YouMed

Những điều bạn cần biết về bấm huyệt chữa vẹo cổ

bác sĩ nguyễn thị huyền
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Huyền
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Cổ vẹo, hay vẹo cổ, là tình trạng cổ bị vẹo và nghiêng một cách đau đớn. Chứng vẹo cổ đôi khi tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này có khả năng tái phát. Vậy có cách nào làm giảm đau đớn, cũng như chữa vẹo cổ hay không? Mời các bạn tham khảo thêm thông tin về bấm huyệt chữa vẹo cổ qua bài viết sau đây của bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Huyền nhé.

Nguyên nhân gây vẹo cổ

Các công việc hàng ngày khó thực hiện vì chứng vẹo cổ mãn tính có thể gây ra các cơn đau. May mắn thay có thể giảm đau và cứng khớp nhờ thuốc và các liệu pháp. Tình trạng bệnh đôi khi cũng có thể điều chỉnh nhờ phẫu thuật. Nếu được điều trị sớm thì bệnh có khả năng điều trị thành công nhất. Điều này đặc biệt đúng đối với đối tượng là trẻ em.1

Tình trạng vẹo cổ có thể khiến người bị đau nhức và khó chịu
Tình trạng vẹo cổ có thể khiến người bị đau nhức và khó chịu

Cổ vẹo có thể được di truyền. Nó cũng có thể là do tổn thương nguồn cung cấp máu cho cổ hoặc tổn thương cơ. Vẹo cổ cũng có thể phát triển trong bụng mẹ. Nếu đầu của thai nhi ở sai vị trí, tình trạng vẹo cổ có thể xảy ra.

Bất kỳ ai cũng có thể bị vẹo cổ sau khi bị chấn thương cơ hoặc hệ thần kinh. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, nguyên nhân của chứng vẹo cổ là không rõ. Điều này được gọi là vẹo cổ vô căn.1

Vì sao bấm huyệt có thể chữa vẹo cổ?

Cơ chế tác dụng của bấm huyệt tác động theo các thuyết kinh mạch; cơ chế kiểm soát cổng; thư giãn giảm đau nhờ cơ chế sinh hóa tiết ra các hormone. Do đó, việc chữa bệnh của bấm huyệt dựa trên tác động cơ chế; nên bấm huyệt chữa vẹo cổ có hiệu quả điều trị.2

Xem thêm: Liệu bạn đã biết vì sao bấm huyệt có thể chữa bệnh?

Bấm huyệt chữa vẹo cổ có hiệu quả?

Hiện vẫn chưa có các nghiên cứu về tác dụng bấm huyệt chữa vẹo cổ. Tuy nhiên theo các cơ chế tác dụng ghi nhận trong các sách giảng dạy giải thích; thì bấm huyệt có tác dụng trong việc điều trị vẹo cổ.2

Nghiên cứu tác động vào các huyệt để chữa vẹo cổ bằng châm cứu cho thấy hiệu quả thu lại rất tốt.3 Tương tự như phương pháp châm cứu; bấm huyệt cũng tác động vào các huyệt vị giúp giải quyết vấn đề vẹo cổ. Từ đó kích hoạt các cơ chế tác dụng của bấm huyệt; mang lại hiệu quả điều trị vẹo cổ một cách hữu hiệu.

Bấm huyệt có thể giúp thư giãn và giảm các cơn đau tại vùng cổ
Bấm huyệt có thể giúp thư giãn và giảm các cơn đau tại vùng cổ

Cách bấm huyệt chữa vẹo cổ

Để thực hiện bấm huyệt chữa vẹo cổ, bạn hãy làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Thư giãn và hít thở sâu. Hãy lưu ý chọn một không gian thoải mái và yên tĩnh để thực hành bấm huyệt.
  • Bước 2: Dùng một lực ấn sâu và chắc để xoa bóp các điểm mà bạn đã xác định được để điều trị chứng vẹo cổ. Tốt nhất là bạn nên xoay các ngón tay của bạn theo chuyển động tròn; hoặc chuyển động lên và xuống trong ba đến bốn phút tại mỗi điểm; tập trung vào từng điểm một. Nếu bạn cảm thấy đau tăng mạnh ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể trong quá trình điều trị; hãy dừng lại ngay.
  • Bước 3: Lặp lại liệu pháp mát xa trong suốt cả ngày nếu bạn cảm thấy chúng có hiệu quả. Không có giới hạn về số lần mỗi ngày bạn thực hành bấm huyệt.

Một số huyệt thường dùng trong bấm huyệt chữa vẹo cổ

Dưới đây là một số các điểm huyệt có tác dụng đối với một số loại đau cổ khác nhau. Hãy nhớ rằng trong bấm huyệt, toàn bộ cơ thể được kết nối với nhau. Điều đó có nghĩa là không có gì lạ nếu bạn kích thích một bộ phận của cơ thể để kích hoạt, hoặc tác động hướng đến điều trị một bộ phận khác trên cơ thể.

