Những điều bạn cần biết về vắc-xin 6 trong 1
Nội dung bài viết
Vắc-xin 6 trong 1 là gì? Có thể phòng ngừa được những bệnh nào? Ai là người nên cần tiêm phòng với lịch tiêm phòng cụ thể ra sao? Cần lưu ý những gì về trước, trong và sau khi tiêm phòng? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kỹ về loại vắc-xin này trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!
Vắc xin 6 trong 1 là gì?
Vắc-xin 6 trong 1 là một trong những vắc-xin đầu tiên nên tiêm phòng cho trẻ, được tiêm tại đùi của trẻ. Vắc xin 6 trong 1 gồm những bệnh gì? Thông qua việc tiêm phòng loại vắc xin này có thể phòng ngừa được 6 bệnh sau:
- Bạch hầu.
- Bệnh viêm gan B.
- Bệnh bại liệt.
- Uốn ván.
- Ho gà.
- Vi khuẩn Hib (nguyên nhân gây viêm phổi, viêm màng não).
Thành phần trong vắc-xin
Vắc-xin 6 trong 1 được sử dụng ở Anh có tên là Infanrix Hexa. Ngoài các thành phần hoạt động (các kháng nguyên), thuốc còn chứa một lượng rất nhỏ các thành phần được thêm vào bao gồm:
- Natri Clorua (muối).
- Nhôm: Giúp tăng cường và kéo dài phản ứng miễn dịch với vắc-xin.
- Lactose và Medium 199: Chứa axit amin, muối khoáng và vitamin), cả hai đều được sử dụng làm chất ổn định.
Ngoài ra, trong vắc-xin cũng có thể chứa các thành phần:
- Formaldehyde: làm bất hoạt các loại vi-rút được sử dụng trong vắc-xin
- Protein: được chiết xuất từ nấm men được sử dụng để phát triển protein viêm gan B trong vắc-xin.
- Kháng sinh (neomycin và polymyxin): được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn (làm nhiễm độc vắc-xin trong quá trình sản xuất)
Lịch tiêm phòng vắc xin 6 trong 1
Nắm rõ thông tin lịch tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 là điều rất quan trọng. Tiêm đúng thời điểm, đủ mũi sẽ góp phần phòng chống bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ tối ưu nhất.
Theo đó, lịch tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 như sau:
- 3 mũi tiêm chính: Được tiêm lần lượt khi trẻ được 2, 3, 4 tháng. Mỗi mũi tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng.
- Mũi tiêm nhắc lại (mũi thứ 4): Cách mũi tiêm liền kề trước đó ít nhất 6 tháng. Tốt nhất là vào tháng 11 – 13.
- Mũi tiêm nhắc lại (Mũi thứ 5): Được tiêm khi trẻ từ 4 – 6 tuổi.
Cha mẹ nên cho trẻ tiêm đúng lịch trình, theo sự tư vấn và khuyến cáo của bác sĩ. Bên cạnh đó, có thể nhờ bác sĩ tư vấn để hiểu rõ hơn về lịch tiêm phù hợp theo thể trạng thực tế của trẻ.
Vắc xin 6 trong 1 có mấy loại?
Hiện nay, tại Việt Nam có 2 loại vắc xin 6 trong 1 đảm bảo chất lượng, được cấp phép lưu hành từ 2 nhà sản xuất:
- Vắc xin Infanrix Hexa: Được cấp phép lưu hành trên 70 quốc gia, do GlaxoSmithKline (GSK) sản xuất.
- Vắc xin Hexaxim: Được cấp phép lưu hành trên 113 quốc gia, do Sanofi Pasteur sản xuất.
Giá vắc xin 6 trong 1:
- Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa (Bỉ) có giá: 950.000 – 1.050.000 VNĐ/mũi.
- Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp) có giá: 950.000 – 1.050.000 VNĐ/mũi.
Lưu ý mức giá chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tuỳ thời điểm và phụ thuộc vào đơn vị cung cấp.
Vắc-xin 6 trong 1 hoạt động như thế nào?
Vắc-xin 6 trong 1 có khả năng hoạt động cao do có thể tạo ra khả năng miễn dịch tốt đối với bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, nhiễm trùng Hib, bại liệt và viêm gan B.
Mức độ an toàn của vắc-xin 6 trong 1
Vắc xin 6 trong 1 có an toàn không chính là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế, vắc-xin 6 trong 1 có độ an toàn cao. Đây là vắc-xin bất hoạt, có nghĩa là nó không chứa bất kỳ sinh vật sống nào. Do đó, nguy cơ vắc-xin gây bệnh cho trẻ là không có.
Ngoài ra, tác dụng phụ mà vắc-xin gây ra rất ít. Mặc dù thông thường trẻ sơ sinh hơi khó chịu sau khi tiêm, nhưng chúng cũng có thể bị đỏ, sưng tấy nhỏ ở chỗ tiêm.
