YouMed

Vắc-xin phế cầu Synflorix (Bỉ): Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Vắc-xin phế cầu Synflorix mang đến tác dụng tạo miễn dịch chủ động cho trẻ nhỏ từ 6 tuần đến 5 tuổi. Loại vắc-xin này có thể giúp phòng ngừa các bệnh gây ra cho trẻ bởi phế cầu Streptococcus pneumoniae. Trong đó, điển hình là các bệnh như hội chứng viêm não màng não, viêm phổi, tình trạng nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp tính. Cần lưu ý những gì khi tiêm vắc-xin phế cầu Synflorix?  

Công dụng của vắc-xin phế cầu Synflorix

Thực hiện tiêm vắc-xin phế cầu Synflorix cho các đối tượng là trẻ em từ 6 tuần đến 5 tuổi.

Vắc-xin này sau khi chích có thể giúp trẻ phòng ngừa các bệnh gây ra do các phế cầu loại huyết thanh 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 19F và 23F. Cụ thể gồm các bệnh:

  • Trẻ bị nhiễm trùng.
  • Bệnh viêm màng não.
  • Các trường hợp viêm phổi.
  • Tình trạng nhiễm khuẩn huyết.
  • Viêm tai giữa cấp tính.

Ngoài ra, sau tiêm phòng trẻ có thể chủ động phòng được bệnh viêm tai giữa cấp tính do vi khuẩn Haemophilus influenza không xác định tuýp.

synflorix

Tiêm vắc- xin phế cầu Synflorix giá bao nhiêu?

Theo trung tâm tiêm chủng VNVC, chi phí tiêm phòng vắc-xin phế cầu Synflorix có giá tham khảo như bảng dưới đây:

Phòng bệnh Tên vắc xin Nước sản xuất Giá bán lẻ (vnđ) Giá mua đặt giữ
Các bệnh do phế cầu Synflorix Bỉ 1.045.000 1.254.000

Các bệnh dễ mắc phải khi không tiêm phòng vắc-xin phế cầu khuẩn Synflorix

Nếu không tiêm phòng vắc-xin phế cầu Synflorix trẻ có thể bị mắc một trong các bệnh dưới đây.

Bệnh do các phế cầu loại huyết thanh 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 19F và 23F:

  • Nhiễm trùng.
  • Viêm màng não.
  • Các trường hợp viêm phổi.
  • Bị nhiễm khuẩn huyết.
  • Viêm tai giữa cấp tính.

Ngoài ra, trẻ có thể bị bệnh viêm tai giữa cấp tính do vi khuẩn Haemophilus influenza không xác định tuýp.

Lịch tiêm vắc-xin phế cầu Synflorix

Tùy vào từng độ tuổi mà lịch tiêm phòng vắc-xin phế cầu Synflorix trên mỗi trẻ sẽ khác nhau:

Trẻ từ 6 tuần – 6 tháng tuổi

Liệu trình 3 + 1: được khuyến nghị sử dụng để đem lại hiệu quả tối ưu:

  • Có thể bắt đầu tiêm mũi đầu tiên từ lúc 6 tuần tuổi.
  • Thực hiện liều tiêm thứ 2 cách liều thứ 1 tối thiểu 1 tháng.
  • Sau đó, tiêm mũi thứ 3 cách liều thứ 2 tối thiểu cũng 1 tháng.
  • Thực hiện mũi tiêm nhắc lại cách mũi tiêm thứ 3 tối thiểu 6 tháng.

Liệu trình tiêm chủng 2 + 1:  được sử dụng để thay thế phác đồ 3 +1:

  • Có thể bắt đầu tiêm mũi đầu tiên từ lúc 6 tuần tuổi.
  • Thực hiện liều tiêm thứ 2 cách mũi tiêm đầu tiên tối thiểu 2 tháng.
  • Thực hiện mũi tiêm nhắc lại cách mũi tiêm thứ 2 tối thiểu 6 tháng.

Lưu ý: đối với trẻ sinh non, ít nhất là sinh non từ 27 tuần tuổi  cần chú ý:

  • Thực hiện chủng ngừa vắc-xin Synflorix khi trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Khuyến nghị sử dụng phác đồ cơ bản 3 + 1 được trình bày như trên.
Lịch tiêm phòng theo từng độ tuổi cho bé
Lịch tiêm phòng theo từng độ tuổi cho bé

Trẻ từ 7 tháng – 11 tháng tuổi

  • Thực hiện mũi tiêm đầu tiên vào thời điểm được bác sĩ chỉ định.
  • Tiêm mũi thứ 2 cách liều mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng.
  • Thực hiện tiêm liều nhắc lại vắc-xin phế cầu Synflorix khi trẻ > 1 tuổi. Lưu ý, mũi tiêm nhắc lại cách liều tiêm thứ 2 tối thiểu 2 tháng.

