YouMed

Cây Xương khỉ: Khắc tinh của nọc rắn

Bác sĩ TRẦN THỊ KIỀU VÂN
Tác giả: Bác sĩ Trần Thị Kiều Vân
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Xương khỉ được biết đến là cỏ rắn thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Xương khỉ có nhiều tiềm năng trong y học cổ truyền để điều trị mề đay, mẩn ngứa ngoài da, các tổn thương do virus Herpes simplex, côn trùng và rắn cắn ở một số nước Đông Nam Á. Bài viết này tóm tắt công dụng làm thuốc, hóa thực vật và dược lý của Xương khỉ từ đó khám phá tiềm năng chữa bệnh của nó.

1. Giới thiệu cây Xương khỉ

Tên khoa học: Clinacanthus nutans Lindau.

Ngoài ra Clinacanthus burmanni Nees, Clinacanthus burmanni var. robinsonii Benoist cũng là từ đồng nghĩa của C. nutans (Burm. f.) Lindau.

Họ Acanthaceae (Ô rô) là một trong những họ hàng đầu của thực vật có hoa hai lá mầm. Họ Ô rô bao gồm 250 chi và khoảng 2500 loài.

Clinacanthus nutans (C.nutans ) Lindau là một trong những loài quan trọng của họ này. Nó đã được sử dụng làm thuốc từ lâu đời ở các nước Đông Nam Á. Hiện loài cây này đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu vì tác dụng chữa bệnh của nó. Ở Thái Lan, Xương khỉ để điều trị viêm da và tổn thương do virus gây ra.

2. Đặc điểm của cây

Xương khỉ là một loại cây cỏ sống lâu năm. Cây có thể cao tới 1 m với các cành hình lưỡi liềm. Thân cây hình trụ, có vân sáng lấp lánh. Lá đơn giản, mọc đối, hình elip thuôn dài hoặc hình mũi mác hẹp (2,5 – 13,0 cm × 0,5 – 1,5 cm). Cả hai bề mặt của lá đều có màu đỏ khi còn non sau đó sáng lên. Gốc lá chụm lại, tròn tù hoặc cụt, thường xiên. Cuống lá dài 3 – 15 mm. Hoa có màu vàng xám hoặc vàng lục.

Cây xương khỉ. (a) toàn bộ cây; (b) lá; (c) lá có thân.
Cây xương khỉ: (a) toàn bộ cây, (b) lá, (c) lá có thân.

3. Thành phần hóa học trong cây

Các nghiên cứu về hoá thực vật cho thấy C. nutans chứa một loạt các hợp chất hoạt tính sinh học. Các hợp chất quan trọng là stigmasterol (1), lupeol (2), b – sitosterol (3), belutin và myricyl alcohol. Ngoài ra có 6 flavon C – glycosyl đã biết được phân lập từ chiết xuất metanol của cây xương khỉ này ở Thái Lan. Chúng là vitexin (4), isovitexin(5), schaftoside (6), isomollupentin 7- O – b-glucopyranoside (7), orientin (8) và isoorientin (9).

Cấu trúc của các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau từ Xương khỉ
Cấu trúc của các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau từ Xương khỉ

4. Các tác dụng dược lý

4.1. Hoạt động chống viêm

C. nutans đã được sử dụng làm chất chống viêm để điều trị vết côn trùng cắn. Nó còn có tác dụng trên các phản ứng dị ứng cũng như các biện pháp khắc phục các tổn thương do Herpes simplex và VZV. Tác dụng kháng viêm của chiết xuất methanol (rượu) của lá đã được thử nghiệm bằng cách sử dụng tại chỗ với liều lượng 3, 6, 9 mg/20 μL axeton trên mô hình chuột viêm cấp bằng carrageenan. Kết quả cho thấy giảm đáng kể khối lượng chân chuột.

Chiết xuất 80% ethanol từ phần trên không của cây này cho thấy sự ức chế đáng kể đối với việc tạo ra anion superoxide và giải phóng elastase bởi các bạch cầu trung tính được hoạt hóa. Nghiên cứu tương tự cũng báo cáo rằng sự gia tăng các chỉ số tuyến ức, nồng độ IL-2 và IFN-γ trong huyết thanh cho thấy khả năng kháng u và đặc tính điều hòa miễn dịch của C. nutans trên mô hình chuột mang khối u gan HepA.

