YouMed

Tiêm ngừa uốn ván khi bị chuột cắn và những thông tin cần biết

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Khi bị chuột cắn thì khả năng bị uốn ván cao hơn? Nếu sau khi bị chuột cắn chích ngừa uốn ván có hiệu quả không? Tiêm phòng sau khi tiêm phòng vắc xin uốn ván cần phải lưu ý những điều gì để đảm bảo an toàn? Hãy cùng YouMed theo dõi vấn đề được phân tích trong bài viết dưới đây nhé!

Nguy cơ mắc bệnh khi bị chuột cắn

Nguy cơ nhiễm bệnh sau khi bị chuột cắn
Nguy cơ nhiễm bệnh sau khi bị chuột cắn

Khi ngủ không mắc màn (mùng) sẽ tạo cơ hội để chuột bò vào và cắn vào chân, ngón tay và gây ra tình trạng chảy máu. Rất nhiều người chủ quan không đến khám để kiểm tra xem có nhiễm bệnh gì hay không và để lại các hậu quả nặng nề. Có thể bạn không biết nhưng sau khi bị chuột cắn có thể gây ra

  • Bệnh sốt do chuột cắn
    + Đây là bệnh do động vật truyền sang người
    + Vi trùng có thể lây nhiễm thông qua các vết cắn, vết cào của các con vật thuộc bộ gặm nhấm. Đặc biệt, loài động vật được đề cập ở đây là chuột hoặc các con vật nuôi trong nhà (chó, mèo…). Dựa theo căn nguyên và các biểu hiện lâm sàng chúng ta có thể phân biệt
    **** Bệnh Sodoku bị gây nên bởi Spirillum minus (do Nhật Bản mô tả)
    **** Bệnh sốt Haverhill gây nên bởi Streptobacillus moniliformis (do Mỹ mô tả)
  • Ngoài ra, có thể bị nhiễm hantavirus
    + Đây là bệnh do chuột truyền qua chất thải như phân, nước tiểu, nước bọt của chuột.
    + Các triệu chứng có thể gặp phải như sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu, hạ huyết áp, tiểu ít, suy thận, xuất huyết dưới da.
    + Lưu ý: nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong với tỉ lệ tử khoảng 5%.
  • Thông qua bọ chét trên chuột có thể gây nhiễm bệnh dịch hạch
  • Bệnh uốn ván
    + Đây là bệnh nhiễm trùng, gây nhiễm độc toàn thân do trực khuẩn Clostridium tetani gây nên
    + Tuy nhiên, tỉ lệ lây từ chuột sang người rất thấp.

Có phải tiêm ngừa uốn ván khi bị chuột cắn?

Chuột cắn chích ngừa uốn ván có hiệu quả không? Theo bác sĩ, sau khi bị chuột cắn tùy vào từng loại chuột hoặc biểu hiện bệnh cụ thể của người bệnh mà có thể xác định được liệu có nên hay không nên tiêm ngừa để phòng biến chứng.

Trước hết, chuột được xem là một trong những vật chủ trung gian lây truyền nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người. Đặc biệt là bệnh sốt chuột

Tại Việt Nam, cũng có các báo cáo ghi nhận về việc chuột cắn lây bệnh dại cho người. Tuy nhiên, trường hợp này là rất hiếm. Không những vậy, chuột cũng được xem là căn nguyên khiến người bệnh bị uốn ván.

Theo bác sĩ chuyên khoa, nếu đã tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm gần đây thì việc tiêm phòng sau khi bị chuột cắn là không cần thiết. Lưu ý, đây là hai loại chuột dễ gây bệnh uốn ván nhất.

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu bị chuột cắn mà không nhớ đã từng tiêm phòng uốn ván trước đây. Có thể đến trung tâm y tế dự phòng tại nơi sinh sống để có thể kiểm tra lại lịch sử tiêm phòng. Tại các trung tâm tiêm chủng, bác sĩ/ y tá sẽ kiểm tra và tư vấn đầy đủ cho bạn trước khi quyết định tiêm vắc xin uốn ván hay không.

Bị chuột cắn nhưng chỉ tiêm phòng uốn ván, đã đủ an toàn?