Đối với trẻ lớn từ 1 – 5 tuổi và chưa tiêm trước đó

  • Áp dụng lịch trình tiêm 2 liều vắc-xin phế cầu Synflorix cho trẻ.
  • Với mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm thứ nhất tối thiểu 2 tháng.
  • Lưu ý, không cần phải tiêm mũi nhắc lại.

Những lưu ý khi tiêm vắc-xin phế cầu Synflorix

Trước trong và sau quá trình tiêm, cần phải để bác sĩ khám theo dõi cho trẻ cẩn thận. Lưu ý, chỉ thực hiện tiêm phòng khi có chỉ định của bác sĩ để tránh các trường hợp không hay xảy ra. Cụ thể đó là các trường hợp:

Chống chỉ định tiêm vắc-xin phế cầu Synflorix cho trẻ bị quá mẫn cảm với thành phần của vắc-xin.

Hoãn tiêm với những trẻ đang sốt cao cấp tính.

Lưu ý, không nên tiêm vắc-xin phế cầu Synflorix theo đường tĩnh mạch hoặc đường trong da với bất kỳ hoàn cảnh nào.

Ngoài ra, cần thận trọng khi tiêm đối với trường hợp trẻ bị giảm tiểu cầu hoặc mắc các bệnh rối loạn về máu

Cần chú ý: thực hiện tiêm phòng vắc- xin phế cầu Synflorix không thể thay thế được liệu trình tiêm chủng thường quy với các loại vắc-xin bạch hầu, uốn ván và Hib.

Với trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có thể sẽ làm giảm mức độ đáp ứng của kháng thể đối với miễn dịch chủ động.

Trường hợp trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh do phế cầu gây ra nên được tiến hành tiêm vắc-xin từ khi trẻ <2 tuổi.

Không những vậy, chú ý đến nguy cơ ngừng thở và cần phải theo dõi hô hấp trong vòng 48 – 72h sau khi chỉ định tiêm phòng:

  • Cho các đối tượng trẻ sinh non tháng , trẻ ≤ 28 tuần tuổi thai kỳ.
  • Đặc biệt là đối với các trẻ có vấn đề về hô hấp trước đó.

Với nhân viên y tế cần phải chuẩn bị các phương tiện đề phòng sốc phản vệ khi tiêm vắc-xin cho trẻ.

Tác dụng phụ có thể có sau tiêm của vắc-xin phế cầu Synflorix

Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng vắc-xin phế cầu Synflorix cho trẻ mà bố mẹ cần phải biết để xử lý.

Thường gặp

  • Trẻ có biểu hiện chán ăn.
  • Tình trạng chóng mặt.
  • Trẻ bị đau, đỏ và sưng ở chỗ tiêm.
  • Có thể bị sốt cao >38 ºC.

Các tác dụng ít gặp khác như

  • Tình trạng trẻ bị chai cứng chỗ tiêm.
  • Sốt cao > 39 ºC.
Những tác dụng phụ có thể gặp phải sau tiêm vắc-xin
Những tác dụng phụ có thể gặp phải sau tiêm vắc-xin

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Lưu ý đến các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng cần được theo dõi cẩn thận nếu mắc phải như sau

  • Tình trạng viêm da dị ứng.
  • Trẻ bị viêm da không điển hình, chàm.
  • Có thể bị co giật và không do sốt.
  • Nổi phát ban, mày đay.
  • Giảm trương lực, giảm đáp ứng.

Tương tác vắc-xin phế cầu Synflorix

Vắc-xin phế cầu Synflorix hoàn toàn có thể tiêm đồng thời cùng với các vắc-xin khác như:

  • Vắc-xin bạch hầu, ho gà vô bào, viêm gan B.
  • Vắc-xin bại liệt bất hoạt.
  • Những loại vắc-xin phòng các bệnh do Hib.
  • Các vắc-xin viêm gan B.
  • Các vắc-xin sởi – quai bị – rubella.
  • Vắc-xin thủy đậu.
  • Lưu ý vắc-xin não mô cầu.
  • Vắc-xin rotavirus.

Tuy nhiên, mặc dù không gây tương tác nhưng trẻ cần phải được tiêm phòng vắc-xin vào vị trí khác chỗ đã tiêm vắc-xin phế cầu.

Tóm lại, bố mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm tiêm chủng để được thăm khám và sàng lọc cẩn thận trước khi quyết định tiêm phòng vắc-xin phế cầu Synflorix. Ngoài ra, phải chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm, nếu có gì bất thường nên đưa trẻ đến bệnh viện để được xử trí kịp thời nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Vắc-xin Synflorixhttps://vnvc.vn/synflorix-vac-xin-phong-viem-nao-viem-phoi-nhiem-khuan-huyet-viem-tai-giua-h-influenzae-khong-dinh-tuyp/

    Ngày tham khảo: 22/06/2021

  2. Chi phí tiêm phònghttps://vnvc.vn/bang-gia/

    Ngày tham khảo: 22/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người