Xem thêm bài viết: Cây Ba chẽ: Loài thực vật chữa rắn cắn

4.2. Hoạt động kháng virus, kháng khuẩn

Chiết xuất lá Xương khỉ cho thấy ức chế 50% các hoạt động của HSV-1 và HSV-2 ở nồng độ 100 μg/mL.

Ngoài ra, các chiết xuất từ lá Xương khỉ cũng được thử nghiệm tác dụng chống lại Bacillus cereus, Escherichia coli, Salmonella enterica TyphimuriumCandida albicans trên in vitro qua phương pháp đo MIC. Kết quả cho thấy sự ức chế đối với tất cả các vi sinh vật được thử nghiệm.

4.3. Hoạt động chống oxy hóa

Sự hiện diện của alkaloids, flavonoid và flavon cũng có thể là một lý do có thể cho hoạt động chống oxy hoá diễn ra tích cực hơn. Hoạt động chống oxy hoá của Xương khỉ thông qua việc loại bỏ tận gốc của các chất chiết xuất từ cloroform, methanol.

5. Sử dụng trong Y học cổ truyền

Theo quan điểm thực vật học cây Xương khỉ (C. nutans Burm. F.) Lindau và cây bìm bịp (Clinacanthus siamensis Bremek) là hai loài khác nhau và thường bị nhầm lẫn do hình thái giống nhau. Hai loài này có một số đặc tính dược lý, khía cạnh phân tử và con đường chống virus Herpes simplex (HSV) loại 1 và loại 2 khác nhau.

Ở các nước Đông Nam Á, cây Xương khỉ được công nhận là có tác dụng chống nọc độc rắn. Các nghiên cứu hiện đại chứng minh, tác dụng này có được do đặc tính chống ly giải tế bào của Xương khỉ. Bên cạnh đó, các thầy thuốc Y học cổ truyền còn sử dụng để điều trị một số bệnh như mề đay, bọ cạp và côn trùng cắn. Ngoài ra, Xương khỉ còn được biết đến với công dụng hạ sốt và lợi tiểu.

Xương khỉ có nhiều tiềm năng trong y học cổ truyền để điều trị mề đay, mẩn ngứa ngoài da
Xương khỉ có nhiều tiềm năng trong Y học cổ truyền để điều trị mề đay, mẩn ngứa ngoài da

Các nghiên cứu dược lý đã chứng minh rằng cây này có một loạt các hoạt tính kháng khuẩn. Đặc biệt là điều trị mụn rộp sinh dục và các tổn thương do virus varicella-zoster (VZV) được chẩn đoán ở những người bị suy giảm miễn dịch.

Ở Trung Quốc, Xương khỉ được dùng để điều trị tình trạng viêm như tụ máu, đụng dập, bong gân chấn thương và bệnh thấp khớp. Những bác sĩ Y học cổ truyền ở Indonesia và Thái Lan điều chế thuốc từ Xương khỉ để điều trị bệnh kiết lỵ.

6. Kinh nghiệm sử dụng

  • Ở Malaysia, lá tươi được đun sôi với nước và uống như trà thảo mộc.
  • Ở Thái Lan, dịch chiết cồn của lá tươi được dùng ngoài để điều trị mẩn ngứa ngoài da, vết rắn và côn trùng cắn. Một tác dụng khác được nghiên cứu gần đây là HSV và các tổn thương do VZV. Đôi khi lá được dùng làm nguyên liệu thô hoặc trộn với nước táo, mía hoặc trà xanh và cung cấp dưới dạng thức uống tươi.
  • Ở Indonesia, đun sôi một nắm lá tươi trong năm ly nước cho đến khi còn khoảng 3 ly được sử dụng trong mề đay mạn. Đun sôi 7 – 21 lá tươi trong hai ly nước cho đến khi nước cạn còn một ly. Dùng hai lần mỗi ngày trong điều trị tiểu đường.

