YouMed

Liệu bạn đã biết vì sao châm cứu có thể chữa bệnh?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên
Tác giả: ThS.BS Nguyễn Thị Lệ Quyên
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc khác nhận được nhiều sự quan tâm. Châm cứu được lựa chọn dể điều trị nhiều bệnh vì hiệu quả cao và ít tác dụng phụ. Đặc biệt ứng dụng trong điều trị các bệnh lý đau, liệt và thời gian mắc bệnh dài. Cùng YouMed tìm hiểu về cơ chế tác dụng cũng như châm cứu chữa bệnh gì, châm cứu gồm những loại hình nào?

Tổng quan về châm cứu

Châm cứu là gì?

Châm cứu là từ ghép từ các từ đơn là “châm” và “cứu”.

Châm là phương pháp sử dụng kim tác động trên huyệt vị. Căn cứ vào tình trạng bệnh mà thầy thuốc dùng các thủ pháp phù hợp nhằm điều hòa khí huyết, giải quyết tình trạng bế tắc gây khó chịu cho người bệnh.

Cứu là dùng sức nóng từ việc đốt điếu ngải làm từ lá ngải để kích thích huyệt vị.

Châm cứu khi kết hợp với nhau đều nhằm mục đích phòng và chữa bệnh.

Châm cứu chữa bệnh
Châm cứu chữa bệnh được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng điều trị

Cơ chế tác dụng của châm cứu chữa bệnh

Cơ chế của châm cứu chữa bệnh được nhìn dưới hai góc độ sau:

Tác dụng theo Y học cổ truyền của châm cứu chữa bệnh

Châm cứu giúp cân bằng âm dương

Theo YHCT, nguồn gốc của bệnh tật là do mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Khi âm dương cân bằng, cơ thể mới khỏe mạnh. Chữa bệnh bằng châm cứu giúp điều hòa âm dương hay giúp âm dương quân bình. Chẳng hạn khi hư thì bổ, thực thì tả, bệnh thuộc nhiệt thì châm, thuộc hàn thì cứu. Mục đích là tái lập lại sự cân bằng âm dương. Nhờ đó, cơ thể mới tồn tại và khỏe mạnh.

Điều hòa hoạt động kinh lạc

Hệ kinh lạc bao gồm đường kinh nối từ tạng phủ ra da và lạc nối các đường kinh với nhau tạo thành hệ thống chằng chịt khắp cơ thể. Trong đường kinh có kinh khí vận hành để nuôi dưỡng cơ quan tạng phủ. Mỗi đường kinh có tính chất và hoạt động tùy vào công năng của tạng phủ mà nó xuất phát và mang tên.

Châm cứu được chứng minh giúp điều hòa hoạt động của khí huyết trong các đường kinh. Chắc hạn khi có huyết ứ, khí trệ… châm cứu giúp giải quyết tình trạng tắc nghẽn và làm khí huyết lưu thông bình thường. Do đó, châm cứu giúp chữa bệnh thông qua điều hòa hoạt động kinh lạc.

Tác dụng theo học thuyết thần kinh của châm cứu chữa bệnh

Theo học thuyết thần kinh, đường đi của kinh mạch gần như trùng với đường đi của dây thần kinh. Các nghiên cứu chia huyệt thành 3 loại:

  • Loại 1 ứng với điểm vận động cơ.
  • Loại 2 nằm trên điểm giao nhau của sợi thần kinh.
  • Loại 3 thuộc đám rối thần kinh bề mặt.

Cả 3 loại huyệt đều là nơi tập trung của đầu mút thần kinh (thụ cảm thể). Châm cứu tạo ra cung phản xạ mới có tác dụng ức chế hoặc phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Từ đó, giúp giải quyết triệu chứng bệnh.

Dựa vào vị trí tác dụng của nơi châm có thể chia ra 3 loại phản ứng của cơ thể. Từ đó, giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu:

Phản ứng tại chỗ

Châm cứu tạo cung phản xạ mới ức chế cung phản xạ bệnh lý như: giúp giảm đau, giảm co thắt cơ. Trong cùng thời gian ở nơi nào đó của hệ thần kinh trung ương. Khi hai luồng xung động của hai kích thích đưa tới. Kích thích nào có xung động mạnh và liên tục sẽ kéo các xung động và dập tắt kích thích kia.

