YouMed

Vắc-xin tiêm phòng viêm màng não có những loại nào?

Dược sĩ Hoàng Thủy Tiên
Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thủy Tiên
Chuyên khoa: Dược

Viêm màng não là một trong những bệnh hết sức nguy hiểm vì nó có thể để lại những di chứng thần kinh nặng nề, đặc biệt là trẻ em. Việc tuân thủ đúng liệu trình tiêm phòng ngừa sẽ giúp bảo vệ tối đa. Hãy cùng Youmed tìm hiểu các loại vắc-xin tiêm phòng viêm màng não qua bài viết dưới đây.

Các bệnh viêm màng não

Viêm màng não
Viêm màng não

Viêm màng não mô cầu

Bệnh viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu là bệnh có diễn biến nhanh, nếu không điều trị tích cực, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 24 giờ.

Biến chứng của bệnh này rất nguy hiểm như nhiễm trùng não, phù não, tăng áp lực sọ não, tổn thương thần kinh trung ương.

Trẻ em và trẻ sơ sinh là hai đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Ngoài ra, ai cũng có thể bị mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu.

Viêm màng não phế cầu

Bệnh viêm màng não do vi khuẩn phế cầu phổ biến ở trẻ em dưới 6 tuổi

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều di chứng thần kinh nặng nề như lác mắt, mù, câm, liệt chi, liệt nửa người, rối loạn tâm thần, động kinh…

Triệu chứng của bệnh này là sốt cao và đau đầu trong vài giờ hoặc 1-2 ngày đầu, nôn mửa, nhạy cảm ánh sáng, ăn không ngon, mất ngủ, rối loạn ý thức.

Viêm màng não do vi khuẩn Hib

Vi khuẩn này nguyên nhân gây bệnh viêm phổi nặng và viêm màng não mủ ở trẻ em.

Biến chứng của bệnh này nguy hiểm như câm, điếc, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ, khó khăn khi vận động…..

Viêm màng não do virus viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật bản là bệnh khá phổ biến ở châu Á. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị nên việc phòng là cách duy nhất. Phòng bệnh này bằng cách tiêm chủng đầy đủ và phòng muỗi đốt.

Những loại vắc-xin tiêm phòng viêm màng não hiện nay

Viêm màng não mô cầu

Vi khuẩn này được phân lập thành 13 chủng, trong đó ở nước ta thường gặp chủng A, B, C. Để ngăn ngừa nguy có viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu, trẻ em cần tiêm vắc -xin viêm màng não mô cầu AC và BC.

Hiện nay, nước ta phổ biến 2 loại vắc-xin phòng viêm não mô cầu là:

Vắc-xin viêm não mô cầu AC: giúp phòng bệnh não mô cầu tuýp A và C. mũi đầu tiên được tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi có tiếp xúc với người bệnh và trẻ 2 tuổi trở lên. Trong vòng 3-5 năm, tiêm nhắc lại 1 lần nữa.

Vắc-xin viêm não mô cầu AC
Vắc-xin viêm não mô cầu AC

Vắc-xin viêm não mô cầu BC: phòng bệnh não mô cầu tuýp B và C. Mũi đầu tiên được tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 45 tuổi, mũi thứ hai cách mũi đầu tiên 5 – 8 tuần.

Vắc-xin viêm não mô cầu BC
Vắc-xin viêm não mô cầu BC

Viêm màng não phế cầu

Vắc-xin phòng ngừa viêm màng não do phế cầu giúp phòng ngừa nhiều chủng phế cầu. Ngoài ra, vắc-xin này còn có thể ngăn ngừa bệnh viêm phổi, viêm xoang, nhiễm tùng huyết

Hiện nay, ở nước ta có 2 loại vắc-xin phòng viêm màng não do phế cầu khuẩn là vắc-xin Synflorix và vắc-xin Prevenar 13

Vắc-xin Synflorix giúp phòng ngừa 10 chủng phế cầu phổ biến nhất

Vắc xin prevenar 13 phòng các bệnh do phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae gây ra

Viêm màng não do vi khuẩn Hib

Vắc-xin Pentaxim 5 trong 1: phòng 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não do Hib

tiêm phòng viêm màng não
Vắc-xin Pentaxim-5

Vắc-xin phối hợp Quinvaxem 5 trong 1: được dùng nhắc lại cho trẻ trên 1 tuổi

Vắc-xin Infanrix Hexa 6 trong 1: ngoài 5 bệnh trên phòng thêm viêm gan B

Vắc-xin Hexaxim 6 trong 1: tương tự Infanrix Hexa 6 trong 1.