7. Độc tính của cây

Năm 2013, Ping và cộng sự nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của chiết xuất lá cây Xương khỉ. Chuột cái Sprague Dawley được cho uống chiết xuất trên với liều lượng 300 mg/kg, 600 mg/kg và 900 mg/kg mỗi ngày trong 14 ngày. Kết quả không cho thấy tác dụng độc đối với gan và thận.Ngoài ra, có nghiên cứu báo cáo rằng chiết xuất ethanolic của lá Xương khỉ ở liều cao nhất 1,3 g/kg dùng đường uống, tiêm dưới da hoặc trong màng bụng cũng không tạo ra bất kỳ dấu hiệu nhiễm độc cấp tính nào ở chuột.

Xương khỉ đã được sử dụng rộng rãi làm thuốc cổ truyền ở một số quốc gia Đông Nam Á. Flavonoid là các hợp chất hoạt tính sinh học chính của Xương khỉ. Toàn cây Xương khỉ được sử dụng trong điều trị và ngăn ngừa một số bệnh. Đặc biệt là đối với nhiễm virus, ung thư và viêm da do côn trùng cắn. Hơn nữa, Xương khỉ là một loại cây ít độc tính, chưa có báo cáo về tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị bệnh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. S.K. Sharma, Plant taxonomy (2nd ed.), Pacific Book International, New Delhi (2011), p. 414.

  2. Y.K. Yong, J.J. Tan, S.S. Teh, S.H. Mah, G.C.L. Ee, H.S. Chiong, et al.Clinacanthus nutans-extracts are antioxidant with antiproliferative effect on cultured human cancer cell lines, J Evid Based Complement Altern Med, 2013 (2013), p. 462751.

  3. P. Wanikiat, A. Panthong, P. Sujayanon, C. Yoosook, A.G. Rossi, V. Reutrakul, The anti-inflammatory effects and the inhibition of neutrophil responsiveness by Barlerialupulina and Clinacanthus nutans extracts, J Ethnopharmacol, 116 (2) (2008), pp. 234-244.

  4. Lindau (2008). South China botanical garden: Clinacanthus nutans (Burm.)

  5. P. Wanikiat, A. Panthong, P. Sujayanon, C. Yoosook, A.G. Rossi, V. ReutrakulThe anti-inflammatory effects and the inhibition of neutrophil responsiveness by Barlerialupulina and Clinacanthus nutans extracts, J Ethnopharmacol, 116 (2) (2008), pp. 234-244.

  6. D. Huang, W. Guo, J. Gao, J. Chen, J.O. OlatunjiClinacanthus nutans (Burm. f.) Lindau ethanol extract inhibits hepatoma in mice through upregulation of the immune response, Molecules, 20 (9) (2015), pp. 17405-17428.

  7. K. Teshima, T. Kaneko, K. Ohtani, R. Kasai, S. Lhieochaiphant, C. Picheansoonthon, et al.C-glycosyl flavones from Clinacanthus nutans, Nat Med, 51 (6) (1997), p. 557.

  8. P. Kunsorn, N. Ruangrungsi, V. Lipipun, A. Khanboon, K. Rungsihirunrat, The identities and anti-herpes simplex virus activity of Clinacanthus nutans and Clinacanthus siamensis, Asian Pac J Trop Biomed, 3 (4) (2013), pp. 284-290.

  9. S. Sakdarat, A. Shuyprom, T.D.N. Ayudhya, P.G. Waterman, G. Karagianis, Chemical composition investigation of Clinacanthus nutans Lindau leaves, Thai J Phytopharm, 13 (2) (2006), pp. 13-24.

  10. R.R. Watson, V.R. PreedyBotanical medicine in clinical practice, CAB International Cambridge, Cambridge (2008), p. 819.

  11. X.W. P'ng, G.A. Akowuah, J.H. Chin, Evaluation of the sub-acute oral toxic effect of methanol extract of Clinacanthus nutans leaves in rats, J Acute Dis, 2 (1) (2013), pp. 29-32.

  12. P. Chavalittumrong, A. Attawish, P. Rugsamon, P. Chuntapet, Toxicological study of Clinacanthus nutans (Burm. f.) Lindau, Bull Dep Med Sci, 37 (4) (2013), pp. 323-338.

  13. Alam, A., Ferdosh, S., Ghafoor, K., Hakim, A., Juraimi, A. S., Khatib, A., & Sarker, Z. I. (2016). Clinacanthus nutans: A review of the medicinal uses, pharmacology and phytochemistry. Asian Pacific journal of tropical medicine, 9(4), 402-409.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người