YouMed

Thuốc Venrutine là gì? Những điều cần biết về thuốc

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Thuốc Venrutine là gì? Thuốc Venrutine được dùng trong những trường hợp nào? Những tác dụng phụ có thể xảy ra bạn cần lưu ý trong quá trình dùng thuốc là gì? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kĩ về thuốc Venrutine trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

Thành phần hoạt chất: rutin, vitamin C.
Thuốc có thành phần hoạt chất tương tự: Rutin – C, Rutin Vitamin C,….

1. Venrutine là thuốc gì?

 Thuốc Venrutine là gì? Có tác dụng thể nào trong điều trị suy giãn tĩnh mạch

Thành phần trong công thức thuốc

Hoạt chất

  • Rutin……………………………………………………………….500mg
  • Vitamin C (Ascorbic acid)……………………………………100mg.

Tá dược

  • Povidon
  • Crospovidon
  • Manitol
  • Talc
  • Magnesi stearat
  • Ethanol 70%
  • Opadry đỏ, Opadrỵ trong suốt
  • Nước tinh khiết

2. Chỉ định của thuốc Venrutine

  • Thuốc Venrutine được dùng để điều trị bệnh trĩ
  • Ngoài ra, Venrutine được chỉ định để điều trị các chứng xuất huyết dưới da, vết bầm máu, suy tĩnh mạch, dãn tĩnh mạch
  • Không những vậy, thuốc còn được dùng để điều trị tình trạng tăng huyết áp, xơ cứng mao mạch, xuất huyết trong khoa răng hàm mặt, khoa mắt.

3. Không nên dùng thuốc Venrutine nếu

  • Quá mẫn cảm với Rutin, vitamin Chay một trong các thành phần nào khác có trong công thức của thuốc.
  • Không dùng liều cao Vitamin c đối với đối tượng bị thiếu hụt men G6PD. (Glucose – 6 -Phosphat Dehydrogenase)
  • Lưu ý, không dùng thuốc trên các đối tượng bị sỏi thận, tăng oxalat niệu và rối loạn chuyển hóa oxalat, người bệnh thalassemia.

4. Cách dùng thuốc Venrutine hiệu quả

4.1. Cách dùng

  • Thuốc Venrutine được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và dùng theo đường uống
  • Lưu ý, khi dùng thuốc không nên bẻ, cắn hoặc nghiền nát thuốc để uống. Nên dùng uống nguyên viên và uống nhiều nước

4.2. Liều dùng

Tùy vào từng đối tượng mà liều dùng khác nhau, cụ thể

  • Người lớn
    + Liều dùng: mỗi lần uống 1 viên
    + Tần suất dùng: uống 1 – 2 lẩn mỗi ngày.
  • Đối tượng là trẻ em từ 6 tuổi
    + Liều dùng: uống 1/2 viên
    + Tần suất dùng: uống từ 1 – 2 lần mỗi ngày.

5. Tác dụng phụ

  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đôi khi bị đau đầu, ngứa tứ chi.
  • Ợ nóng, tiêu chảy, mất ngủ, nhức đầu, tăng oxalat niệu, thiếu máu huyết tán (ở bệnh nhân thiếu hụt G6PD).

6. Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Venrutine

  • Kháng sinh Quinolon
  • Thuốc sắt qua
  • Aspirin
  • Fluphenazin
  • Tránh sử dụng các thực phẩm chế biến có chứa nitrat và nitrit. Vì có ý kiến cho là rutin có thể bị nitơ hóa tạo ra các chất có tiềm năng gây đột biến.

7. Những lưu ý khi dùng thuốc Venrutine

  • Lưu ý khi dùng thuốc ở liều cao(trên 3g/ ngày) có thể gây tình trạng sỏi niệu oxalat hoặc urat.
  • Ngoài ra, cần dùng thận trọng trên đối tượng bị loét đường tiêu hóa.

8. Các đối tượng sử dụng đặc biệt

8.1. Lái xe và vận hành máy móc

  • Thuốc không gây ảnh hưởng đến hoạt động lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Do đó, có thể sử dụng thuốc trên các đối tượng này

8.2. Phụ nữ giai đoạn thai kỳ

  • Vẫn chưa đánh giá một cách đầy đủ về việc dùng thuốc trên các đối tượng này
  • Do đó, cần dùng thuốc một cách thận trọng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

9. Xử trí khi quá liều thuốc Venrutine

Vì thuốc có chưa rutin và vitamin C. Vì thế khi quá liều có thể gây ra các tình trạng sau

  • Quá liều Rutin
    + Ít khi xảy ra
    + Các triệu chứng quá liều cần chú ý: Chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, cứng cơ, khó chịu ở dạ dày, nhịp tim nhanh.
  • Nếu quá liều Vitamin C
    + Các triệu chứng có thể xuất hiện như: sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và tiêu chảy gây lợi tiểu bằng truyền dịch có thể có tác dụng sau khi uống liều lớn.

Trường hợp người bệnh quá liều cần phải tập trung điều trị và hỗ trợ các triệu chứng cho người bệnh

10. Xử trí khi quên một liều thuốc Venrutine

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều càng sớm càng tốt.
  • Nếu liều đã quên quá gần kề với liều kế tiếp. Thì hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không được dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

11. Cách bảo quản

  • Để thuốc Venrutine tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc Venrutine ở nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Venrutine ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản được cho là tốt nhất là <30 ºC.
  • Không được dùng thuốc đã quá hạn sử dụng. Trong đó, thông tin hạn dùng được trình bày cụ thể trên bao bì của sản phẩm.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc điều trị giãn tĩnh mạch Venrutine. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Venrutine

https://cdn.drugbank.vn/1556096389059_142(50).pdf

Ngày truy cập 11/11/2020.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người