Các bệnh có thể lây truyền sau khi bị chuột cắn

Vết thương chảy máu từ chuột cống, chuột nhắt cắn (không phải chuột nuôi trong nhà như Hamster) thì có thể lây truyền các bệnh sau:

  • Bệnh dại
  • Uốn ván
  • Sốt do nhiễm (Spirillum minus hoặc sốt do Streptobacillus moniliformis)…

Cho đến hiện tại, đã có vắc xin phòng ngừa dại và uốn ván do chuột cắn. Tuy nhiên, các bệnh còn lại thì cần phải theo dõi thêm vì vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa. Lưu ý, sau khi bị chuột cắn thì sẽ người bị cắn sẽ bị nhiễm tất cả các bệnh có thể nhiễm từ chuột. Do đó, không nên quá lo lắng quá và tiếp tục theo dõi sức khỏe kết hợp chăm sóc vết thương cho tốt

Nếu có biểu hiện bất thường như sốt, nổi ban hoặc xuất hiện tình trạng đau cơ… Cần đến bệnh viện để kiểm tra và cung cấp thông tin về việc đã bị chuột cắn cho bác sĩ biết để nắm rõ thông tin trước khi xử trí.

Chăm sóc vết thương sau khi bị chuột cắn

Ngoài việc tìm đến các trung tâm tiêm phòng để chích ngừa vắc xin thì cần phải chú ý đến việc chăm sóc vết thương

  • Vết cắn nhẹ
    + Chỉ cần sát trùng ngay bằng xà phòng đậm đặc. Hoặc sử dụng cồn y tế 70 độ nhiều lần.
    + Không cần đi tiêm ngừa dại nếu không có báo cáo về ca nhiễm bệnh dại do chuột cắn tại địa phương trong thời gian gần đây.
    + Tuy nhiên, nếu cần cũng có thể gặp bác sĩ để được tư vấn tiêm phòng.
  • Trường hợp vết cắn nặng
    + Cần phải tiêm phòng vắc xin dại.
    + Lưu ý nhớ thực hiện tiêm phòng uốn ván kèm theo.

Cách xử trí khi bị chuột cắn

Theo thông tin được cung cấp, khi bị cắn các xoắn khuẩn sẽ theo nước miếng của chuột xâm nhập vào cơ thể con người. Xoắn khuẩn, vi rút này sẽ cư trú ở tinh hoàn, buồng trứng, gan, thận,… Tiếp đó, vi rút sẽ từ từ xâm nhập vào máu gây ra các đợt sốt đột ngột. Không những vậy, các ổ dịch này dần dần phát tán đi toàn bộ cơ thể khiến sức đề kháng của bệnh bị suy giảm dẫn đến các biến chứng nặng nề. Nguy hiểm nhất là gây ra tình trạng tử vong.

Khi có vết thương bị chuột cắn, cần phải biết cách chăm sóc y tế một cách khoa học nhất. Theo bác sĩ, khi bị chuột cắn cần phải xử trí như sau:

  • Đầu tiên, cần rửa sạch bằng nước lạnh và xà phòng. Tiếp đó đem sát trùng vết thương bằng oxy già hoặc cồn povidin
  • Sau đó phải đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và đánh giá cẩn thận.
  • Chuột rất hiếm khi gây bệnh dại nên người bị chuột cắn không nhất thiết phải tiêm phòng vắc xin dại.
  • Ngoài ra, cần xây dựng một môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng.
  • Cần phải tiêm phòng uốn ván. Việc tiêm phòng giúp đảm bảo giảm nguy cơ mắc bệnh uốn ván.

Tóm lại, sau khi bị chuột cắn cần phải xử trí vết thương một cách cẩn thận. Sau đó, cần đưa người bị cắn đến bệnh viện thăm khám cẩn thận. Điều này giúp đánh giá xem sau khi chuột cắn chích ngừa uốn ván có hiệu quả để phòng bệnh hay không. Lưu ý tình trạng sau tiêm để theo dõi sức khỏe cẩn thận nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.healthline.com/health/bit-by-a-mouse
  2. https://www.verywellhealth.com/how-to-treat-rat-bites-1298270
  3. https://www.wbhealth.gov.in/uploaded_files/IDSP/Animal_Bite_Management_Guideline_F.A_.Q_._.pdf

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người