YouMed

Liệu bạn đã biết chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là bao nhiêu?

Bác sĩ NGUYỄN VĂN HUẤN
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn
Chuyên khoa: Thần kinh

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh khá phổ biến ở nhiều sản phụ. Các biến chứng bệnh lý đặc biệt nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là bao nhiêu và bao nhiêu là nguy hiểm? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây cùng bác sĩ của YouMed.

Khái niệm chỉ số tiểu đường thai kỳ

Trước khi tìm hiểu chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là bao nhiêu, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm này. Chỉ số tiểu đường thai kỳ mức đường huyết của thai phụ. Đây chính là chỉ số phản ánh hàm lượng đường (glucose) trong máu trong thời kỳ mang thai.

Đái tháo đường (tiểu đường) thai kỳ thường được chẩn đoán ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu nồng độ glucose trong máu vượt mức cho phép thì thai phụ được nghi ngờ có bệnh tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là như thế nào?

Cho dù thai phụ bị tiểu đường trước hoặc sau khi mang thai thì cũng cần phải theo dõi chặt chẽ mức đường huyết. Việc kiểm soát chặt chẽ sẽ giúp các mẹ bầu tránh được các biến chứng tiểu đường thai kỳ cũng như các vấn đề sức khỏe lâu dài cho cả mẹ và bé.

Các thai phụ nên kiểm tra lượng đường huyết bao lâu một lần?

Tùy vào mức độ biểu hiện cũng như cơ địa mỗi người sẽ có tần suất kiểm tra đường huyết khác nhau.

  • Đối với thai phụ mắc tiểu đường trước khi mang thai: Kiểm tra đường huyết trước và sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Bị tiểu đường trong khi mang thai: Kiểm tra đường huyết trước bữa ăn sáng và sau mỗi bữa ăn; Bác sĩ có thể cho bạn biết bạn nên kiểm tra bao lâu sau khi ăn.
  • Nếu đang mang thai và mắc bệnh tiểu đường type 1, có thể phải kiểm tra đường huyết vào nửa đêm, khoảng 3 giờ sáng. Bác sĩ cũng khuyên nên kiểm tra nồng độ ceton trong nước tiểu lúc đói.

Khi bị tiểu đường thai kỳ, bạn cần đi khám bác sĩ ít nhất một lần một tháng để kiểm soát mức đường huyết chặt chẽ. Có thể thường xuyên hơn là một lần mỗi tuần.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn ở sản phụ

Theo Hiệp Hội Đái tháo Đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là:

  • Đường huyết đói: ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l).
  • Đường huyết sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l).
  • Đường huyết sau ăn 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l).

Sau khi thực hiện các xét nghiệm, nếu có ≥2 kết quả bất thường thì thai phụ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu thì nguy hiểm?

Chỉ số tiểu đường trong lần khám đầu tiên

Khi có nghi ngờ tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm để chẩn đoán:

  • Đường huyết đói.
  • HbA1C.
  • Đường huyết ngẫu nhiên.

Chẩn đoán thai phụ đái tháo đường trên lâm sàng khi 1 trong các yếu tố sau thỏa:

  • Đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L.
  • HbA1c > 6,5%.
  • Đường huyết ngẫu nhiên > 11,1mmol/L.

Nếu đường huyết lúc đói từ 5,1 – 7,0mmol/L, thai phụ sẽ được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ. Khi đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L thì phải đợi đến tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ để làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn
Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn phải được xét nghiệm trong lần khám đầu tiên

Khám ở tuần 24 – 28 của thai

Sản phụ có đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L sẽ phải thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose vào tuần 24 – 28 của thai kỳ.

Cách thực hiện:

  • Đo nồng độ glucose máu khi đói.
  • Sau đó uống khoảng 75g glucose trong vòng 5 phút.
  • Bác sĩ sẽ lấy máu để đo nồng độ glucose huyết sau 1 – 2 giờ sau khi uống.

Kết quả xét nghiệm glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L: bị đái tháo đường lâm sàng. Thai phụ có đái tháo đường thai kỳ khi có ≥1 trong 3 yếu tố sau:

  • Glucose máu lúc đói ≥ 5,1 mmol/L.
  • Sau 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L.
  • Sau 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L.

Nếu cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị trên, thai phụ không mắc tiểu đường thai kỳ.

Phòng ngừa tiểu đường trong thời kỳ mang thai

Mẹ bầu vẫn có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng những cách sau:

Vận động thường xuyên vừa phải

Việc tập thể dục, vận động sẽ làm các tế bào khác trong cơ thể tăng sử dụng đường trong máu. Từ đó làm giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, các mẹ bầu chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng, giữ nhịp tim ổn định không vượt ngưỡng 140 lần/phút.

Các bác sĩ khuyên nên luyện tập 30 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, giảm nguy cơ tiểu đường, khắc phục triệu chứng đau lưng…

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn
Mẹ bầu nên vận động thường xuyên vừa phải để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh là một trong các phương pháp phòng bệnh tiểu đường thai kỳ. Các mẹ bầu nên bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo. Đặc biệt, thai phụ nên ăn các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Chú ý không bỏ bữa cũng như kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Duy trì cân nặng ổn định

Tăng cân khi mang thai là hiện tượng bình thường. Nhưng tăng cân quá nhiều có thể gây nên hiện tượng kháng insulin. Vì vậy bạn cần kiểm soát cân nặng để không tăng cân quá mức khi mang thai. Mẹ bầu không nên tăng trên 12 – 14 kg. Nếu có thể, bạn nên giảm cân trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, nhiều năng lượng và tự tin hơn.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn
Thai phụ nên giữ câng nặng hợp lý để phòng ngừa tiểu đường

Kiểm tra định kỳ

Việc kiểm soát đường huyết ổn định sẽ giúp theo dõi những biến động của cơ thể. Ngoài ra, việc kiểm tra thai định kỳ cũng giúp theo dõi sức khỏe mẹ và bé, tầm soát các vấn đề sức khỏe liên quan đến cả mẹ và bé.

Chế độ nghỉ ngơi phù hợp

Trong thời gian thai nghén, mẹ bầu nên nghỉ ngơi, hạn chế làm việc. Đồng thời để tâm trạng thoải mái, vui vẻ, không lo lắng, stress, buồn chán sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh hơn, phòng ngừa tiểu đường thai kỳ.

Trên đây là bài viết của YouMed về bệnh lý tiểu đường thai kỳ, chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn. Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu đã chuẩn bị cho mình một tâm lý cũng như một kế hoạch mang thai khỏe mạnh hơn. Khi mang thai, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người thân cần đưa thai phụ đi khám ngay để kịp thời xử lý.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Blood Sugar Levels for Pregnant Women With Diabeteshttps://www.webmd.com/diabetes/gestational-diabetes-guide/normal-blood-sugar-levels-chart-pregnant-women

    Ngày tham khảo: 09/07/2021

  2. Normal Blood Sugar Levels During Pregnancy Chart

    https://diabetestalk.net/diabetes/normal-blood-sugar-levels-during-pregnancy-chart

    Ngày tham khảo: 09/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người