Mũi tiêm đầu tiên và nhắc lại của vắc xin sởi – quai bị – rubella MMR II
Nội dung bài viết
Sởi – quai bị – rubella là các bệnh do vi-rút gây ra và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Chúng ta cần phải biết đến lịch tiêm vắc xin như là mũi tiêm đầu tiên cũng như mũi tiêm nhắc lại của vắc xin sởi – quai bị – rubella để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Hãy cùng Dược sĩ Hoàng Thủy Tiên tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Lịch tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella cho trẻ
Vắc-xin sởi quai bị rubella MMR được chỉ định cho đối tượng chưa được tiêm phòng sởi – quai bị – rubella. Mũi tiêm đầu tiên và tiêm nhắc lại của vắc xin sởi – quai bị – rubella được trình bày theo lịch sau đây:
Trẻ em nên được tiêm 2 liều vắc-xin MMR 0.5 ml:1
- Liều thứ 1: từ 12 đến 15 tháng tuổi.
- Liều thứ 2: từ 4 đến 6 tuổi.
Trong trường hợp có dịch sởi, trẻ nên được tiêm 3 liều MMR 0.5 ml:
- Liều thứ 1: trẻ từ 9 tháng tuổi hoặc 6 đến 12 tháng tuổi.
- Liều thứ 2: 6 tháng sau, khi trẻ 15 tháng tuổi.
- Liều thứ 3: 4 năm sau, khi trẻ từ 4 – 6 tuổi.
Lưu ý:1
- Trong trường hợp trẻ em từ 6 đến 11 tháng tuổi du lịch nước ngoài, nên được tiêm ít nhất một mũi trước khi đi. Sau đó, đối tượng trẻ em này vẫn nên tiếp tục tiêm 2 liều MMR 0.5 ml sau 12 tháng tuổi.
- Trẻ em trên 12 tháng tuổi nên được tiêm cả 2 mũi trước khi du lịch nước ngoài.
Tiêm mũi đầu tiên cho trẻ vào lúc nào?
Mũi đầu tiên của trẻ tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella MMR II:1
- Mũi 1: từ 12 đến 15 tháng tuổi
- Ở khu vực có dịch sởi, trẻ nên tiêm từ 9 tháng tuổi hoặc 6 đến 12 tháng tuổi.
- Đối với trẻ em từ 6 đến 11 tháng tuổi đi du lịch nước ngoài thì cần tiêm ít nhất một mũi.
Tiêm sởi – quai bị – rubella mũi nhắc lại khi nào?
Tiêm mũi nhắc lại của vắc xin sởi – quai bị – rubella MMR II:1
- Mũi 2: từ 4 đến 6 tuổi.
- Ở khu vực có dịch sởi, trẻ tiêm mũi 2 vào 6 tháng sau.
- Trẻ em trên 12 tháng tuổi nếu đi du lịch nước ngoài thì cần tiêm đủ 2 mũi.
Thận trọng khi sử dụng vắc xin sởi – quai bị – rubella
Ngoài những lưu ý về lịch tiêm và tiêm mũi nhắc lại của vắc xin sởi – quai bị – rubella, bạn cần thận trọng khi sử dụng vắc xin
1. Lưu ý sau khi tiêm phòng
- Người lớn và trẻ em cần ở lại khu vực theo dõi 30 phút sau khi tiêm vắc xin MMR để xử trí kịp thời nếu có hiện tượng sốc phản vệ sau tiêm.
- Trẻ em sau khi về nhà cần tiếp tục được theo dõi trong 24 – 48 giờ sau tiêm.
- Tuyệt đối không chạm, chườm hay đắp thuốc vào chỗ tiêm.
- Nếu trẻ em sốt sau khi tiêm vắc xin MMR, bạn nên cho trẻ mặc thoáng và uống nhiều nước. Nếu trẻ sốt trên 38,5°C, bạn cần liên hệ với Bác sĩ để tham khảo ý kiến về việc sử dụng thuốc hạ sốt.
- Một số trường hợp sốt do bệnh khác nhưng được phát hiện sau khi tiêm vắc xin, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tiêm vắc-xin sởi có gây sốt nhiều không?
2. Thận trọng khi sử dụng2
- Cần thận trọng đối với người có tiền sử co giật hoặc tổn thương não. Thông báo với bác sĩ nếu xuất hiện trình trạng sốt sau khi tiêm.
- Dị ứng với trứng vì vắc xin này được nuôi cấy trên phôi gà.
- Những người bị giảm tiểu cầu: sau khi tiêm vắc xin này thì mức độ giảm tiểu cầu sẽ nặng hơn.
- Đối với trẻ bị nhiễm HIV không có biểu hiện lâm sàng và đang theo dõi vẫn có thể tiêm phòng vắc xin này, tuy nhiên vẫn phải theo dõi hiệu quả đáp ứng miễn dịch.
- Trẻ em nhiễm lao mà chưa điều trị.
- Phụ nữ đang cho con bú: Cần thận trọng khi tiêm phòng. Vì chưa có thông tin rõ ràng về việc vắc-xin MMR II có bài tiết qua sữa mẹ hay không.
3. Tác dụng phụ2
Bên cạnh việc quan tâm tiêm nhắc lại của vắc xin sởi – quai bị – rubella. Thì trước và sau khi tiêm, những tác dụng phụ có thể xảy ra bạn cần chú ý theo dõi như sau:
- Cảm giác rát bỏng/đau nhói chỗ tiêm.
- Tác dụng phụ ít gặp: sốt trên 38°C, xuất hiện ban đỏ nhẹ trên da.
- Tác dụng phụ hiếm gặp: phản ứng nhẹ tại chỗ, như ban đỏ, căng cứng, đau họng, khó chịu, ngất, dễ bị kích thích. Viêm tuyến mang tai, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
- Phản ứng trên da bao gồm nổi mày đay, co thắt khí phế quản có thể xảy ra ngay cả ở những người không có tiền sử dị ứng.
- Đau cơ, khớp: thoáng qua, thường xảy ra ở phụ nữ ở lứa tuổi trường thành.
4. Chống chỉ định2
- Bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào trong vắc-xin.
- Phụ nữ đang mang thai, tránh mang thai sau 3 tháng khi tiêm.
- Dị ứng với neomycin.
- Đang có bệnh lý sốt hoặc viêm đường hô hấp.
- Bệnh lao đang tiến triển mà chưa được điều trị hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
- Rối loạn về máu, bạch cầu hay u hạch bạch huyết, người có khối u tân sinh ác tính ảnh hưởng tới hệ xương và máu.
- Bị suy giảm miễn dịch tiên phát và thứ phát, tiền sử gia đình có người suy giảm miễn dịch.
Tiêm nhắc lại của vắc xin sởi – quai bị – rubella như thế nào? Bên trên là những điều cần biết về vắc xin sởi – quai bị – rubella MMR II. Để đảm bảo hiệu quả trong việc phòng ngừa thì bạn cần theo dõi mũi tiêm đầu tiên và nhắc lại của vắc xin sởi – quai bị – rubella MMR II. Nếu có bất thường sau khi tiêm chủng hãy liên lạc ngay đến bác sĩ để được hỗ trợ.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
MMR (Measles, Mumps, and Rubella) VIShttps://www.cdc.gov/vaccines/hcp/vis/vis-statements/mmr.html
Ngày tham khảo: 07/07/2023
-
Vắc xin MMR II (Mỹ) phòng bệnh Sởi – quai bị – rubellahttps://vnvc.vn/mmr-ii-vac-xin-phong-3-benh-soi-quai-bi-rubella/
Ngày tham khảo: 07/07/2023