Cây Tỏi trời: Vị thuốc quý hiếm mang ý nghĩa thuần khiết
Nội dung bài viết
Tỏi trời không chỉ là loài thực vật làm cảnh mà còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả như sưng, đau nhức do bong gân, trật khớp… Bài viết sau của Bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền Phạm Lê Phương Mai sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
Giới thiệu về Tỏi trời
- Tên gọi khác: Tiểu tông bao, thoát bào lan, phệ ma thảo, tế độc (Vân Nam).
- Tên khoa học: Veratrum mengtzeanum Loes. f.
- Tên dược liệu: Lycoris aurea (L’Her.) Herb.
- Họ khoa học: Thuộc họ Bách hợp (Liliaceae).
1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái
Loài cây này có bắt nguồn từ Trung Quốc, Lào, Nhật Bản và sau này chúng mọc phổ biến tại Việt Nam. Cây Tỏi trời phân bố nhiều ở Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam… chủ yếu ở ven đường hoặc trong rừng. Tại Việt Nam, dễ tìm thấy các cánh đồng cây Tỏi trời tại Hà Giang.
Cây được nhân giống bằng củ. Thu hoạch cây thường vào mùa đông.
Mùa hoa từ tháng 7 – 8, mùa quả từ tháng 9 – 10.
Khi hoa nở thì không thấy lá và ngược lại. Cây Tỏi trời có hoa đẹp mắt nên thường được trồng để trang trí cảnh quan tại các khu vực vườn hoa, công viên, làm đẹp cho công trình.
2. Mô tả toàn cây
Là loài cây thân cỏ sống lâu năm, thân cao đạt 1 – 3m. Gốc cây to khoảng 0,7 – 1cm, có tông màu xám hoặc có bao mạc màu trắng. Sau khi bao này khô chết đi thường phần trên sẽ nứt rách tạo thành lưới.
Lá phần dưới nhiều, hẹp tròn dài hoặc dạng đới, dài khoảng 22 – 50cm, rộng khoảng 1 – 3cm. Đỉnh nhọn cùn, đáy lá không có cọng, 2 mặt lá không có lông.
Cụm hoa dạng tháp hình tròn dùi, dài khoảng 16 – 30 cm (có khi lên đến 50cm). Hoa trong cụm mọc thưa, trục cụm hoa bên to thô. Toàn bộ trục và trục nhánh có lông che phủ. Có nhiều hoa, hoa mọc thưa, màu vàng nhạt có dọc trắng. Hoa có 6 cánh, khá to, cánh dầy, cánh bầu dục hoặc hình thìa, dài khoảng 8 – 12mm, rộng 4 – 6mm. Nhụy đực có 6 cái, chỉ nhị dạng sợi, bao phấn hình hạt đậu. Bầu nhụy không có lông, ống nhị có 3 cái, đa số cong ra ngoài, đầu ống nhỏ.
Quả hình trứng, hạt có góc.
Cây Tỏi trời được thu hoạch vào mùa thu đông. Sau đó đem đi rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi làm thuốc.
3. Bảo quản
Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh mối mọt.
Ngoài Tỏi trời, Tỏi tây là loại gia vị có tác dụng trị bệnh. Bạn có thể xem thêm tại: Tỏi tây: Không chỉ là loại gia vị quen thuộc.
Thành phần hóa học và tác dụng
1. Thành phần hóa học
Tỏi trời là loài thân hành có chứa các giàu alcaloid như lycorine, lycorenine, galanthamine, lycoramine, homolycorine, tazettine, pscandolycorine,…
Gốc thân chứa veramarine, protoveratrine A…
2. Tác dụng Y học hiện đại
Hỗ trợ hạ áp: Khi tiêm cho động vật như chó, mèo, thỏ thì có tác dụng hạ áp, chưa phát hiện thấy tác dụng phụ do tác dụng thuốc nhanh .
Hoa giảm sưng, giảm đau thấp khớp và phù nề. Do mùi hương giống tỏi nên chuột và côn trùng không thích đến gần. Ngoài tỏi trời, Uy linh tiên cũng là vị thuốc giảm đau hiệu quả.
Thep tạp chí Weed biology and management, chứng minh lá cây tỏi trời được kiểm nghiệm có chứa chiết xuất nước gây ức chế phát triển nhiều loài cây xung quanh. Do đó tại những khu vực có cây tỏi trời mọc thường không có sự xuất hiện của cỏ dại hay những loài cây dại khác.
Củ thường dùng làm thuốc. Các hoạt chất như lycopene và galantamine trong củ sẽ giúp giảm đau, sưng, chống viêm, giảm nôn, an thần…
3. Tác dụng Y học cổ truyền
Vị đắng, tê lưỡi, tính hàn. Tác dụng giảm sưng, giảm đau, hoạt huyết, chỉ huyết (cầm máu).
Chủ trị: Trong y học dân gian, Tỏi trời thường được dùng để trị chứng bong gân trật khớp, đau do phong thấp, chữa gãy xương, ghẻ lở, chảy máu ngoài…
Cách dùng và liều dùng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Cây Tỏi trời thường dùng ngoài da, lấy gốc, sau đó giã nát đắp. Mỗi ngày sử dụng khoảng 0.45 – 0.6g, nên chỉnh lượng phù hợp.
Kiêng kỵ:
Hoa Tỏi trời có hoa rất độc, nhỡ ăn phải sẽ sinh ra nói bừa bãi, hàm hồ. Độc tính của hoa đến từ các chất hóa học như lycopene và galantamine. Nếu như được sử dụng không đúng, liều dùng quá mức cho phép dễ gây ức chế thần kinh.
Một số bài thuốc kinh nghiệm
1. Hỗ trợ cá bệnh hô hấp, ho đờm, họng khô đau, phế hư
Tỏi trời 4g, Xuyên bối mẫu 4g, Thục địa 12g, Bạch thược 4g, Sinh địa 8g, Đương quy 4g, Mạch môn 6g, Huyền sâm 3g, Cát cánh 3g, Cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. (Bách hợp cố kim thang)
2. Dùng ngoài trị đau nhức, sưng do bong gân, trật khớp
Cây Tỏi trời lấy gốc, sau đó giã nát đắp.
Tỏi trời là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
- Đỗ Huy Bích , Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiền, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
- Li-Jun Han, Ying-Ying Liu, Ying-Min Zhang, Cong-Wei Yang, Zi-GangQian & Guo-Dong Li (2019). The complete chloroplast genome andphylogenetic analysis of Veratrum mengtzeanumLoes. F. (Liliaceae). Mitochondrial DNA Part B, 4:2, 4170-4171.
- Miaohua Quan & Juan Liang. The influences of four types of soil on the growth, physiological and biochemical characteristics of Lycoris aurea (L’ Her.) Herb. Scientific Reports volume 7, Article number: 43284 (2017).