều thấp (100 – 325 mg/ lần/ ngày).

5. Điều trị nhồi máu cơ tim ST chênh cao cấp tính

Khởi đầu là tiêm tĩnh mạch 30 mg (3000 đvqt) với một liều tiêm dưới da 1 mg/kg (100 đvqt/kg) tiêm cùng một lúc.

Các liều tiếp theo tiêm dưới da 1 mg/kg (100 đvqt/kg) x 2 lần/ ngày x 8 ngày hoặc cho đến khi ra viện.

Hai liều tiêm dưới da đầu tiên mỗi liều ≤100 mg (10 000 đơn vị).

Đối với người bệnh đang trải qua can thiệp động mạch vành qua da, phải cho thêm một liều tiêm tĩnh mạch 300 microgam/kg (30 đvqt/kg) vào lúc làm thủ thuật nếu liều tiêm dưới da cuối cùng đã cho trước đó quá 8 giờ.

Người bệnh > 75 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp, chỉ được cho liều tiêm dưới da.

  • Khuyến cáo là 750 microgam/kg (75 đvqt/kg) x 2 lần/ ngày, với hai liều tiêm dưới da đầu tiên mỗi liều ≤75 mg (7 500 đvqt).
  • Duy trì: Sau 2 liều đầu tiên, cho tiêm dưới da 750 microgam/kg x 2 lần/ ngày

Lưu ý, liều được đề cập ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào từng độ tuổi, tình trạng bệnh cũng như chức năng sinh lí trong cơ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định liều cụ thể khác nhau.

Tác dụng phụ thuốc Lovenox

  • Chảy máu nặng (chảy máu nội sọ, chảy máu sau màng bụng, chảy máu trong mắt, tỉ lệ thay đổi theo chỉ định/quần thể, giảm tiểu cầu nhẹ và sớm, thiếu máu).
  • Sốt, đau.
  • Ban đỏ, thâm tím.
  • Nôn, tiêu chảy.
  • Tăng men gan.
  • Máu tụ tại chỗ tiêm, phản ứng tại chỗ gây kích ứng, đau, bầm máu, ban đỏ.
  • Máu tụ trong cột sống (khi dùng cùng với gây tê tủy sống).
  • Giảm tiểu cầu do miễn dịch dị ứng.
  • Xuất hiện đám chàm, vết đốm ngứa ban đỏ, ngứa, mày đay, ban mụn nước giộp, ban xuất huyết, viêm mạch da (quá mẫn).
  • Gây hoại tử da ở vị trí tiêm.
  • Tăng kali huyết, tăng lipid huyết, tăng triglycerid huyết.
  • Loãng xương khi dùng kéo dài.

Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Lovenox

  • Muối kali.
  • Thuốc lợi tiểu giữ kali, thuốc ức chế enzym chuyển, thuốc ức chế angiotensin II, NSAID.
  • Các heparin.
  • Cyclosporin, tacrolimus và trimethoprim.
  • Salicylat, dipyridamol, sulfinpyraxon.
  • Thuốc tiêm dextran 40.

Những lưu ý khi dùng thuốc Lovenox

  • Thận trọng khi dùng cho người bệnh mới gây tê hoặc gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống vì có nguy cơ gây tụ máu ngoài màng cứng hoặc trong tủy sống dẫn đến liệt kéo dài hoặc vĩnh viễn.
  • Phải theo dõi chặt chẽ tình trạng chảy máu nếu dùng thuốc trong hoặc ngay sau khi chọc vào vùng thắt lưng để chẩn đoán, gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống.
  • Vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người mang van tim nhân tạo.
  • Không được dùng thay thế với heparin hoặc bất cứ các heparin khác có khối lượng phân tử thấp.
  • Lưu ý, sử dụng thận trọng ở người đã từng bị giảm tiểu cầu do heparin.
  • Theo dõi chặt chẽ người bệnh về các dấu hiệu hoặc triệu chứng chảy máu.
  • Cần hiệu chỉnh liều Levonox và theo dõi cẩn thận đối với người nhẹ cân (nữ < 45 kg, nam < 57 kg vì có thể có nguy cơ chảy máu cao hơn.
    với liều dự phòng) hoặc đối tượng suy thận (Clcr < 30 ml/phút).

Các đối tượng sử dụng đặc biệt

1. Phụ nữ mang thai

  • Enoxaparin không qua nhau thai.
  • Tất cả người bệnh dùng thuốc chống đông như enoxaparin, kể cả phụ nữ mang thai đều có nguy cơ bị chảy máu.
  • Lưu ý, xuất huyết có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào và có thể dẫn tới tử vong người mẹ và/hoặc thai nhi.
  • Do đó, cần phải đặc biệt xem xét sử dụng một chất chống đông tác dụng thấp hơn khi sắp đến ngày sinh. 

2. Phụ nữ cho con bú

  • Hiện tại, vẫn chưa có chống chỉ định khi dùng Levonox ở người mẹ đang cho con bú.
  • Điều này là do vẫn chưa chắc liệu thuốc có thể hấp thu được ở hệ tiêu hóa của trẻ đang bú hay không.
  • Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì cần cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng.

Xử trí khi quá liều Lovenox

Khi quá liều người bệnh chủ yếu bị chảy máu nặng.

Xử trí cụ thể từng tình trạng nhưng vẫn tập trung điều trị triệu chứng:

  • Xuất huyết nặng do tiêm dưới da quá liều, có thể chỉ định dùng protamin sulfat cùng một số lưu ý khác
  • Dùng protamin sulfat có thể gây hạ huyết áp nặng và phản ứng phản vệ. Vì các phản ứng gây tử vong, thường giống với phản vệ, đã thấy xảy ra với protamin sulfat cho nên chỉ được cho dùng khi kỹ thuật hồi sức và xử lý sốc phản vệ đã được chuẩn bị sẵn sàng

Nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần đó ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.

Xử trí khi quên một liều Lovenox

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Cách bảo quản

  • Để thuốc Lovenox tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc chống đông máu Lovenox. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Dược thư quốc gia Việt Nam 2018, trang 586.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/03/Duoc-thu-quoc-gia-2018.pdf#page=586
  2. Levonoxhttp://products.sanofi.ca/en/lovenox.pdf

    Ngày tham khảo: 07/06/2020

  3. Enoxaparinhttps://vi.wikipedia.org/wiki/Enoxaparin

    Ngày tham khảo: 07/06/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người