Đối tượng nên tiêm phòng
- Được tiêm cho trẻ sơ sinh lúc 8, 12 và 16 tuần.
- Cần thiết khi lặp lại các liều tiêm vì điều này giúp cung cấp một phản ứng miễn dịch tốt ở hầu hết trẻ em.
Đối tượng không nên tiêm vắc-xin 6 trong 1
Đại đa số trẻ sơ sinh có thể tiêm vắc-xin 6 trong 1, nhưng có một số trường hợp không nên tiêm phòng vắc xin 6in1 bao gồm:
- Bị dị ứng với bất cứ thành phần nào trong vắc-xin.
- Không ổn định (sốt, không khỏe) tại thời điểm tiêm phòng.
- Trẻ có vấn đề về thần kinh, chẳng hạn cơn động kinh không kiểm soát.
Tác dụng phụ sau khi tiêm phòng vắc xin 6 trong 1
Các tác dụng phụ phổ biến sau tiêm bao gồm:
- Nôn.
- Cáu gắt.
- Cảm giác mất ngon miệng.
- Quấy khóc, khóc bất thường.
- Tình trạng đỏ, đau và/ hoặc sưng tại chỗ tiêm và/hoặc sốt. Tình trạng này phổ biến hơn ở liều thứ hai và thứ ba.
Một số tác dụng phụ thường gặp khác bao gồm:
- Bệnh tiêu chảy.
- Xuất hiện các vết bầm tím hoặc chảy máu tại chỗ tiêm
- Xuất hiện một cục sưng nhỏ, không đau tại chỗ tiêm. Nhưng thường biến mất và không gây nghiêm trọng.
Sốc phản vệ sau khi tiêm
Như với bất kỳ loại vắc-xin, thuốc hoặc thực phẩm, có rất ít khả năng xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ). Sốc phản vệ khác với các phản ứng dị ứng ít nghiêm trọng hơn vì sốc phản vệ gây ra các vấn đề về hô hấp và / hoặc lưu thông đe dọa tính mạng.
Tình trạng này luôn cực kỳ nghiêm trọng nhưng có thể được điều trị bằng adrenaline. Mặc dù sau khi tiêm mũi 6in1, rất ít trường hợp bị sốc phản vệ. Tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan, cần theo dõi thật kỹ tình trạng của trẻ sau khi tiêm để có thể xử trí kịp thời.
Chăm sóc trẻ sau tiêm
Phản ứng tại vị trí tiêm
Một số trẻ sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 sẽ bị sưng, đỏ hoặc xuất hiện một cục cứng nhỏ tại tiêm và có thể bị đau khi chạm vào. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ kéo dài 2 – 3 ngày và không cần điều trị.
Sốt
Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể >38 ° C. Tình trạng sốt sau tiêm chủng khá phổ biến ở trẻ em, nhưng thường nhẹ. Nếu chạm vào mặt trẻ mà cảm thấy nóng và trông đỏ hoặc đỏ ửng, bé có thể bị sốt. Có thể kiểm tra nhiệt độ của chúng bằng nhiệt kế.
Lưu ý nếu trẻ sốt sau khi tiêm phòng:
- Không đặt trẻ vào bồn tắm
- Không đặt quạt trước mặt trẻ
Lưu ý khi tiêm phòng
- Tốt nhất là cho trẻ sơ sinh được tiêm vắc-xin ở độ tuổi được khuyến nghị.
- Nếu đã lỡ hẹn tiêm vắc-xin 6 trong 1 cho trẻ thì lấy hẹn ngay lập tức để đưa trẻ đi tiêm. Nên nhớ không bao giờ là quá muộn để thực hiện tiêm phòng.
- Không cần hoãn tiêm phòng nếu trẻ bị bệnh nhẹ, chẳng hạn như ho hoặc cảm lạnh không có nhiệt độ.
- Nếu bé đã từng bị co giật hoặc bị đau trong vòng 72 giờ sau khi tiêm vắc-xin trước đó. Hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.
Vắc-xin 6 trong 1 với tính năng vượt trội có thể giúp phòng được 6 bệnh. Tuy nhiên, sau tiêm phòng, mỗi trẻ có mỗi biểu hiện khác nhau. Nhìn chung thường sẽ bị phản ứng nơi tiêm hoặc bị sốt, nghiêm trọng hơn có thể gây tình trạng sốc phản vệ. Do đó, hãy luôn thông báo tình hình trẻ trước khi tiêm và theo dõi tình trạng sau tiêm để có thể chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
- https://vk.ovg.ox.ac.uk/vk/6-in-1-vaccine
- https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/6-in-1-infant-vaccine/
- https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/6-in-1-infant-vaccine/
- https://www.medicines.org.uk/emc/files/pil.2586.pdf
- https://assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/853210/PHE_what_to_expect_after_vaccination_English.pdf