Khi châm cứu, kích thích phải đạt ngưỡng mà y học cổ truyền gọi là đắc khí. Đồng thời, cần tăng cường độ kích thích để ức chế cảm giác đau bệnh lý. Điều này giúp giải thích tác dụng giảm đau của châm cứu trên A thị huyệt và vùng lân cận.

Châm cứu đúng huyệt sẽ tạo cảm giác đắc khí như: tức nặng, da vùng châm đỏ ửng, cảm giác kim bị hút chặt xuống. Khi đạt được hiệu quả này, các triệu chứng bệnh sẽ giảm nhanh chóng.

Phản ứng tiết đoạn

Khi nội tạng có tổn thương bệnh lý sẽ biểu hiện bằng thay đổi cảm giác vùng da cùng tiết đoạn. Châm cứu kích thích vào huyệt vùng da đó giúp điều chỉnh rối loạn bệnh lý của tạng phủ trong cùng tiết đoạn. Ví dụ: châm Vị du có thể cắt cơn đau dạ dày, châm Phế du có thể cắt cơn hen.

Phản ứng toàn thân

Trong châm cứu, có thể dùng huyệt không cùng vị trí đau và tiết đoạn với cơ quan bị bệnh. Điều này liên quan đến các phản ứng toàn thân. Châm cứu gây những biến đổi về thể dịch và nội tiết, chất trung gian hóa học như:

  • Tăng số lượng bạch cầu.
  • Tăng tiết opiat nội sinh giúp làm giảm đau.
  • Tăng tiết kích thích tố ACTH.
  • Tăng số lượng kháng thể.

Từ đó, giúp giảm đau và điều chỉnh các rối loạn do đau. Điều này giải thích khả năng chữa bệnh của châm cứu

Các loại hình châm cứu chữa bệnh

Vậy, châm cứu chữa bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu qua từng phương pháp châm cứu sau đây.

Hào châm

Là phương pháp châm cứu bằng tay, sử dụng kim với kích cỡ và chất liệu khác nhau kích thích vào huyệt vị trên hệ kinh lạc. Đây là kĩ thuật châm cứu phổ biến và có lịch sử lâu đời nhất.

Một số lưu ý khi thực hiện kĩ thuật hào châm điều trị đau:

  • Công thực huyệt phải phù hợp với pháp trị y học cổ truyền.
  • Châm kim phải đúng vùng huyệt cần châm.
  • Châm phải đạt cảm giác đắc khí. Các nghiên cứu đã chứng minh tác dụng điều trị của châm cứu liên quan mật thiết đến cảm giác đắc khí. Cảm gác này tăng lên khi kim được vê, búng hoặc lên xuống, giúp tăng tác dụng điều trị.

Nhĩ châm

Nhĩ châm là hình thức khác của châm cứu. Đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc bằng cách sử dụng kim châm tại vị trí huyệt tương ứng với bộ phận cơ thể trên loa tai.

Thực tế lâm sàng cho thấy: khi cơ thể có bệnh, tại vị trí loa tai có quan hệ với nơi bệnh, xuất hiện vùng phản ứng bệnh lý. Điểm hoặc vùng này xuất hiện từ lúc có bệnh đến khi khỏi. Hai tính chất của điểm phản ứng này là ấn đau và điện trở da thấp. Bệnh càng nặng, cảm giác ấn đau vùng này càng rõ và điện trở càng thấp. Khi bệnh giảm hoặc khỏi, cảm giác ở điểm này giảm, điện trở da cũng trở về bình thường.

Nhĩ châm có tác dụng điều chỉnh các rối loạn bệnh lý tương tự như các phương pháp châm cứu khác.

Điện châm

Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp giữa tác dụng chữa bệnh của châm cứu với tác dụng của dòng điện.

Hiện nay các loại máy phát xung điện có tính năng ổn định, an toàn, thao tác dễ, đơn giản. Điện châm có tác dụng làm giảm đau, kích thích hoạt động cơ yếu liệt, tăng cường dinh dưỡng các tổ chức, giảm viêm…

Mai hoa châm

Mai hoa châm là phương pháp dùng kim hoa mai (5 – 7 chiếc kim nhỏ cắm vào đầu cán gỗ) gõ trên mặt da. Tác dụng điều trị của mai hoa châm cũng tương tự các phương pháp châm cứu khác. Phương pháp này phù hợp với các bệnh như:

Đau đầu, rối loạn giấc ngủ, suy nhược thần kinh.

