YouMed

Cách chữa sâu răng cho bà bầu hiệu quả

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Mang thai là giai đoạn thiêng liêng nhất của cuộc đời mà phụ nữ trải qua. Tuy nhiên, quá trình mang thai cũng đem lại cho bà bầu vô số khó khăn, thử thách. Bên cạnh những cơn nghén, nôn ói, đau đầu; sâu răng cũng rất ảnh hưởng lớn đến người mẹ lẫn thai nhi. Sâu răng gây khó chịu, tác động đến sức khỏe của người mẹ. Triệu chứng trên còn ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, bà bầu không thể tùy tiện chữa sâu răng trong giai đoạn mang thai. Từ đó dẫn đến bà bầu thường hay lo lắng cho sức khỏe của mình và em bé. Vậy thì liệu bạn đã biết những cách chữa sâu răng cho bà bầu này?

Triệu chứng đau răng ở bà bầu

Những nguyên nhân sâu răng khác nhau có thể gây ra những biểu hiện triệu chứng khác nhau. Dựa vào những nguyên nhân có thể đưa ra được những cách chữa sâu răng cho bà bầu. Một số cảm giác đau răng điển hình mà bà bầu có thể gặp phải như sau:

  • Đau nhói liên tục hoặc đột ngột, đau khi cắn lại
  • Răng nhạy cảm, ê buốt khi dùng thức ăn, đồ uống nóng, lạnh, ngọt
  • Sốt hoặc đau đầu
  • Có thể nhìn thấy lỗ hổng trên răng
  • Dịch hôi hoặc mủ chảy ra tại vị trí răng đau
  • Sưng xung quanh răng

    Bà bầu bị sâu răng
    Bà bầu bị sâu răng

Nguyên nhân bà bầu bị đau răng

Khi mang thai, cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi. Điển hình là sự thay đổi nội tiết tố. Ví dụ như sự gia tăng Estrogen và Progesterone khiến các mảng bám răng dễ tích tụ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nướu khi mang thai mà bà bầu có thể mắc bệnh nha chu. Đây chính là bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng, làm phá hủy xương ổ răng và có thể dẫn tới mất răng. Điều này thường xảy ra khoảng 75% ở phụ nữ mang thai. Vì vậy bà bầu bị sâu răng rất phổ biến.

Nội tiết tố ở nữ thay đổi khi mang thai
Nội tiết tố ở nữ thay đổi khi mang thai

Do lượng canxi trong cơ thể mẹ bầu thay đổi liên tục và thường thiếu hụt khi phải cung cấp cho thai nhi nên răng cũng bị yếu đi và dễ dàng bị vi khuẩn có hại xâm nhập, gây bệnh sâu răng cho bà bầu.

Việc mang thai cũng có thể làm thay đổi thói quen ăn uống của bà bầu. Nếu bà bầu thường xuyên tìm đến những thức ăn, đồ uống nhiều đường hoặc nhiều carbohydrate để thỏa mãn cảm giác thèm ăn; thì nguy cơ sâu răng ở bà bầu khá cao.

Nếu bà bầu thường xuyên mắc chứng trào ngược axit, ốm nghén, nôn mửa; thì axit có thể từ từ làm hỏng men răng, từ đó gây tình trạng ê buốt răng.

Với các nguyên nhân trên, nếu bà bầu bị sâu răng thì chữa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở đoạn tiếp theo nhé!

Cách chữa sâu răng cho bà bầu

Đến gặp bác sĩ nha khoa

Bà bầu bị sâu răng tốt nhất nên đến gặp nha sĩ
Bà bầu bị sâu răng tốt nhất nên đến gặp nha sĩ

Nếu mẹ bầu bị sâu răng thì đừng chịu đựng nhé, mà cách chữa sâu răng cho bà bầu đầu tiên và quan trọng nhất là hãy đến gặp bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt. Đừng quên đề cập với bác sĩ nha khoa rằng bạn đang mang thai.

Chụp X-quang

Việc chụp X-quang  nha khoa và một số thủ thuật nha khoa khác chỉ diễn ra khi thực sự cần thiết cho việc điều trị và chữa sâu răng cho bà bầu. Và tất nhiên bác sĩ sẽ cung cấp những dụng cụ hỗ trợ để bảo vệ thai nhi khỏi tác động của tia X-quang.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bà bầu và thai nhi mà bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra lời khuyên nên điều trị trực tiếp hay trì hoãn bằng một số phương pháp khác cho đến khoảng 3 tháng giữa thai kỳ. Điều này có thể xảy ra nếu bà bầu cần điều trị tủy răng, nhổ răng nhiễm trùng hoặc cần gây tê tại chỗ.

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng là cách chữa và ngăn ngừa sâu răng tốt nhất cho bà bầu
Vệ sinh răng miệng là cách chữa và ngăn ngừa sâu răng tốt nhất cho bà bầu

Vệ sinh răng miệng định kỳ không gây hại cho thai nhi và phụ nữ mang thai. Vì vậy bà bầu vẫn có thể lên lịch vệ sinh răng miệng định kỳ như bình thường. Điều này sẽ giúp bà bầu loại bỏ tình trạng ê buốt răng do quá nhiều mảng bám. Đồng thời, vệ sinh răng cũng điều trị viêm nướu và chữa sâu răng cho bà bầu. Chính vì vậy, bác sĩ khuyên bà bầu nên vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn trong khi mang thai, có thể là 3 tháng 1 lần.

Thuốc giảm đau răng:

Hiệp hội American Pregnancy Association khuyến nghị tất cả bà bầu muốn chữa sâu răng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kì loại thuốc không kê đơn nào. Do một số thuốc giảm đau răng có thể gây nguy cơ dị tật bẩm sinh và các biến chứng khác ở em bé. Vì vậy hãy thông báo rằng bạn đang mang thai với bác sĩ khi đến khám răng.

Phương pháp tự nhiên:

Bên cạnh những cách chữa sâu răng cho bà bầu tối ưu đã trình bày ở trên, bà bầu có thể thử một số biện pháp chữa đau răng tại nhà. Các chuyên gia đã chọn lọc và đưa ra vài cách chữa đau răng an toàn tại nhà cho bà bầu như: nước muối ấm, chườm nước đá,…

Tuy nhiên các cách chữa trị đau răng tại nhà chỉ sử dụng để chữa đau răng cho bà bầu ngay lập tức và cũng là biện pháp phòng ngừa đau răng. Nếu cơn đau hoặc chảy máu răng không giảm bớt, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để hỏi ý kiến sớm nhất.

Tóm lại, sức khỏe răng miệng của bà bầu là một phần quan trọng đối với sức khỏe chung của mẹ và sức khỏe của thai nhi. Đây là lí do tại sao, để có sức khỏe răng miệng tốt trong thời kỳ mang thai, tránh ảnh hưởng đến thai nhi, các mẹ nên biết cách chữa sâu răng cho bà bầu sao cho tốt nhất.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-teeth-pain
  2. https://www.colgate.com/en-us/oral-health/oral-care-during-pregnancy/avoiding-a-toothache-during-pregnancy
  3. https://crest.com/en-us/oral-health/life-stages/pregnancy/toothache-during-pregnancy-causes-treatments

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người