Kiên tỉnh (GB21)

Kiên tỉnh nằm trong cơ vai của bạn, khoảng nằm giữa cổ và điểm bắt đầu cánh tay. Điểm này đã được sử dụng trong các nghiên cứu châm cứu thành công về chứng đau đầu và căng cơ. Kiên tỉnh cũng có thể điều trị thành công tình trạng đau nhức hoặc cứng cổ. Lưu ý rằng kích thích điểm này có thể gây chuyển dạ; vì vậy không nên kích thích nó để giảm đau cổ khi người bệnh đang mang thai.

Hợp cốc (L14)

Điểm Hợp cốc nằm trên nếp gấp của da giữa ngón cái và ngón trỏ của bạn. Các chuyên gia bấm huyệt khẳng định rằng; việc kích thích điểm này có thể làm giảm cơn đau ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể; bao gồm cả cổ của bạn. Lưu ý: Nếu bạn đang mang thai, tránh kích thích điểm này.

Bấm huyệt Huyệt cốc có thể giúp giảm cơn đau do vẹo cổ gây ra
Bấm huyệt Huyệt cốc có thể giúp giảm cơn đau do vẹo cổ gây ra

Phong trì (GB20)

Phong trì ở phía sau dái tai; về phía đỉnh cổ và đáy hộp sọ của bạn. Các thầy thuốc sử dụng điểm này để điều trị mọi thứ từ mệt mỏi đến đau đầu. Kích thích điểm áp lực này có thể cải thiện tình trạng cứng cổ do ngủ ở tư thế không thoải mái.

Trung chữ (TE3)

Điểm Trung chữ nằm giữa các xương bàn ngón tay út và ngón đeo nhẫn của bạn. Điểm áp lực này có thể kích thích các phần khác nhau của não; thúc đẩy tuần hoàn và giải phóng căng thẳng. Kích thích điểm này để giảm đau cổ do căng thẳng hoặc căng cơ.

Thiên trụ

Điểm này được tìm thấy ở hai bên cổ; ở đáy sọ và cách xương sống của bạn khoảng 3cm. Kích thích điểm này có thể giải phóng tắc nghẽn – có thể là nguyên nhân gây đau cổ.4

Quy trình điều trị trong bao lâu?

Tùy vào đáp ứng điều trị trên lâm sàng và tình trạng của bệnh nhân; mà có phác đồ châm cứu, bấm huyệt cụ thể, cũng như thời gian và lựa chọn huyệt. Các bạn hãy đến các cơ sở uy tín về chuyên ngành y học cổ truyền để được bác sĩ tư vấn.

Chỉ định, chống chỉ định bấm huyệt chữa vẹo cổ

Sử dụng các huyệt trên khi bạn bị cứng và đau cổ. Tốt hơn hết các bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên ngành Y học cổ truyền; để được thăm khám hướng dẫn cụ thể một cách trực tiếp.

Bấm huyệt hầu như khá là an toàn; là một loại phương pháp điều trị không xâm nhập. Tuy nhiên, nếu có vấn đề chấn thương ở những vị trí huyệt thì không nên tiến hành dây ấn; vì nó có thể khiến cho vấn đề trầm trọng hơn.

Lưu ý, kiêng kỵ khi bấm huyệt chữa vẹo cổ

Việc thực hiện bấm huyệt chữa vẹo cổ khá là dễ dàng. Lưu ý là lực bấm các huyệt phải tác động đến khi có cảm giác tức nặng; người được bấm huyệt có cảm giác dễ chịu.

Ở những trường hợp có các tổn thương da trên bề mặt các huyệt, hay đang mắc các bệnh lý da liễu; thì không nên tác động. Ví dụ như viêm nhiễm trên vùng da tại huyệt, tổn thương nổi mụn nước; thì không nên thao tác bấm huyệt.

Những phương pháp đông y khác điều trị vẹo cổ

Ngoài ra trong đông y còn có các phương pháp khác để chữa vẹo cổ như nhĩ châm; dùng thuốc sắc, châm cứu…Tùy theo những vấn đề trên bệnh nhân mà một liệu trình điều trị phù hợp sẽ được bác sĩ đưa ra.

Xem thêm: Châm cứu chữa vẹo cổ cấp: Tác dụng, cách châm cứu và lưu ý

Châm cứu là một phương pháp đông y có thể làm giảm các triệu chứng của vẹo cổ
Châm cứu là một phương pháp đông y có thể làm giảm các triệu chứng của vẹo cổ

Trên đây là một vài thông tin về cách bấm huyệt chữa vẹo cổ hiệu quả. Hy vọng các bạn có thể thực hành tại nhà thường xuyên thông qua bài viết này. Nếu có những thắc mắc và muốn được khám chữa vẹo cổ bằng Y học cổ truyền; bạn hãy đến các cơ sở chuyên ngành uy tín để được điều trị đúng cách và hiệu quả.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Wry Neck (Torticollis)https://www.healthline.com/health/torticollis

    Ngày tham khảo: 29/11/2021

  2. Giáo trình Châm cứu học, Khoa y học cổ truyền, Đại học Y dược huế

    Ngày tham khảo: 29/11/2021

  3. Acupuncture for acute torticollis: a pilot studyhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14696683/

    Ngày tham khảo: 29/11/2021

  4. How to Relieve Neck Pain with Acupressure: Five Pressure Pointshttps://www.healthline.com/health/pressure-points-for-neck#pressure-points

    Ngày tham khảo: 29/11/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người