Đau thần kinh liên sườn, liệt dây thần kinh VII.

Đau dạ dày, tiêu hóa kém

Đau bụng kinh.

Mãng châm

Đây là phương pháp sử dụng kim to, dài châm vào huyệt. Mãng châm là châm xuyên từ huyệt này sang huyệt kia trên cùng đường kinh hoặc trên hai đường kinh khác nhau. Phương pháp này giúp điều khí nhanh, mạnh nên có tác dụng chữa chứng bệnh khó như đau, liệt…

Thủy châm

Thủy châm hay còn được hiểu là tiêm thuốc vào huyệt. Đây là phương pháp chữa bệnh kết hợp Đông – Tây y, phối hợp tác dụng chữa bệnh của châm kim với tác dụng của thuốc tiêm.

Có những loại thuốc tiêm tác dụng toàn thân. Đồng thời có loại tác dụng tăng cường và du y trì kích thích của châm kim vào huyệt. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

Thủy châm
Thủy châm là phương pháp phối hợp tác dụng chữa bệnh của châm kim với tác dụng của thuốc tiêm

Cấy chỉ

Cấy chỉ củng là phương pháp châm cứu kết hợp giữa y học cổ truyền và hiện đại. Phương pháp này được tiến hành bằng cách dùng chỉ catgut tự tiêu vùi vào huyệt để phòng và chữa bệnh. Trong quá trình tự tiêu sẽ tạo ra kích thích cơ học lên huyệt, phát huy tác dụng chữa bệnh của huyệt đó. Hiệu quả kéo dài tử 10 – 14 ngày tùy loại chỉ.

Ôn châm

Ôn châm cũng là hình thức khác của châm cứu. Đây là phương pháp vừa châm vừa cứu trên huyệt. Thường dùng trong các bệnh lý có tính hàn chứng.

ôn châm
Ôn châm là phương pháp vừa châm vừa cứu trên huyệt.

Châm cứu chữa được những bệnh lý nào?

Châm cứu chữa bệnh thuộc các chứng đau cấp và mạn tính:

  • Vùng đầu mặt

Đau đầu căng cơ, đau đầu migraine, đau sau nhổ răng khôn…

  • Bệnh thuộc hệ thống vận động:

Thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, bong gân, viêm quanh khớp vai, viêm cân mạc, thoái hóa cột sống.

Viêm khớp dạng thấp.

  • Đau sau phẫu thuật.
  • Đau thượng vị.
  • Đau bụng kinh.
  • Điều chỉnh các rối loạn cơ năng của cơ thể: rối loạn chức năng thần kinh tim, mất ngủ không rõ nguyên nhân, chán ăn, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, bí tiểu chức năng, nấc, hội chứng suy nhược mạn, trầm cảm…
  • Liệt: liệt nửa người sau đột quỵ, liệt dây thần kinh III, IV, V, VI, VII, liệt dây thanh…
  • Giảm tác dụng phụ do xạ – hóa trị.

Lưu ý đối với trường hợp không chống chỉ định châm cứu

Trong quá trình châm cứu, nếu người bệnh cảm thấy:

  • Mệt mỏi
  • Khó chịu
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Vã mồ hôi

Người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời. Người bệnh cần khai rõ tiền sử bệnh cho bác sĩ điều trị: các rối loạn đông máu, rối loạn nhịp… để có hướng điều trị thích hợp.

Châm cứu là phương pháp điều trị an toàn, mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn. Người bệnh có thể an tâm sử dụng liệu pháp này tại cơ sở y tế uy tín với các bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Phan Quang Chí Hiếu, Châm cứu học tập 1

  2. How does acupuncture work?https://www.medicalnewstoday.com/articles/156488

    Ngày tham khảo: 12/06/2021

  3. Acupuncture treatment for pain: systematic review of randomised clinical trials with acupuncture, placebo acupuncture, and no acupuncture groupshttps://www.bmj.com/content/338/bmj.a3115.abstract

    Ngày tham khảo: 12/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người