Viêm màng não do virus viêm não Nhật Bản

Vắc-xin Hexaxim
Vắc-xin Hexaxim

Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax là vắc-xin bất hoạt sản xuất tại Nhật

Vắc-xin Imojev là vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản thế hệ mới

tiêm phòng viêm màng não
Vắc-xin Imojev

Lịch tiêm phòng viêm màng não

Lịch tiêm viêm màng não phế cầu

Vắc-xin Synflorix được sử dụng theo 3 phác đồ sau:

Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi: phác đồ tiêm gồm 4 mũi

  • 3 mũi đầu tiên tiêm vào lúc trẻ 2-3-4 tháng tuổi
  • Mũi thứ 4 là mũi nhắc lại: tiêm sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3

Trẻ từ 7-11 tháng, chưa được tiêm vắc-xin phòng phế cầu trước đó: phác đồ tiêm gồm 3 mũi

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng
  • Mũi thứ 3 là mũi nhắc lại, tiêm hai tháng sau mũi thứ 2 và phải tiêm sau 1 tuổi

Trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi, chưa từng được tiêm phòng viêm màng não phế cầu trước đó: phác đồ tiêm gồm 2 mũi

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 2 tháng

Vắc-xin Prevenar 13

Trẻ em từ 6 tuần tuổi – 6 tháng tuổi (tiêm 3 liều cơ bản)

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.

Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.

Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng

Mũi nhắc lại: tiêm khi trẻ 11 – 15 tháng tuổi và cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng.

Lịch tiêm phòng viêm màng não do vi khuẩn Hib

Vắc-xin Pentaxim, Infanrix Hexa và vắc-xin Hexaxim tiêm khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi và nhắc lại lúc trẻ 16 – 18 tháng.

Lịch tiêm phòng viêm màng não do virus viêm não Nhật Bản

Lịch tiêm vắc-xin Jevax

  • Lịch tiêm mũi 1: tiêm càng sớm càng tốt sau 1 tuổi
  • Lịch tiêm mũi 2: sau mũi 1 từ 1 – 2 tuần
  • Lịch tiêm mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm
  • Lịch tiêm mũi 4: sau 3 – 4 năm nhắc lại một lần cho đến khi qua 15 tuổi.

Lịch tiêm vắc-xin Imojev

  • Lịch tiêm trẻ từ 9 tháng đến dưới 18 tuổi
  • Lịch tiêm mũi 1: tiêm càng sớm càng tốt sau 9 tháng
  • Lịch tiêm mũi 2: sau 12 tháng từ lúc tiêm mũi 1
  • Đối với người 18 tuổi trở lên
  • Tiêm 1 mũi duy nhất

Những lưu ý trước khi tiêm vắc-xin phòng viêm màng não

  • Thông báo với bác sĩ nếu từng bị dị ứng với bất kì thành phần nào của vắc-xin
  • Thông báo tiền sử bệnh cho bác sĩ
  • Nếu cảm thấy người tiêm không khỏe, đang bị các bệnh lý cấp tính hay sốt thì không được tiêm
  • Cần theo dõi biểu hiện của đối tượng vừa tiêm xong vì có thể gặp một số biểu hiện như tiêu chảy, sốt cao, nổi ban. Do đó cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
  • Trẻ em có thể bị đau, sưng đỏ chỗ tiêm, chán ăn, mệt mỏi, khóc…

Việc tiêm vắc-xin đầy đủ để bảo vệ sức khỏe là điều đáng được quan tâm. Trên đây là chi tiết các bệnh viêm não và vắc-xin phòng viêm não ở nước ta. Nếu còn thắc mắc bạn hãy liên lạc với bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ và tư vấn!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.webmd.com/children/vaccines/meningitis-vaccine-what-parents-should-know#:~:text=In%20the%20U.S.%2C%20three%20meningococcal,sold%20as%20Trumenba%20and%20Bexsero.
  2. https://www.webmd.com/children/meningococcal-meningitis-symptoms-causes-treatments-and-vaccines#1
  3. https://www.healthline.com/health/meningitis
  4. https://vnvc.vn/prevenar-13-vac-xin-phong-benh-viem-phoi-viem-mang-nao-viem-tai-giua-nhiem-khuan-huyet-phe-cau-khuan/
  5. https://www.cdc.gov/hi-disease/vaccination.html
  6. https://www.cdc.gov/hi-disease/vaccination.html
  7. http://tiemchungmorong.vn/vi/content/tiem-chung-day-du-de-phong-viem-nao-nhat-ban.html
  8. https://www.webmd.com/drugs/2/drug-14117/japanese-encephalitis-virus-vaccine-subcutaneous/details

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người